(HBĐT) - 8 bệnh nhân tử vong trong quá trình chạy thận nhân tạo tại Đơn nguyên Thận nhân tạo, Khoa hồi sức tích cực - BVĐK tỉnh là sự cố y khoa nghiêm trọng. Với tinh thần chia sẻ với đau thương, mất mát với các gia đình có người thân tử vong, sớm ổn định tâm lý cho đội ngũ thầy thuốc và bệnh nhân tại BVĐK tỉnh, đồng chí Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình xung quanh sự kiện này. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.



Đồng chí Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế chủ trì buổi làm việc với các cơ quan báo chí thông báo kết luận ban đầu về sự cố y khoa nghiêm trọng tại BVĐK tỉnh ngày 29/5/2017.

PV: Xin đồng chí đánh giá khái quát về sự cố ý khoa nghiêm trọng xảy ra tại BVĐK tỉnh?

Đồng chí Trần Quang Khánh: Sự cố y khoa nghiêm trọng tại Đơn nguyên Thận nhân tạo - Khoa hồi sức tích cực, BVĐK tỉnh xảy ra ngày 29/5/2017 đã làm 8 bệnh nhân tử vong và 10 bệnh nhân phải đưa về Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu, điều trị. Chúng tôi nhận thức rõ sự cố y khoa bất thường này là quá đau sót và rất nghiêm trọng. Ngay sau khi xảy ra sự cố, nhiệm vụ hàng đầu được ngành y tế ráo riết triển khai là tập trung cấp cứu, điều trị, chăm sóc bệnh nhân đang điều trị tại Khoa hồi sức tích cực BVĐK tỉnh và Bệnh viện Bạch Mai. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ và đáp ứng tối đa yêu cầu của Cơ quan Công an trong công tác điều tra và đảm bảo ANTT khu vực Bệnh viện. Mặt khác, với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Bộ Y tế và sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố việc giải quyết hậu quả sự cố đã được triển khai kịp thời. Trên 100 bệnh nhân chạy thận thường quy được bố trí đưa đón để điều trị tại BVĐK TP Hòa Bình và một số Bệnh viện tuyến trên tại Hà Nội. Việc an táng các bệnh nhân tử vong được tổ chức chu đáo an toàn. UBND tỉnh cấp kinh phí mua 12 máy thận nhân tạo cho BVĐK TP Hòa Bình để điều trị cho các bệnh nhân đang chạy thận ở các bệnh viên Trung ương và Hà Nội. Theo đó, tình hình sau sự cố đã dần đi vào ổn định

PV: Làm rõ nguyên nhân của sự cố là mong muốn của dư luận và là trách nhiệm chính của ngành Y tế. Xin đồng chí cho biết kết quả việc điều tra, xác minh sự cố như thế nào?

Đồng chí Trần Quang Khánh: Cùng với việc phối hợp chặt chẽ và đáp ứng tối đa yêu cầu của Cơ quan Công an trong công tác điều tra. Với tinh thần cầu thị, trung thực, khách quan, khoa học, dám làm, dám chịu trách nhiệm, Sở Y tế đã chỉ đạo BVĐK tỉnh thành lập ngay Hội đồng chuyên môn đánh giá sự cố y khoa và báo cáo kết quả họp Hội đồng chuyên môn với Sở Y tế. Ngày 8/6, Hội đồng chuyên môn Sở Y tế do đồng chí Bùi Thu Hằng, Phó Giám đốc Sở Y tế làm Chủ tịch và có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Bạch Mai, BVĐK tỉnh đã họp dựa trên các tài liệu liên quan, hồ sơ bệnh án, ý kiến thảo luận của các thành viên Hội đồng và thống nhất kết luận: Tại thời điểm Hội đồng chuyên môn họp, do chưa đủ căn cứ, cơ sở, bằng chứng khoa học để kết luận chắc chắn nguyên nhân (chưa có kết quả xét nghiệm, phân tích mẫu nước và kết quả khám nghiệm tử thi). Tuy nhiên, Hội đồng chuyên môn nghĩ nhiều đến có sự bất thường của nguồn nước RO sử dụng trong quá trình chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, ngày 8/6, Sở Y tế đã ra Quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 3 CBCC, gồm ông Trương Quý Dương, Giám đốc BVĐK tỉnh; bà Đỗ Thị Điệp, viên chức Khoa Hồi sức tích cực; ông Trần Văn Sơn, viên chức phòng Vật tư - thiết bị. Trong thời gian bị tạm đình chỉ, 3 CBCC trên có trách nhiệm viết báo cáo kiểm điểm, giải trình với các cơ quan liên quan để làm rõ vụ việc về sự cố y khoa tại BVĐK tỉnh xảy ra sáng 29/5/2017.

PV: Qua sự cố trên, ngành y tế rút ra bài học kinh nghiệm gì, thưa đồng chí?

Đồng chí Trần Quang Khánh: Đây là một thảm hoạ, là bài học xương máu và đắt giá đối với ngành y tế tỉnh nhà. Những sự cố ý khoa như thế này, luôn có thể xuất hiện trong mọi hoạt động chuyên môn y tế, do vậy việc triển khai thực hiện các kỹ thuật y khoa phải vô cùng thận trọng, luôn xem xét, rà soát, kiểm tra hết sức kỹ lưỡng các khâu trong toàn bộ quá trình thực hiện kỹ thuật cho người bệnh như chất lượng máy móc, cơ sở vật chất, các hệ thống phụ trợ, cán bộ, quy trình kỹ thuật, các nội quy, quy chế, quy định...nhằm ngăn chặn các sự cố y khoa có thể xảy ra. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của người cán bộ y tế khi làm chuyên môn, nghiệp vụ của mình.

PV: Ổn định tâm lý cho đội ngũ thầy thuốc và bệnh nhân, củng cố lại hoạt động của BVĐK tỉnh là việc làm rất cần thiết. Xin đồng chí cho biết ngành y tế sẽ triển khai những giải pháp gì cho vấn đề này?

Đ.C Trần Quang Khánh: Việc ổn định tâm lý cho đội ngũ thầy thuốc và bệnh nhân, củng cố lại hoạt động của BVĐK tỉnh là việc làm rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh khi vào BVĐK tỉnh điều trị. Nhận thấy tầm quan trọng của việc này, Sở Y tế đã tập trung vào một số nội dung sau:

- Lãnh đạo Sở Y tế đã trực tiếp làm việc với BVĐK tỉnh, các khoa có liên quan để động viên cán bộ bệnh viện và thăm hỏi những người bệnh đang điều trị, chỉ đạo BVĐK tỉnh trực tiếp trong các buổi giao ban, các cuộc họp để động viên cán bộ yên tâm công tác.

- Phối hợp với cơ quan Công an trong công tác điều tra để sớm tìm ra nguyên nhân chính xác, làm rõ trách nhiệm của các bên có liên quan tránh tình trạng hoang mang trong đội ngũ cán bộ bệnh viện.

- Sở Y tế đã tiến hành khảo sát thực tế tại BVĐK tỉnh, xem xét bố trí khu vực mới nhằm khôi phục lại toàn bộ Đơn nguyên Thận nhân tạo một cách sớm nhất để phục vụ người bệnh.

- Sở Y tế đã đề nghị với Bộ Y tế và các bệnh viện tuyến Trung ương hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật để ổn định hoạt động của BVĐK tỉnh. Đề xuất phương án với UBND tỉnh mở rộng Đơn nguyên thận nhân tạo BVĐK TP Hòa Bình nhằm giảm tải cho BVĐK tỉnh.

PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí.

 

 


                                                           Đức Phượng (Thực hiện)


 

 


Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục