Hội CTĐ tỉnh trao 64 xe lăn (nguồn viện trợ của Nhật Bản) cho  nạn nhân chất độc da cam và người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.

Hội CTĐ tỉnh trao 64 xe lăn (nguồn viện trợ của Nhật Bản) cho nạn nhân chất độc da cam và người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.

(HBĐT) - Trong 5 năm (2006-2011), Hội CTĐ các cấp trong tỉnh đã huy động được trên 16,9 tỷ cho công tác xã hội nhân đạo (trong quý I huy động được trên 2,3 tỷ đồng). Kinh phí thu được từ các nguồn vận động được các cấp Hội quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch; giúp đỡ các đối tượng khó khăn qua cứu trợ thường xuyên, đột xuất và giúp đỡ mang tính lâu dài, bền vững.

 

Các mô hình, phong trào đem lại hiệu quả thiết thực trong xã hội hóa công tác nhân đạo như: phong trào “Tết vì người nghèo và NNCĐDC”, “Tháng hành động vì NNCĐDC”, “Đền ơn - đáp nghĩa”, CVĐ “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”... Các mô hình, phong trào đã được các cấp Hội chủ động xây dựng kế hoạch và phát động nhằm huy động các nguồn lực tại chỗ, vận động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Trong 5 năm gần đây, phong trào “Tết vì người nghèo và NNCĐDC” đã huy động được nguồn quỹ trên 5,5 tỷ đồng giúp đỡ trên 24.200 lượt NNCĐDC, người nghèo, tàn tật (trong quý I, vận động được nguồn quỹ 2.028 triệu đồng, giúp 8.022 lượt người). Các địa phương thực hiện hiệu quả phong trào là: Hội CTĐ huyện Lương Sơn, TP Hòa Bình, Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc...  

Phong trào “Tháng hành động vì nạn nhân CĐDC” cũng được các cấp Hội triển khai có hiệu quả. Hàng năm tiến hành rà soát, lập danh sách các đối tượng NNCĐDC khó khăn để xây dựng kế hoạch, vận động giúp đỡ. Cụ thể như: thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ đời sống, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng sổ tiết kiệm, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà CTĐ, vay vốn phát triển sản xuất giúp các đối tượng nghèo là NNCĐDC dần ổn định cuộc sống. Trong 5 năm, các cấp Hội đã hỗ trợ trên 13.000 lượt nạn nhân, trị giá các hoạt động gần 3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, phong trào “Đền   ơn - đáp nghĩa” được duy trì và thực hiện hàng năm giúp đỡ, hỗ trợ gần 18.000 lượt gia đình chính sách với kinh phí trên 3,2 tỷ đồng. Đặc biệt, CVĐ “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” được các cấp Hội quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ trên 1.100 địa chỉ, trị giá hỗ trợ gần 6 tỷ đồng. Các đơn vị điển hình thực hiện CVĐ này là: Hội CTĐ Mai Châu, TPHB, Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc Sơn, Tân lạc, Công ty Du lịch Thiên Minh, Sở GS&ĐT, Cục Thuế tỉnh, Sở Tài chính, Ngân hàng ĐT&PT, Kho bạc Nhà nước, Công ty thấu kính R..  

Song song với các phong trào, CVĐ, Hội CTĐ các cấp còn có các hoạt động kịp thời ứng phó với thảm họa thiên tai đột xuất tại các địa phương, trong nước và thế giới; chú trọng các hoạt động hỗ trợ mang tính phát triển bền vững như: dạy nghề tạo việc làm, cho vay vốn phát triển kinh tế, xây dựng các công trình phúc lợi; tập huấn, nâng cao trình độ cho đội ngũ CTV, TNV CTĐ…  

Để phát huy những thành tích đạt được, Hội CTĐ tỉnh tiếp tục đổi mới phương thức, nội dung hoạt động, cụ thể như: củng cố, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ các cấp, chú trọng đến đội ngũ cán bộ cơ sở, từ đó từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp trong phong trào CTĐ và hoạt động nhân đạo; làm tốt chức năng cầu nối giữa nhà tài trợ với các đối tượng cần trợ giúp; đẩy mạnh xã hội hóa công tác nhân đạo, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; thực hiện CVĐ “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” do UBND tỉnh phát động; thực hiện Chỉ thị 43 ngày 8/6/2010 của Ban Bí thư T.ư Đảng (khóa X) về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Hội CTĐ Việt Nam; phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành, nhất là với MTTQ và các đoàn thể nhân dân thực hiện công tác Hội...    

                                                       Hồng Duyên   

                                            

Các tin khác

Bệnh da lạ hiếm gặp mới xuất hiện ở Quảng Ngãi đã bắt đầu lây lan.
Không có hình ảnh
Thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm, hội viên Hội phụ nữ xã Quyết Chiến (Tân Lạc) tập trung phát triển kinh tế hộ gia đình.
Anh Nguyễn Văn An (người đứng giữa), đoàn viên công đoàn Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Lạc Sơn được tặng nhà “Mái ấm công đoàn”.

Kỳ Sơn nâng cao đời sống cho người có công

(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn hiện quản lý và hỗ trợ trên 1.700 người có công (NCC) với cách mạng, trong đó có 190 người thương, bệnh binh, 111 người nhiễm chất độc hóa học, số người hoạt động kháng chiến được tặng huân, huy chương kháng chiến là 558 người.

Đà Bắc tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh tay – chân - miệng

(HBĐT) - Tính đến ngày 25/4, Đà Bắc là huyện có số ca mắc bệnh tay – chân - miệng nhiều nhất trong tỉnh với 183 ca. Con số này cao hơn tổng số ca mắc của cả năm 2011 (175 ca). Hiện nay, bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, hàng ngày hệ thống giám sát của huyện đều ghi nhận những ca mắc mới.

Phát hiện 8 ký sinh trùng sốt rét

(HBĐT) - 4 tháng đầu năm 2012, Trung tâm Phòng, chống Sốt rét-ký sinh trùng-côn trùng tỉnh đã phát hiện 8 ký sinh trùng sốt rét. Trong đó, tại huyện Đà Bắc phát hiện 3 ký sinh trùng, Lạc Sơn 2 ký sinh trùng; các huyện Lương Sơn, Yên Thủy, Cao Phong mỗi huyện 1 ký sinh trùng. Trung tâm đã đề nghị Trung tâm YTPD các huyện thường xuyên giám sát dịch tễ, quản lý chặt chẽ tình hình sốt rét, dự báo và phát hiện sớm các dẫu hiệu bất thường để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Giao ban trực tuyến toàn quốc về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Ngày 26/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) chỉ trì giao ban trực tuyến toàn quốc quý I/2012 với các bộ, ngành Trung ương và 63 tỉnh, thành phố về công tác VSATTP. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các ngành thành viên BCĐ liên ngành tỉnh.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa hè

(HBĐT) - Vào mùa hè, khi thời tiết nắng nóng, côn trùng phát triển là thời điểm dễ phát sinh các loại bệnh lây qua đường tiêu hóa, bệnh lây do côn trùng như: tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết… Thêm vào đó, những năm gần đây, mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi, không ít loại bệnh trước đây thường chỉ xuất hiện vào mùa đông-xuân như quai bị, thủy đậu, cúm… nay xuất hiện vào cả mùa hè. Đặc biệt là bệnh tay-chân-miệng đang diễn biến phức tạp.

Nhiễm lạnh giữa mùa nóng

Hàng năm, cứ vào những tháng oi bức là tỷ lệ trẻ khám bệnh và nhập viện vì các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp lại tăng đột biến. Theo hiểu biết thông thường, nhiễm trùng đường hô hấp dễ xảy ra khi bị nhiễm lạnh. Vậy tại sao lại có hiện tượng này?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục