Buồng máu-thận-nội tiết, khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) chật kín bệnh nhi mắc bệnh thalassemia chờ được truyền máu.

Buồng máu-thận-nội tiết, khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) chật kín bệnh nhi mắc bệnh thalassemia chờ được truyền máu.

(HBĐT) - Những ngày cận Tết, buồng máu-thận-nội tiết thuộc khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) chật kín bệnh nhi mắc bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia). Hàng chục bệnh nhi với khuôn mặt tái xanh, nhợt nhạt, mệt mỏi chờ được truyền máu. Tuy nhiên, theo bác sĩ trưởng khoa Đinh Thị Diệu, thời điểm này Bệnh viện đang thiếu máu trầm trọng. Do đó, nhiều cháu chỉ được truyền máu cầm chừng.

 

Cháu Hà Đức Duy ở xóm Mè, xã Tu Lý (Đà Bắc) phát hiện bị bệnh thalassemia từ lúc 5 tuổi. Năm nay, cháu học lớp 4, cứ đều đặn khoảng 3 tháng một lần cháu lại phải đến bệnh viện để truyền máu. Bố cháu Duy cho biết đã không ít lần đến bệnh viện rồi không có máu lại phải quay về, đợi sang tuần sau. Sáng ngày 21/1 cháu vào viện, đến buổi chiều được truyền máu nhưng lượng truyền ít hơn. Sau 3 giờ truyền máu nhóm A, khuôn mặt cháu vẫn xanh. Còn cháu Bùi Ngọc Thuỷ, 4 tuổi ở xã Hợp Đồng (Kim Bôi) mắc bệnh thalassemia ở thể nặng phải truyền máu 1 lần/tháng. Có đợt cháu đến Bệnh viện đa khoa tỉnh, xuống tận Viện nhi T.Ư cũng không có máu để truyền. Hiện nay, cháu cũng đang trong tình trạng mệt mỏi, môi nhợt nhạt, đêm 3 – 4 lần thức giấc, quấy khóc. Cháu đã truyền máu cách thời điểm hiện tại 40 ngày, bây giờ đang ngóng đợi đến lượt được truyền. Cháu Bùi Thị Nguyên ở  xã Đú Sáng (Kim Bôi) thì đã được 18 tháng mà chỉ nặng chưa đầy 7 kg. Cháu Dương Yến Quỳnh ở xã Trường Sơn (Lương Sơn), 4 tuổi, mang đặc điểm đặc trưng của người mắc bệnh thalassemia (bụng to, mũi tẹt, da xanh tái). Cháu Quách Thị Thảo ở xóm Sống Trên, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) cũng đang phải nằm dựa vào lòng mẹ chờ được truyền máu… Còn nhiều hoàn cảnh đáng thương khác đang phải vật vã với sự mệt mỏi vì thiếu máu.

 

Bác sĩ Đinh Thị Diệu cho biết: Năm 2012, khoa có 146 bệnh nhi thalassemia định kỳ thường xuyên phải đến truyền máu. Trung bình 1 bệnh nhi phải truyền 2 – 3 đơn vị máu/lần, 4 – 5 lần/năm, bệnh nặng phải truyền 1 lần/tháng. Mỗi ngày khoa cần khoảng 30 đơn vị máu. Ước tính lượng máu cần truyền riêng cho các bệnh nhi thalassemia chiếm khoảng 50% tổng lượng máu truyền. Nhu cầu truyền máu cao trong khi đó “kho máu” của bệnh viện đang cạn khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các bậc phụ huynh đều đưa con đến truyền máu trước Tết để có sức khoẻ trong dịp Tết. Nhưng thời điểm ngày 22/1, kho máu của bệnh viện đã hết  nhóm máu B, các nhóm máu còn lại cũng không nhiều. Vì vậy, các cháu mắc bệnh thalassemia thời điểm hiện tại chỉ được truyền máu cầm chừng hoặc phải xuống Viện nhi T.Ư mới mong có cơ hội được truyền.

 

Bác sĩ Lê Thị Hương, Trưởng khoa Huyết học và truyền máu cho biết: Thường vào dịp hè và Tết là thời điểm xảy ra thiếu máu trầm trọng. Nguyên nhân là do lực lượng hiến máu giảm trong khi đó nhu cầu lại tăng, chưa kể Tết cũng là thời điểm hay xảy ra TNGT, cần nhiều máu để cấp cứu. Tại thời điểm ngày 23/1, kho máu của bệnh viện chỉ còn 14 đơn vị máu nhóm AB, 50 đơn vị máu nhóm A, 40 đơn vị máu nhóm O và 8 đơn vị máu nhóm B. Đối với nhóm máu B, bình thường phải dự trù khoảng 30 đơn vị máu, ít nhất thì cũng phải 10 đơn vị đề phòng các trường hợp cấp cứu, song hiện tại cũng chỉ còn 8 đơn vị. Vì vậy, các bệnh nhân mãn tính phải truyền máu thường xuyên sẽ không có máu để truyền, dành ưu tiên cho những ca cấp cứu. Một cái khó nữa là máu toàn phần chỉ bảo quản được 30 – 35 ngày, máu đã chiết tách bảo quản được 42 – 45 ngày, quá số ngày đó phải xuất huỷ. Trong khi đó, có một số thời điểm phát động hiến máu rầm rộ nên lượng máu khá dồi dào; còn thời điểm hè, Tết thì lại thiếu trầm trọng, gây ra sự mất cân đối. Kho máu của bệnh viện hiện được lấy từ 3 nguồn: Hiến máu nhân đạo, mua Viện Huyết học và Truyền máu T.Ư, mua của những người hiến máu chuyên nghiệp. Năm 2012, Bệnh viện nhận được 3.000 đơn vị máu nhưng lại truyền hết 5.000 đơn vị. Giải pháp tình thế là phải huy động người nhà bệnh nhân hiến máu. Các khoa phải nhận máu để truyền nhiều là: nhi, hồi sức tích cực, hồi sức cấp cứu, gây mê, sản. Trong đó, riêng Khoa nhi chiếm khoảng 30% tổng lượng máu truyền.

 

Nói rồi chị Hương dẫn chúng tôi đi xem những ngăn tủ ướp lạnh máu đã trống trơn hoặc còn lại ít ỏi. “Rất mong những người khoẻ mạnh hãy chia sẻ những giọt máu để cứu sống những người bệnh đang khắc khoải mong chờ tại bệnh viện. Một giọt máu đào có ý nghĩa biết bao, nó đem lại sự sống cho người khác. Hãy thu xếp thời gian để hiến máu và vận động người khác cùng hiến máu, nhất là vào những dịp đặc biệt như nghỉ hè, Tết. Máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn được đổi mới hàng ngày. Lượng máu trong cơ thể mỗi con người khoảng 70ml/kg cân nặng. Qua nghiên cứu và thực tế đã chứng minh, nếu hiến dưới 1/10 máu trong cơ thể theo đúng hướng dẫn thì hoàn toàn không có hại cho sức khỏe. Lượng máu hiến mất đi được phục hồi nhanh sau 3 – 5 ngày. Máu được tái tạo lại là máu mới do cơ thể sinh ra, các thành phần trong máu được trẻ hóa, có sức đề kháng chống bệnh tật.” – bác sĩ Hương chia sẻ.

                                                                               

 

                                                                    Cẩm Lệ

 

Các tin khác

Việc thực hiện KCB BHYT tại tuyến cơ sở góp phần giảm tải cho tuyến trên. Ảnh: Cán bộ trạm y tế xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Lãnh đạo Hội CTĐ tỉnh tặng quà, chúc Tết gia đình bà Hà Thị Nhị, xóm Dồ, xã Nam Sơn (Tân Lạc).
Không có hình ảnh
Không có việc làm, nhiều gia đình đi làm thuê ở các lò gạch thủ công ở thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn).

Hội thảo triển khai tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh

(HBĐT) - Ngày 24/1, Sở Y tế đã tổ chức Hội thảo triển khai tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tuyến xã, phòng khám khu vực cho 50 cán bộ y tế thuộc trung tâm YTDP 11 huyện, thành phố, Bệnh viện đa khoa huyện Lương Sơn, phòng khám đa khoa khu vực 21 (huyện Lương Sơn) và 10 xã trong tỉnh.

Ngành y tế tập trung nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân

(HBĐT) - Ngày 24/1, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác y tế năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013. Dự và chỉ đạo hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh.

Khởi động dự án “Tăng cường năng lực hệ thống y tế cơ sở”

(HBĐT) - Ngày 24/1, Sở Y tế đã tổ chức hội nghị khởi động và triển khai kế hoạch Dự án “Tăng cường năng lực hệ thống y tế cơ sở” do Liên minh toàn cầu về vắcxin và tiêm chủng (GAVI) tài trợ.

Giảm nghèo bền vững, góp phần đảm bảo an sinh xã hội

(HBĐT) - Thực hiện chính sách đối với người nghèo nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội cũng là mục tiêu để thực hiện định hướng giảm nghèo bền vững của thời kỳ 2011-2020 theo Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ và chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015. Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu đó, năm 2012, tỉnh ta đã triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả nhiều chính sách, Chương trình, Dự án đối với các xã, xóm, bản và người nghèo trên địa bàn.

Tổng trị giá các hoạt động nhân đạo năm 2012 đạt trên 11,6 tỉ đồng 

(HBĐT) - Ngày 23/11, Hội CTĐ tỉnh tổng kết công tác CTĐ và hiến máu tình nguyện năm 2012. Dự hội nghị có BCH Hội CTĐ tỉnh, thành viên BVĐ hiến máu tình nguyện tỉnh và đại diện lãnh đạo một số sở, ngành.

Tặng trên 2.000 chiếc quần áo ấm cho học sinh xã vùng cao Ngọc Lâu

(HBĐT) - Ngày 22/1, tại trường tiểu học Ngọc Lâu (Lạc Sơn), Thành đoàn Hoà Bình, Đoàn TN Chi nhánh Viettel Hòa Bình phối hợp với Huyện đoàn Lạc Sơn tổ chức chương trình "Xuân nhân ái" tại xã vùng cao, khó khăn Ngọc Lâu. Tham dự chương trình có trên 100 ĐVTN, học sinh, giáo viên các trường tiểu học, THCS và nhân dân trên địa bàn xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục