(HBĐT) - Một ngày đẹp trời (tháng 2/2009), người dân thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) nô nức kéo nhau đi dự lễ khai trương Trạm dừng nghỉ QL 6. Cờ hoa rực rỡ, lễ cắt băng khánh thành hoành tráng với sự tham gia của Trưởng đại diện cơ quan hợp tác quốc tế (JICA) Nhật Bản, Bộ GTVT, Bộ NN &PTNT và đại diện lãnh đạo UBND tỉnh. Thế nhưng, sau 7 năm đi vào hoạt động, Trạm dừng nghỉ QL6 chưa bao giờ hoạt động hết công năng và đang trên đà hoang phế.

 

  Trạm dừng nghỉ QL6 Tân Lạc vẫn đìu hiu dù đã được chỉnh trang và duy trì hoat động kinh doanh, phục vụ khác hàng trên những chuyến xe đường dài nghỉ ngơi, mua sắm.

Được biết, Trạm dừng nghỉ QL6 (Tân Lạc) là một trong 3 công trình thuộc dự án thí điểm xây dựng công trình trạm dừng nghỉ thực hiện tại 3 tỉnh Hoà Bình, Ninh Bình, Bắc Giang do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tài trợ. Công trình được xây dựng trên diện tích đất được giao  6.046 m2, tổng mức đầu tư khoảng 7.450 triệu đồng. Công trình được kỳ vọng góp phần cải thiện một phần an toàn giao thông đường bộ và phát triển KT -XH địa phương. Sau khi xây dựng hoàn thiện, công trình được giao cho Công ty CP 26/3 vận hành, khai thác, bhưng theo phản ảnh của người dân sở tại (thị trấn Mường Khến - Tân Lạc) thì Trạm dừng nghỉ hoạt động không hiệu quả. Cụ thể là trong hơn 7 năm qua, Trạm dừng nghỉ luôn trong cảnh đìu hiu, thỉnh thoảng có người đến thuê địa điểm để bán bia, nước giải khát, mở cửa hàng ăn sáng…có thời điểm bỏ hoang lem nhem, xập xệ.

 

Nhân chuyến công tác về huyện Tân Lạc vào trung tuần tháng 8 vừa qua, chúng tôi ghé thăm Trạm dừng nghỉ QL6. Khá bất ngờ vì hình như trạm mới được tân trang lại gọn gàng, sáng sủa hơn và có bóng dáng người qua lại. Ghé thăm, thưởng thức cốc café và hỏi chuyện được biết: Trạm mới khởi động lại việc kinh doanh vào ngày 2/7. Anh Nguyễn Sơn - người quản lý hoạt động kinh doanh phục vụ ở Trạm dừng nghỉ giãi bày: Khi được Công ty 26/3 thuê về đây kiến tạo lại hạ tầng, khuôn trang, lúc đầu tôi thấy nản bởi hầu hết mọi thứ đã rơi vào tình trạng hỏng hóc, xập xệ. Bàn ghế gãy, đổ, công trình điện nước, nhà vệ sinh hỏng hóc hoàn toàn. Chỉ riêng việc dọn dẹp, xếp đặt, trang trí lại nội thất đã phải thuê 4 nhân công làm việc cật lực trong 1 tuần mới tạm ổn. Hiện tại, các công trình điện, nước, khu vệ sinh đã được cải tạo, nâng cấp đảm bảo theo quy chuẩn của Trạm dừng nghỉ. Phía trước sân (khu đỗ xe đã được trồng thêm 1 hàng cây xanh để tạo bóng mát. Khu vực  phục vụ ăn uống, giải khát, giới thiệu và bán hàng hoá cũng đã được xếp đặt lại quy củ, nề nếp hơn. Trong đó có một quầy hàng phục vụ nước giải khát và một quầy hàng bán các loại sản vật từ rừng như: táo mèo khô, củ ba kích, chuối rừng, hoa tam thất, cây trình nữ hoàng cung… và một vài chiếc túi thổ cẩm. Mặt hàng chưa phong phú, đội ngũ nhân viên phục vụ mới chỉ có 2 người. Anh Nguyễn Sơn cho biết: Trạm đang trong quá trình gây dựng lòng tin cho khách. Hiện tại, mỗi ngày mới thu hút được 3 - 4 đoàn xe dừng nghỉ, ngày mưa thì hoàn toàn không có xe đỗ lại.

           

“Vạn sự khởi đầu nan”, chưa biết hiệu quả thế nào nhưng Trạm dừng nghỉ hoạt động lại chúng tôi thấy đó là điều đáng mừng - ông Bùi Văn Tện, Chủ tịch UBND thị trấn Mường Khến chia sẻ. Đáng mừng vì lẽ, công trình tiền tỷ đã không còn bị bỏ hoang, lãng phí, mất vệ sinh và còn tiềm ẩn nguy cơ về ANTT, tạo gánh nặng cho lực lượng an ninh ở cơ sở. Nếu Trạm dừng nghỉ đi vào hoạt động có quy củ, thu hút khách tốt như Trạm dừng nghỉ ở Bắc Ninh, Thanh Hóa hay gần nhất là Mộc Châu (Sơn LaS) thì điều chuyển biến rõ nét nhất sẽ là  khắc phục được tình trạng khách đường dài đỗ xe lấn chiếm vỉa hè, thậm chí cả 1 phần lòng đường như hiện tại (khi khách dừng để nghỉ ngơi, ăn uống ở khu vực thị trấn). Bên cạnh đó còn tạo cơ hội để phát triển dịch vụ thương mại, quảng bá, kết nối cung cầu các sản phẩm của địa phương góp phần làm đổi thay bộ mặt của thị trấn Mường Khến nói riêng và huyện Tân Lạc nói chung - ông Tện nhấn mạnh. Tuy nhiên, để đạt được đến tầm như vậy thì Trạm dừng nghỉ phải hoạt động hết công năng, kinh doanh, phục vụ tốt. Nhìn vào thực tế thì giấc mơ  đó còn quá xa xôi, vì vậy cần sự quan tâm sâu sát của cơ quan có thẩm quyền trong quản lý, điều hành, thu hút doanh nghiệp  đầu tư khai thác Trạm dừng nghỉ QL 6 một cách có hiệu quả.

 

 

Ngày 15/11/2012, Bộ GTVT có Thông tư số 48/2012/TT-BGTVT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm dừng nghỉ đường bộ, trong đó quy định: Trạm dừng nghỉ đường bộ phải đảm bảo có các công trình dịch vụ thương mại như: Khu vực  phục vụ ăn uống, giải khát; khu vực giới thiệu và bán hàng hoá; trạm cấp nhiên liệu; xưởng bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện; nơi rửa xe; phòng ngủ cho lái xe, hành khách lưu trú qua đêm và các công trình bổ trợ;…

 

Bên cạnh đó, Trạm dừng nghỉ đường bộ phải có thêm công trình dịch vụ công cộng cung cấp các dịch vụ miễn phí như: Bãi đỗ xe, không gian nghỉ ngơi, phòng nghỉ tạm thời cho lái xe, khu vệ sinh, nơi cung cấp thông tin, khu vực tổ chức, phát động tuyên truyền về an toàn giao thông, nơi trực cứu hộ, sơ cứu tai nạn giao thông…

 

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2013 và thay thế Chương IV, Quy định về Trạm dừng nghỉ quy định tại Thông tư số 24/2010/TT-BGTVT quy định về bến xe, bãi đỗ xe, Trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

 

                                                                                    Thuý Hằng

 

Các tin khác


Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục