(HBĐT) - Đã từng là vùng đất “cấm” không dành cho những kẻ ngoại tộc. Chỉ nghe đến cái tên cũng đã gờn gợn cảm giác xa ngái xen lẫn nỗi sợ mơ hồ. Nỗi sợ đó vẫn hằn sâu trong ký ức chưa xa của nhiều người về cuộc sống khốn khó bị bó chặt trong những hủ tục lạc hậu; về những dáng người tiều tụy, liêu xiêu trong khói thuốc hay sự dằn dữ của những ông trùm trong đường dây mua bán trái phép chất ma tuý...

        

Từ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, học sinh trường tiểu học Hang Kia (Mai Châu) đã được học tập trong môi trường giáo dục tốt.

 

Gia đình chị Vàng Y Súa, xóm Hang Kia 1, xã Hang Kia (Mai Châu) tự đầu tư xây dựng bể chứa nước đảm bảo nguồn nước sinh hoạt quanh năm.

1. Đó là ký ức buồn của một thời mà ai đã từng đến vùng đất Hang Kia vào đầu những năm 2000 được chứng kiến. Đến ngay cả những người trẻ như các anh: Khà A Lau, Bí thư Đảng uỷ xã Hang Kia; Vàng A Váu, Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ xã; Khà A Váu, Chủ tịch UBND xã khi đó còn đang là những cậu trai trẻ mới lớn dù đã từng được nghe, được thấy nhiều nhưng chưa khi nào hết... sợ. Cũng phải thôi, đến những người bạo gan nhất cũng phải chùn tay khi bốc miếng cơm bón vào miệng người đã chết qua nhiều ngày đang nồng nặc mùi tử khí. Nhưng đáng sợ hơn là trong một khoảnh khắc bất chợt bỗng nghe đì đoàng tiếng súng nổ bên tai. Ai biết được đạn nổ từ hướng nào và cũng có ai biết được mình có phải là mục tiêu bị nhắm tới giữa núi rừng hoang vu không một bóng người... 

Thời kỳ ấy, nỗi sợ ấy nói như Bí thư Đảng uỷ xã Khà A Lau thì mọi chuyện cũng đã qua rồi. Giờ chỉ là một phần, mảng ký ức xưa cũ để những người già trong ngày đông giá rét ngồi bên bếp lửa có thêm chén rượu ngô thơm nồng khề khà kể lại cho đám trẻ... 

2. Còn Hang Kia hiện giờ đã khác xưa rồi, chỉ tay về phía đám ruộng nước gieo cấy giống lúa Nghi Hương tốt bời bời đang thì con gái của một số hộ dân xóm Hang Kia 1, Hang Kia 2 ngay bên cạnh con đường về Thung Mặn, Thung Mài, Chủ tịch UBND xã Khà A Váu phấn khởi: Đây là một trong những biểu tượng về sự no đủ cũng như là một thành quả lớn nhất về chuyển đổi tư duy sản xuất của đồng bào Mông ở Hang Kia mình. Bởi lẽ với đặc thù ở vùng núi cao, vì thế nên trước đây Hang Kia cực kỳ khó khăn về nguồn nước. Để có nước sinh hoạt hàng ngày, người Mông phải hứng từng giọt sương đêm giọt ranh theo mái nhà. Ngoài ra, họ còn phải vượt cả ngày rừng mới mang về được một ít nước suối để dùng dè sẻn. Cuộc sống khó khăn, nguồn nước khan hiếm nên hàng nghìn đời qua người Mông ở Hang Kia vẫn không thoát ly khỏi lối canh các cũ, lạc hậu. Muốn chuyển đổi sản xuất theo phương thức mới cũng đành chịu, bất lực. Vì nước cho người còn không có thì lấy đâu ra nước cho sản xuất... ấy vậy mà đến giờ, những thửa ruộng lúa nước xuất hiện ngày càng nhiều ở vùng đất vốn được coi là khô cằn này... 

3. Cuộc sống gian khó là vậy nhưng chưa khi nào thấy người Mông ở xã Hang Kia ngừng cố gắng vươn lên. Tôi là người may mắn khi từng được khoác “lù cở” (gùi của đồng bào người Mông) theo người phụ nữ Mông đạp lên đá tai mèo trên triền núi đi làm nương; từng được thấy người đàn ông Mông cần mẫn nhặt từng viên đá nhỏ xếp thành hàng rào cao ngang người một cách vững chãi. Có được nhìn thấy người phụ nữ Mông cần cù, tỉ mẩn bốc từng nắm đất bỏ vào từng hốc đá tai mèo sắc nhọn... mới thấy đồng bào dân tộc Mông nói chung và người Mông ở Hang Kia nói riêng là một dân tộc, cộng đồng cần cù, chịu khó và có sức chịu đựng bền bỉ, một sức vươn mạnh mẽ. ở trên từng triền núi cao, từng hốc đá nhỏ khô cằn, bất cứ nơi nào, người Mông đặt chân đến là nơi đó có tiếng hát, nụ cười và có cả những hạt giống nảy mầm sinh sôi. 

Nếu nói về cuộc sống gian khổ của đồng bào người Mông ở Hang Kia, quả thực khó có ai hiểu bằng các già làng: Vàng A Tình, Vàng A Gia, Vàng A Khua. Nhưng giờ gặp các cụ cũng chẳng còn ai được nghe kể về thời kỳ gian khó của người Mông nữa bởi nói như cụ Vàng A Tình thì người Mông luôn nhìn về phía trước. Quá khứ là những điều đã qua, là những gian khó, thiếu thốn muôn bề; là những lo âu đắm chìm trong nỗi sợ hãi; luôn phải gồng mình chống chọi với sự khắc nghiệt của tự nhiên nên cũng chẳng ai muốn nhớ, muốn nhắc lại để làm gì. Nói rồi cụ bảo: Cuộc sống trước mắt của đồng bào người Mông mình ở trên vùng đất này dù còn nhiều khó khăn nhưng vẫn có nhiều điều đáng để nói, đáng để mừng lắm chứ. 

4. Điều đáng để nói, đáng để mừng theo như cụ Vàng A Gia đó là sự đổi thay từng ngày trên vùng đất gian khó, với bốn bề là núi cao vút trập trùng mây gió. Con người cũng chẳng có mấy khi được nhìn thấy rõ đỉnh núi. Ấy vậy, trong những năm qua, từ sự hỗ trợ một cách thiết thực của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, huyện, các ngành, đoàn thể... xã Hang Kia đã và đang có sự đổi thay từng ngày. Đầu tiên phải kể, đó là con đường xẻ núi nối thung lũng Hang Kia với bên ngoài. Đã từ nhiều năm, đôi chân người Hang Kia không còn chai sần những vết sẹo vì phải luồn rừng, vượt trên đá tai mèo ra với bên ngoài. Có đường, mà lại là đường bê tông nên xe vào tận bản, đến tận ngõ của từng nhà. Có đường học theo cách làm của người xuôi, anh cán bộ Vàng A Nhà đã mạnh dạn mở nhà nghỉ Homestay ngay đầu xã để đón đầu xu hướng du lịch của những người ưa thích trải nghiệm, khám phá những nét văn hoá truyền thống còn nguyên sơ của đồng bào dân tộc Mông ở Hang Kia. 

 

Tiếp sau con đường, người Mông ở xã Hang Kia còn được Đảng, Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng bể nước với dung tích hàng chục nghìn m3, không chỉ đủ để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô mà phần nào đó phục vụ cho sản xuất, gieo trồng lúa nước ngay trên vùng đất này. Hệ thống điện đường, trường, trạm, công trình nước sạch được đầu tư cơ bản hoàn thiện. Đã đưa đời sống của đồng bào người Mông ở Hang Kia từng bước đi lên. Đời sống người dân khấm khá, hệ thống chính trị từng bước được củng cố vững chắc và phát huy tốt vai trò lãnh đạo nhân dân phát triển KT-XH, đẩy lùi đói nghèo và các hủ tục lạc hậu.

 

5. Chia sẻ với chúng tôi, Bí thư Đảng uỷ xã Khà A Lau bộc bạch: Việc xây dựng, củng cố lại hệ thống chính trị sau một thời kỳ dài trì trệ cũng được xem là kỳ tích ở xã Hang Kia. Nếu như năm 2010 trở về trước, Đảng bộ xã mới chỉ có 6 chi bộ trực thuộc với 77 đảng viên. Các chi bộ, hoạt động cầm chừng, công tác sinh hoạt Đảng không có nề nếp, nhiều năm liền không phát triển được đảng viên mới. Vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng mờ nhạt, năng lực lãnh đạo hạn chế. Nhưng được sự hỗ trợ, giúp đỡ của tỉnh, huyện, các ngành, đoàn thể, nhất là trong triển khai tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả Đề án 03/ĐA-TU về “Củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KTXH và bảo đảm QP-AN 2 xã Hang Kia, Pà Cò” cùng với quyết tâm chính trị của Đảng bộ xã, Hang Kia đã tập trung củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị từ xã đến cơ sở. Trong đó, chú trọng lựa chọn những người có năng lực, trình độ, uy tín trong cộng đồng để bồi dưỡng kết nạp Đảng. Nhờ vậy, tính từ năm 2010 đến tháng 2/2017, xã Hang Kia đã kết nạp được gần 40 đảng viên ở 100% xóm trong xã. Qua đó nâng tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ lên trên 110 đồng chí. Đồng thời, với việc phát triển đảng viên mới, Đảng bộ xã Hang Kia cũng đã tập trung xoá các chi bộ sinh hoạt ghép và xoá thôn, bản trắng đảng viên. Từ chỗ có 6 Chi bộ, đến nay Hang Kia phát triển lên 10 chi bộ. Nhờ vậy, hoạt động của hệ thống chính quyền, MTTQ và các đoàn thể ngày càng được nâng cao. Công tác quản lý, điều hành, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương của địa phương... đã có chuyển biến tích cực. 

 

Từ việc củng cố, nâng cao hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị đã tích cực góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện các mặt KT-XH. Theo đó, từ chỗ có nền sản xuất lạc hậu theo hướng tự cấp, tự túc, đến nay, Hang Kia đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông - lâm nghiệp mang tính ổn định, bền vững, đem lại hiệu quả cao. Đáng kể, như việc Hang Kia đã triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình nuôi bò, lợn sinh sản. Đặc biệt, là mô hình nuôi lợn sinh sản, được triển khai từ năm 2014 với số lợn giống ban đầu 131 con giao cho 131 hộ dân chăn nuôi. Sau 1 năm, đàn lợn sinh sản thêm 563 con đem lại giá trị hàng trăm triệu đồng. Đến nay, mô hình tiếp tục được duy trì một cách hiệu quả, bình quân mỗi hộ trong xã nuôi từ 1 - 2 lợn sinh sản, hàng năm xuất bán từ 1 - 2 lứa đem lại nguồn thu đáng kể cho người dân. Ngoài ra, cũng có nhiều chương trình, dự án trồng trọt, chăn nuôi được đưa vào triển khai ở Hang Kia. Qua đó, góp phần làm thay đổi tư duy nhận thức, nâng cao đời sống người dân. Cũng từ đó, ở Hang Kia đã xuất hiện nhiều gia đình làm kinh tế giỏi như gia đình ông Vàng A Cấu, xóm Pà Khôm; gia đình ông Sùng A Dếnh xóm Thung Mặn... Ngoài ra, còn có hàng chục hộ gia đình được công nhận hộ sản xuất, kinh doanh giỏi. 

Dẫu còn nhiều gian khó nhưng người Mông ở Hang Kia luôn vững vàng đi về phía trước. ở đó, trên những triền núi vẫn còn nghe vẳng  tiếng khèn môi tỏ tình da diết và cũng ở đó, nụ cười chưa bao giờ tắt trên môi những con người thuần hậu, chất phác...       

                                                                        

                                                                         Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 1 - Các cơ quan chức năng đề nghị điều chỉnh quy mô xây dựng chùa Hòa Bình

Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh về việc xem xét, kiểm tra, rà soát các nội dung liên quan đến công tác quy hoạch, thu hồi đất để thực hiện xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh chùa Hòa Bình tại đồi Ba Vành, thuộc tổ 8, phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình (TPHB), ngày 19/1/2024, Sở Xây dựng (SXD) đã tổ chức họp với các sở, ngành, UBND TPHB và Ban trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) tỉnh. Sau cuộc họp, các sở, ngành, UBND TPHB đã đưa ra những kiến nghị với UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy mô xây dựng chùa Hòa Bình.

Thiêng liêng ngày hội tòng quân

Không phải tiếng trống giục giã, cũng không phải ngọn đuốc thắp lên bằng ngọn lửa truyền thống, mà chính nhiệt huyết của tuổi trẻ mới là thứ làm bùng lên không khí thiêng liêng trong ngày hội tòng quân năm 2024. Đây chính là ngày hội của tuổi trẻ, của thanh niên ưu tú - những người đã biết đặt Tổ quốc ở trong tim...

Chuyện về nhạc phẩm “Lá thư DK” trên biển

Trong một đêm cuối năm Quý Mão 2023, con tàu Trường Sa 04 bền bỉ đè sóng tiến về phía bãi cạn Cà Mau, nơi có nhà giàn DK1/10… Bỗng trong tiếng sóng biển ầm ào và gió thổi ràn rạt dọc các boong tàu, vẳng tiếng đàn ghi ta và tiếng hát của một vài chiến sĩ hải quân. Tiếng đàn thánh thót và da diết của Trung tá Trịnh Văn Nghị, Chính trị viên phó Tiểu đoàn DK1 hòa vào giọng hát khá tình cảm của nhóm cán bộ, chiến sĩ trên tầng 3 con tàu: "Anh kể lại nơi anh những lúc biển cuồng phong/ Biển giận dữ hung tàn quá đỗi/ Nhà giàn kiên trung giữ vững thềm lục địa/ Như tình anh yêu em, tình yêu bất tận…”. Các anh đang tập bài hát mới "Lá thư DK” của ca sĩ, nhạc sĩ, Phó đoàn Nghệ thuật Bông Sen (TP Hồ Chí Minh), thành viên của đoàn sáng tác trong chuyến hải trình DK1…

Huyện Lạc Thủy: Ước vọng đầu Xuân mới

Mùa Xuân đến mang theo hơi ấm của đất trời, đem đến sức sống mới cho vạn vật. Đó cũng là thời điểm cảm xúc của mỗi người lại trào dâng với niềm tự hào, tin tưởng, đoàn kết một lòng đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Xuân mới, niềm tin khát vọng mới, bao dự định được gửi gắm, thôi thúc mỗi chúng ta cố gắng phấn đấu vươn lên, xây dựng quê hương Lạc Thủy giàu đẹp.

Người góp phần nâng tầm sản phẩm mang giá trị văn hoá Hoà Bình

Quá trình công tác nhiều năm trong cơ quan nhà nước của tỉnh, chị Hoàng Việt Hà (TP Hoà Bình) có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu về lĩnh vực văn hoá, từ đó nuôi dưỡng tình yêu ngày càng lớn đối với văn hoá bản địa. Đây được xem là cơ duyên để năm 2022, sau dự định ấp ủ, chị đứng ra mở cửa hàng quà tặng với tên gọi Hoa Đất Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục