(HBĐT) - Đầu năm 2016, trong lần về xóm Hiềng, xã Noong Luông (Mai Châu), người dân đã chia sẻ câu chuyện về ngô giống, phân bón của dự án hỗ trợ khi bà con đã gieo trồng xong vụ mùa. Để làm giống vụ sau thì không đảm bảo, đem cho lợn, gà ăn, không được vì ngô giống có tẩm hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV).

 

Từ câu chuyện của xóm Hiềng đã nói lên những bất cập trong việc thực hiện đầu tư, hỗ trợ cho bà con. Trong đó, thủ tục hành chính còn rườm rà, “tắc nghẽn” ở nhiều khâu là một trong những nguyên nhân chính.

 

Cần cơ chế đặc thù cho vùng đặc thù

 

Nhìn nhận, đánh giá lại những bất cập trong thực hiện Đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của tỉnh, đồng chí Hoàng Quang Minh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cũng cho rằng, thủ tục hành chính rườm rà đã làm  hưởng đến việc hỗ trợ cho bà con, nhất là hỗ trợ về sản xuất. Theo đó, khi quyết định đầu tư, hỗ trợ, các xóm, xã phải họp dân, tổng hợp ý kiến để gửi lên huyện, từ huyện mới trình lên tỉnh. Tuy nhiên, “ý dân” thường bị “tắc” vì phải đi qua nhiều cấp, nhiều cơ quan chuyên môn xét duyệt, thẩm định, khi ra quyết định đầu tư thì vụ mùa đã gieo trồng xong ! .

Sau 3 năm triển khai thực hiện, hệ thống cơ sở hạ tầng ở 36 thôn, bản  đặc biệt khó khăn của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của người dân. ảnh: Đường nội xóm trắc trở, nhỏ hẹp ở xóm Hiềng, xã Noong Luông (Mai Châu).

 

Để khắc phục tình trạng đó, đồng chí Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho rằng:  Cần căn cứ theo Nghị định số 161/2016/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2016 – 2020 để nghiên cứu, ban hành cơ chế đặc thù cho vùng đặc thù. Theo đó, giao cho UBND các huyện làm chủ đầu tư để tránh sự rườm rà về thủ tục hành chính và đầu tư đúng, trúng thời điểm.

 

Về giải pháp, đồng chí Hoàng Quang Minh đề xuất: Đến hết năm 2018, khi Đề án kết thúc giai đoạn 1, trên cơ sở kết quả rà soát các thôn, bản ĐBKK, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2016 – 2020 theo Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh giao cho Ban Dân tộc rà soát, xem xét lại các thôn, bản, từ đó đưa ra quyết định mới hỗ trợ cho các xóm ĐBKK. Trong đó, những xóm nào trong giai đoạn 1 đã có những bước chuyển biến tốt thì đưa ra khỏi đề án. Đưa những xóm khó khăn vào để đầu tư, hỗ trợ. Với những xóm đã được đầu tư về cơ sở hạ tầng sẽ tập trung hỗ trợ về sản xuất.

Đó là câu chuyện sau khi Đề án kết thúc vào năm 2018, còn hiện tại, 36 thôn, bản ĐBKK của tỉnh vẫn rất cần sự đầu tư nhiều hơn nữa từ Đề án. Những ngôi nhà dột nát, phòng học của học sinh, đường giao thông trắc trở, công trình nước sinh hoạt là những danh mục vẫn đang bỏ ngỏ khi hành trình đã đi được 3/5 quãng đường. Để đạt mục tiêu đề ra, thời gian tới, Đề án cần lắm sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cấp,  ngành.

 

Bà con ở 36 thôn, bản nghèo cũng cần nỗ lực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, không trông chờ, ỷ lại và sử dụng hiệu quả những “cần câu” mà Đảng, Nhà nước đã  hỗ trợ.

 

Cơ sở hạ tầng - “nút thắt” cần tháo gỡ

 

Mong có đường thuận lợi, có điện lưới quốc gia, có phòng học khang trang cho con em và hệ thống mương, bai được kiên cố phục vụ sản xuất là mong mỏi nhất của bà con ở các xóm nghèo. Với đường giao thông trắc trở như ở xóm Pheo, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) hay Thung Vòng, xã Do Nhân (Tân Lạc), việc đi lại trong ngày nắng ráo đã khó khăn, vào mùa mưa thực sự là một thử thách lớn. “Cái khó bó cái khôn”, thật khó để đòi hỏi những người dân nơi đây có những bước tiến nhanh khi con lợn, con gà, củ khoai, củ sắn luôn chịu cảnh bị ép giá.

 

“Nếu có đường thuận lợi, nhiều hộ đã khấm khá hơn nhờ cây luồng rồi”, ông Đinh Công Hiếu, Trưởng xóm Hà, xã Đồng Chum (Đà Bắc) chia sẻ. Có đường, bà con ở xóm Hiềng, xã Noong Luông (Mai Châu) cũng không phải gùi ngô đi xa hơn 1,5 km lên đường để bán và ngô thu hoạch xong ở xóm Kế, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) không phải chất đống dưới gầm sàn đến nảy mầm vào mùa mưa.

 

Những danh mục đầu tư của Đề án được bà con các xóm nghèo nhận xét là đúng với nhu cầu thực tế và phù hợp với nguyện vọng của người dân. Không ít xóm đã có sự đổi thay đáng ghi nhận sau 3 năm nhận được sự đầu tư, hỗ trợ từ Đề án. Nếu Đề án về đích theo đúng lộ trình đã đề ra  thực sự là cuộc cách mạng đối với những xóm ở nơi thâm sơn, cùng cốc. Là “đòn bẩy” để họ khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, biến những khó khăn thành thế mạnh, từng bước XĐ-GN, làm giàu trên chính quê hương mình.

 

                                                                        Viết Đào

 

Các tin khác


Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 1 - Các cơ quan chức năng đề nghị điều chỉnh quy mô xây dựng chùa Hòa Bình

Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh về việc xem xét, kiểm tra, rà soát các nội dung liên quan đến công tác quy hoạch, thu hồi đất để thực hiện xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh chùa Hòa Bình tại đồi Ba Vành, thuộc tổ 8, phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình (TPHB), ngày 19/1/2024, Sở Xây dựng (SXD) đã tổ chức họp với các sở, ngành, UBND TPHB và Ban trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) tỉnh. Sau cuộc họp, các sở, ngành, UBND TPHB đã đưa ra những kiến nghị với UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy mô xây dựng chùa Hòa Bình.

Thiêng liêng ngày hội tòng quân

Không phải tiếng trống giục giã, cũng không phải ngọn đuốc thắp lên bằng ngọn lửa truyền thống, mà chính nhiệt huyết của tuổi trẻ mới là thứ làm bùng lên không khí thiêng liêng trong ngày hội tòng quân năm 2024. Đây chính là ngày hội của tuổi trẻ, của thanh niên ưu tú - những người đã biết đặt Tổ quốc ở trong tim...

Chuyện về nhạc phẩm “Lá thư DK” trên biển

Trong một đêm cuối năm Quý Mão 2023, con tàu Trường Sa 04 bền bỉ đè sóng tiến về phía bãi cạn Cà Mau, nơi có nhà giàn DK1/10… Bỗng trong tiếng sóng biển ầm ào và gió thổi ràn rạt dọc các boong tàu, vẳng tiếng đàn ghi ta và tiếng hát của một vài chiến sĩ hải quân. Tiếng đàn thánh thót và da diết của Trung tá Trịnh Văn Nghị, Chính trị viên phó Tiểu đoàn DK1 hòa vào giọng hát khá tình cảm của nhóm cán bộ, chiến sĩ trên tầng 3 con tàu: "Anh kể lại nơi anh những lúc biển cuồng phong/ Biển giận dữ hung tàn quá đỗi/ Nhà giàn kiên trung giữ vững thềm lục địa/ Như tình anh yêu em, tình yêu bất tận…”. Các anh đang tập bài hát mới "Lá thư DK” của ca sĩ, nhạc sĩ, Phó đoàn Nghệ thuật Bông Sen (TP Hồ Chí Minh), thành viên của đoàn sáng tác trong chuyến hải trình DK1…

Huyện Lạc Thủy: Ước vọng đầu Xuân mới

Mùa Xuân đến mang theo hơi ấm của đất trời, đem đến sức sống mới cho vạn vật. Đó cũng là thời điểm cảm xúc của mỗi người lại trào dâng với niềm tự hào, tin tưởng, đoàn kết một lòng đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Xuân mới, niềm tin khát vọng mới, bao dự định được gửi gắm, thôi thúc mỗi chúng ta cố gắng phấn đấu vươn lên, xây dựng quê hương Lạc Thủy giàu đẹp.

Người góp phần nâng tầm sản phẩm mang giá trị văn hoá Hoà Bình

Quá trình công tác nhiều năm trong cơ quan nhà nước của tỉnh, chị Hoàng Việt Hà (TP Hoà Bình) có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu về lĩnh vực văn hoá, từ đó nuôi dưỡng tình yêu ngày càng lớn đối với văn hoá bản địa. Đây được xem là cơ duyên để năm 2022, sau dự định ấp ủ, chị đứng ra mở cửa hàng quà tặng với tên gọi Hoa Đất Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục