Bài 3 - Lời giải nào cho việc xử lý dứt điểm tình trạng chậm di dời các bãi tập kết cát, sỏi không phù hợp quy hoạch? 

(HBĐT) - Xung quanh việc chậm xử lý di dời bãi tập kết cát, sỏi (TKCS) không phù hợp với quy hoạch trên địa bàn TP Hòa Bình theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại cuộc họp ngày 1/8/2018, cơ quan chức năng của tỉnh và thành phố đã và đang tìm "lời giải” cho bài toán này.


Di chuyển bãi tập kết cát, sỏi không phù hợp: Còn nhiều cái khó

Việc di dời bãi TKCS 2 bên bờ sông Đà thuộc địa bàn thành phố không phù hợp với quy hoạch theo Quyết định số 2488/QĐ-UBND tỉnh luôn được Thường trực Tỉnh uỷ quan tâm, chỉ đạo. Tại hội nghị ngày 1/8/2018, Thường trực Tỉnh uỷ đã yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh khẩn trương chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương liên quan thực hiện việc thu hồi hợp đồng thuê đất và đóng cửa đối với 2 bãi tập kết VLXD không phù hợp quy hoạch trên địa bàn thành phố. Tiếp đó, ngày 23/8/2018, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVBCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo kết quả việc giải toả, di chuyển các điểm TKCS chưa đúng quy hoạch 2 bên bờ sông Đà thuộc TP Hoà Bình đến điểm quy hoạch mới.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, ngày 30/8/2018, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã có Báo cáo số 381 về tình hình thực hiện việc di chuyển các bãi TKCS không phù hợp quy hoạch trên địa bàn thành phố. Theo đó đã nêu một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện, như: việc thu hồi đất, di chuyển đối với các doanh nghiệp sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch được UBND tỉnh cho thuê đất trước thời điểm ban hành Quyết định số 2488/QĐ-UBND không thuộc nhóm thu hồi đất theo Luật Đất đai năm 2013. Hơn nữa, việc thu hồi đất đối với các doanh nghiệp trên chỉ được thực hiện khi cơ quan Nhà nước thực hiện đầu tư, xây dựng theo quy hoạch đã được phê duyệt tại khu vực các doanh nghiệp đang sử dụng đất. Quá trình thực hiện thủ tục thu hồi đất, Nhà nước phải bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho đối tượng bị thu hồi đất theo quy định và xem xét, bố trí quỹ đất khác phù hợp với quy hoạch cho các doanh nghiệp đó tiếp tục được thuê đất sản xuất, kinh doanh.


Một trong những giải pháp để giải quyết dứt điểm hoạt động các bãi tập kết cát, sỏi không phù hợp quy hoạch trên địa bàn TP Hòa Bình là cần phải rút giấy phép, đình chỉ hoạt động các bến thủy nội địa. Ảnh chụp tại bãi tập kết cát, sỏi khu vực tổ 25, phường Đồng Tiến.

Tuy nhiên, theo đại diện lãnh đạo TP Hoà Bình, hiện nay, quá trình thực hiện thủ tục thu hồi đất của các doanh nghiệp đã được UBND tỉnh cho thuê đất diễn ra chậm. Việc bố trí quỹ đất khác phù hợp với quy hoạch cho các doanh nghiệp của các ngành chức năng và UBND TP Hoà Bình vẫn tiếp tục được triển khai. Do vậy, đến thời điểm này chưa có doanh nghiệp nào di chuyển bãi TKCS không phù hợp quy hoạch về đúng nơi quy định.

Đối với 12 doanh nghiệp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất để TKCS không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chưa được cơ quan có thẩm quyền cho thuê đất và không phù hợp với quy hoạch sử dụng cát, sỏi xây dựng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND thành phố xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp tự ý chuyển mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật; tổ chức kiểm tra, đóng cửa các doanh nghiệp sử dụng đất sai mục đích để TKCS và yêu cầu hoàn trả lại mặt bằng theo đúng mục đích sử dụng đất đã được Nhà nước giao đất, cấp giấy CNQSDĐ. Tuy nhiên, đến thời điểm này cũng chưa có trường hợp nào bị đóng cửa. Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động TKCS bình thường.

Nguyên nhân của tình trạng này, theo UBND thành phố là do tại các vị trí TKCS đã được phê duyệt theo Quyết định số 2488/QĐ-UBND của UBND tỉnh chưa được cắm mốc để xác định ranh giới, mốc giới, dẫn đến việc quản lý của chính quyền địa phương và xác định các vị trí tập kết của các đơn vị gặp khó khăn. Thêm nữa, tại một số vị trí đã quy hoạch theo Quyết định số 2488/QĐ-UBND chồng lấn vào một số dự án trong quy hoạch xây dựng NTM đã được phê duyệt tại và hợp phần công trình thu, trạm bơm nước thô, tuyến ống nước thô, nhà máy nước, bể chứa trung gian và tuyến ống truyền tải nước sạch thuộc Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Xuân Mai do Công ty cổ phần nước sạch AQUAONE đề xuất. Đặc biệt, việc thu hồi giấy chứng nhận, thanh lý hợp đồng thuê đất đối với các đơn vị TKCS không phù hợp quy hoạch chưa được triển khai; các bến thuỷ nội địa do Sở GTVT và Cảng vụ đường thuỷ nội địa khu vực II cấp phép cho các đơn vị TKCS đến nay không phù hợp quy hoạch vẫn trong thời hạn được phép hoạt động, dẫn đến khó khăn cho lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý.

Lời giải nào cho bài toán di chuyển bãi TKCS?

Liên quan đến những đề xuất, giải pháp xử lý các đơn vị chậm di dời bãi TKCS không phù hợp quy hoạch theo Quyết định số 2488/QĐ-UBND về địa điểm mới phù hợp, đồng chí Lê Ngọc Quản, Phó Giám đốc Sở GTVT cho biết: Ngành GTVT đã nhận được công văn của UBND thành phố đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa đã cấp cho các đơn vị TKCS 2 bên bờ sông Đà không phù hợp quy hoạch. Về vấn đề này, Sở đang chờ ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh. Bởi theo Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT quy định về quản lý cảng, bến thuỷ nội địa đã quy định rõ khi Sở GTVT đình chỉ hoạt động hoặc giải toả các bến thuỷ nội địa đã được cấp phép thì phải có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, ở đây là UBND tỉnh. Khi có sự chỉ đạo của UBND tỉnh, chúng tôi sẽ tổ chức triển khai thực hiện ngay. Tuy nhiên "việc đình chỉ hoạt động các bến thuỷ nội địa đã được cấp phép hoạt động cho các doanh nghiệp kinh doanh cát, sỏi 2 bên bờ sông Đà thuộc TP Hòa Bình cũng chỉ là một trong những giải pháp góp phần giải quyết các bãi TKCS không đúng quy hoạch về các điểm phù hợp. Để xử lý dứt điểm tình trạng này cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp với sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của các ngành chức năng địa phương”, đồng chí Lê Ngọc Quản cho biết.

Về phía Sở TNMT, đồng chí Trần Đức Thắng, Phó Giám đốc Sở cho biết: Để có cơ sở thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật, vừa qua, Sở TN&MT đã tham mưu UBND tỉnh giao Thanh tra tỉnh chủ trì thành lập đoàn công tác liên ngành tổ chức thanh tra đối với các trường hợp có hành vi vi phạm trong việc sử dụng đất đối với các doanh nghiệp kinh doanh cát, sỏi 2 bên bờ sông Đà. Quá trình thanh tra xác định các trường hợp nào thực hiện đúng quy định về sử dụng đất thì Sở tham mưu UBND tỉnh thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Về phía UBND TP Hòa Bình, đồng chí Đặng Đình Sơn, Phó trưởng Phòng Quản lý đô thị cho biết thêm: Để việc di chuyển các bãi TKCS không phù hợp quy hoạch thực hiện theo đúng lộ trình cũng như tạo mặt bằng cho các doanh nghiệp di chuyển bãi TKCS, vừa qua, UBND thành phố đã có công văn đề nghị UBND tỉnh bổ sung vị trí TKCS vào quy hoạch trên địa bàn thành phố. Theo quy hoạch sử dụng cát, sỏi xây dựng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, thành phố có 5 vị trí TKCS. Trong đó, xã Trung Minh có 3 vị trí, xã Yên Mông có 2 vị trí. Tuy nhiên, các vị trí này lại chồng lấn vào các quy hoạch của tỉnh và thành phố được phê duyệt trước đó. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu thực tế của các đơn vị TKCS trên địa bàn, UBND thành phố đã đề nghị UBND tỉnh bổ sung thêm 2 vị trí vào quy hoạch với tổng diện tích 7,5 ha.

Bên cạnh các giải pháp đã và đang triển khai nêu trên, theo đồng chí Đặng Đình Sơn, Phó trưởng Phòng Quản lý đô thị, Tổ phó tổ công tác liên ngành kiểm tra, xử lý các đơn vị vi phạm tập kết kinh doanh, vật liệu cát, sỏi TP Hoà Bình thì giải pháp căn cơ và được xem là hiệu quả nhất hiện nay chính là sự vào cuộc của lực lượng CSGT đường thuỷ - Phòng CSGT Công an tỉnh. Bởi khi các cấp, các ngành của tỉnh, thành phố đã có quyết định đình chỉ hoạt động các bãi TKCS thì đây sẽ là bộ phận có đủ điều kiện về phương tiện, lực lượng chấp pháp để kiểm soát, xử lý các trường hợp cố tình vi phạm. Đó cũng là mấu chốt buộc các đơn vị có bãi TKCS không phù hợp quy hoạch của tỉnh sẽ phải di chuyển về các điểm đã được quy hoạch theo quy định.

 

Tăng cường kiểm tra, xử lý khai thác cát, sỏi trái phép

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu tăng cường kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép.

Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, công tác quản lý Nhà nước và đấu tranh chống khai thác cát, sỏi trái phép đã bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Bộ Công an đã mở nhiều đợt "Cao điểm xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khai thác cát, sỏi", đã phát hiện, đấu tranh, xử lý hàng ngàn trường hợp vi phạm. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình ghi nhận và đánh giá cao những thành tích mà các bộ, ngành, địa phương đã đạt được trong thời gian qua. Tuy nhiên, qua phản ánh của báo chí gần đây tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khai thác, kinh doanh cát, sỏi tại một số nơi diễn biến phức tạp trở lại.

Trước tình hình trên, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành chức năng và các địa phương tập trung tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát, sỏi, tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, quyết liệt những quy định pháp luật hiện hành và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu lực thi hành chính sách, pháp luật về khoáng sản và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 325/TB-VPCP ngày 25/7/2017 và Công văn số 8960/VPCP-NC ngày 19/9/2018 của Văn phòng Chính phủ.

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thực hiện phóng sự điều tra, chủ động cung cấp thông tin, tư liệu về hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép tại các địa phương đến lãnh đạo Bộ Công an và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi có tình trạng khai thác cát trái phép) để kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là các địa phương có phản ánh về tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép phức tạp trở lại phải thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm vi phạm; kiểm soát chặt chẽ các bến bãi tập kết cát và vật liệu xây dựng trên địa bàn. Chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng trên địa bàn với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý khai thác cát, sỏi đến người dân; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác cát, sỏi trên địa bàn; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm và trách nhiệm người đứng đầu địa phương nếu để xảy ra tình trạng khai thác, lập bến bãi thu mua cát, sỏi trái phép.

P.V (TH)

 

 =>> Bài 2: Tiếp nói từ phía doanh nghiệp



Các tin khác


Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục