Dưới cái nắng gần 40 độ C, để đảm bảo an toàn tính mạng, người dân vẫn phải xuống xe, dắt bộ khi đi qua cầu tạm Bến Khốm, xã Thượng Bì (Kim Bôi).

Dưới cái nắng gần 40 độ C, để đảm bảo an toàn tính mạng, người dân vẫn phải xuống xe, dắt bộ khi đi qua cầu tạm Bến Khốm, xã Thượng Bì (Kim Bôi).

(HBĐT) - Giữa trưa hè tháng 6, ai cũng vội vã lao nhanh trên đường để trở về nhà hoặc tìm một bóng râm. Nhưng thà chịu nắng bỏng rát còn hơn nguy hiểm tính mạng nên bất chấp cái nắng 40 độ C hầm hập bủa vây, cứ đến cầu Bến Khốm (xóm Đầm Sáng, xã Thượng Bì, huyện Kim Bôi) là người dân dừng xe, xuống dắt bộ qua cầu. Kể từ ngày khởi công năm 2008 đến nay, cầu Bến Khốm vẫn chỉ là mấy mố cầu dang dở. Cầu tạm được dựng lên, cầu gỗ đã sập rồi đến cầu tre cũng mục, giờ đây, những tấm bê tông được đổ tạm làm cầu.

 

Cùng chúng tôi khảo sát khu vực cầu Bến Khốm, đồng chí Bùi Văn Thượng, Bí thư Đảng uỷ xã Thượng Bì cho biết: Một cây cầu rộng rãi, kiên cố, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại cũng như vận chuyển hàng hoá là mong ước từ bao lâu nay của người dân Đầm Sáng. Chính vì thế 9 năm trước, khi cầu Bến Khốm cũ được dỡ đi để xây cầu mới, người dân Đầm Sáng vô cùng vui mừng. Nhưng niềm vui, hy vọng đó nhanh chóng qua đi vì đơn vị xây dựng chỉ đổ được mấy cái mố cầu rồi bỏ vậy. Cầu cũ đã dỡ, cầu mới chưa xong, bí bách với nhu cầu đi lại nên người dân đóng góp vật liệu làm cầu tạm bằng tre. Theo thời gian và do nước lũ, cầu tre hỏng người dân lại góp nhau làm cầu gỗ rồi cầu gỗ hỏng. Xác định không biết đến bao giờ cầu mới làm xong nên xã Thượng Bì đã xin và được huyện hỗ trợ 14 triệu đồng. Xã vận động nhân dân đóng góp tiền, ngày công đổ tạm các tấm bê tông để ghép thành cầu tạm như hiện nay.  

Qua tìm hiểu thực tế chúng tôi được biết, việc thi công cầu Bến Khốm dang dở 9 năm nay dẫn đến 2 hệ luỵ lớn là ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, đi lại, giao lưu hàng hoá và đặc biệt là gây mất ATGT.  

Đồng chí Bùi Thị Thắng, Bí thư chi bộ xóm Đầm Sáng cho biết: Cầu thi công dang dở ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Đây là con đường chính, quan trọng nhất để người dân Đầm Sáng đi lại, người lớn đi làm đồng, trẻ em đi học; nối từ Thượng Bì sang Vĩnh Đồng. Không có cầu, không có đường đi, khó khăn, vất vả vô cùng. Cầu tạm thì không đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân lại liên tục bị hỏng do mưa lũ. Gần đây nhất, cơn mưa ngày 18/5 làm các chân cầu tạm bị xói mòn nghiêm trọng, đe doạ sập cầu, cắt đứt việc đi lại. Trước tình hình đó, xóm đã vận động nhân dân đóng góp tiền và ngày công, sử dụng rọ sắt để cố định và đắp các chân cầu tạm. Mùa mưa lũ năm nay, người dân Đầm Sáng nơm nớp lo sợ cho sự an toàn của cầu tạm. Nếu cầu sập sẽ “chặt đứt” đường đi của bà con.  

Như đã nói ở trên, một trong những vấn đề nguy hiểm đặt ra do thi công cầu Bến Khốm dang dở là gây mất ATGT. Cầu Bến Khốm nằm ở giữa cánh đồng, không gần nhà dân, không có điện chiếu sáng. Cầu đang thi công dang dở nhưng không có biển cảnh báo an toàn, không có barie hoặc vật cản chặn đường đi lên cầu. Vì thế, suốt thời gian dài, vị trí cầu Bến Khốm thi công trở thành “cái bẫy” vô cùng nguy hiểm. Theo đồng chí Bùi Văn Dương, Trưởng Công an xã Thượng Bì: Tại khu vực cầu thi công dang dở đã xảy ra khá nhiều vụ tai nạn giao thông. Điển hình như vụ tai nạn vào tháng 6/2012 làm 1 thanh niên 26 tuổi tử vong và 1 bé 6 tuổi bị thương nặng vì rơi xuống suối. Ngoài ra còn có nhiều trường hợp gãy răng, gãy chân, tay hoặc xây xước phần mềm do ngã xuống suối, nhất là với người dân từ nơi khác đến, không quen đường nên cứ đi thẳng lên cầu đang làm dở. Đặc biệt có trường hợp vào cuối năm 2014, công an xã cùng người dân phát hiện có xe máy rơi xuống suối nhưng không tìm thấy chủ nhân.  

9 năm đã trôi qua, 210 hộ dân xóm Đầm Sáng là hơn 1.000 tính mạng vẫn phải hàng ngày, hàng giờ “vắt vẻo” sự sống trên cây cầu tạm mỏng manh, rộng hơn 1 m và không lan can. Mong mỏi lớn nhất của người dân xóm Đầm Sáng là một cây cầu kiên cố, vững chắc để Bến Khốm không còn là “bến khổ” như gần một thập kỷ nay.

 

                                                                        Dương Liễu

 

Các tin khác


Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục