(HBĐT) - Người Mường ở Việt Nam sống tập trung đông nhất tại tỉnh Hòa Bình. Hòa Bình cũng là cái nôi của nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng, nơi có 63,3% dân số là dân tộc Mường. Suốt chiều dài lịch sử, người Mường đã sáng tạo, chắt lọc, lưu giữ kho tàng di sản văn hóa phong phú, đặc sắc. Trong đó, mo Mường là một hiện tượng văn hóa nổi trội, di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, đặc biệt, quý giá, có giá trị tư tưởng, nhân văn sâu sắc.
Bài 1 - Khẳng định giá trị tiêu biểu, đặc biệt của mo Mường

Bức tranh cuộc sống mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Chất lượng cuộc sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm, xuất hiện ngày càng nhiều hộ làm kinh tế giỏi. Tuy nhiên, để vùng đồng bào DTTS phát triển đồng đều, thu hẹp khoảng cách với vùng thuận lợi, thì cả hệ thống chính trị cần quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, nhằm hiện thực hóa mục tiêu giảm nghèo bền vững tại các xã vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK).
Bài 2 - Nâng cao chất lượng đời sống người dân 

Bức tranh cuộc sống mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Là cửa ngõ vùng Tây Bắc, tỉnh Hòa Bình có dân số trên 83 vạn người, với 6 dân tộc chủ yếu là: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông… trong đó, dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 74,31%. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quan tâm, hỗ trợ phát triển vùng đồng bào DTTS, tỉnh đã có nhiều giải pháp, hoạt động cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đời sống vùng đồng bào DTTS, thúc đẩy KT - XH phát triển, góp phần đảm bảo ANCT - TTATXH địa phương.
Bài 1: Ưu tiên nguồn vốn đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hành trình gìn giữ "vật báu - hồn thiêng" đất Mường

(HBĐT) - Chiêng là "vật báu - hồn thiêng" của cộng đồng người Mường Hòa Bình, tự hào là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Và giờ đây, với cách đưa văn hóa chiêng vào cuộc sống thông qua chất "xúc tác" là âm nhạc, người dân càng thêm quý chiêng, thêm yêu thích, nâng niu những làn điệu chiêng Mường.
Bài 3 -  Sức sống văn hóa chiêng Mường

Hành trình gìn giữ "vật báu - hồn thiêng" đất Mường

(HBĐT) - Năm 2016, cùng với Mo Mường, chiêng Mường được tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mốc son này không chỉ là niềm tự hào đối với đồng bào dân tộc Mường, mà còn là niềm vui lớn cho mỗi người dân Hòa Bình, bởi đây là những nét văn hóa đặc sắc đầu tiên của tỉnh được công nhận. Từ việc đứng trước nguy cơ mai một, giờ đây, chiêng Mường đã có một chỗ đứng xứng đáng. Trân trọng vốn quý văn hóa cha ông để lại, những người con xứ Mường hôm nay bằng tất cả tình yêu văn hóa Mường đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để khẳng định chỗ đứng cho chiêng Mường.
Bài 2 - Để chiêng Mường xứng tầm di sản văn hóa

Hành trình gìn giữ "vật báu - hồn thiêng" đất Mường

(HBĐT) - Với người Mường Hòa Bình, chiêng giữ vị trí đặc biệt linh thiêng. Chiêng có mặt mọi lúc, mọi nơi, trong lễ nghi, tín ngưỡng và suốt cuộc đời của mỗi người. Hội nào thiếu tiếng chiêng, hội đó không to. Tết nào vắng tiếng chiêng, Tết đấy không sung túc. Ngày vui đôi lứa mà không có cồng chiêng, ngày cưới mất vui. Người về với tổ tiên, ông bà có chiêng đưa tiễn... 
Bài 1 - Thăng trầm chiêng Mường

Khi Chỉ thị số 40 đi vào cuộc sống
Khi Chỉ thị số 40 đi vào cuộc sống

(HBĐT) - Tinh thần xuyên suốt của Chỉ thị số 40-CT/TƯ, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (CSXH) là huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đối với chính sách đầy tính nhân văn này. Thực tế cho thấy, nơi nào cấp ủy, chính quyền vào cuộc quan tâm chỉ đạo sát sao, nơi ấy tín dụng chính sách đơm hoa kết trái ngọt. 

Bài 2 - Khơi thông dòng chảy tín dụng chính sách

Khi Chỉ thị số 40 đi vào cuộc sống

(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TƯ, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40), cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể cơ sở và người dân được thụ hưởng chính sách vay vốn ưu đãi của Nhà nước đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động, góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo bền vững của địa phương.
Bài 1: Chính sách của Đảng - điểm tựa của lòng dân

Chuyển động mới của thành phố bên sông Đà

(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình đang bước vào mùa thu lịch sử của truyền thống kiên cường cách mạng. Thu của đổi mới, chuẩn bị hành trang tăng tốc hướng tới những mục tiêu to lớn hơn, phấn đấu là thành phố đạt tiêu chí đô thị loại II, văn minh, hiện đại, có bản sắc, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh, cửa ngõ vùng Tây Bắc.

Dấu ấn kinh tế trang trại

(HBĐT) - Kinh tế trang trại (KTTT) là cơ sở, tiền đề khơi dậy tiềm năng trong Nhân dân để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy áp dụng KH-KT vào sản xuất, góp phần tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, làm tăng khối lượng và giá trị hàng hóa. Tuy nhiên, hiện nay, KTTT phát triển chưa ổn định, không đồng đều giữa các vùng. Đa số các chủ trang trại hoạt động độc lập, chưa có sự liên kết giữa các trang trại với nhau và với tổ chức kinh tế khác như liên kết vùng sản xuất, tiêu thụ, chế biến sản phẩm.

 

Bài 2 - Để kinh tế trang trại phát triển bền vững

Dấu ấn kinh tế trang trại

(HBĐT) - Những năm gần đây, số lượng, chất lượng trang trại không ngừng tăng, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa sản xuất nông nghiệp từ sản xuất nhỏ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, gắn với thị trường tiêu thụ. Các trang trại khai thác được tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động; áp dụng tiến bộ KH-KT, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm. Nhờ vậy, đời sống của người nông dân không ngừng cải thiện, xuất hiện nhiều tỷ phú trang trại.
Bài 1 - Những tỷ phú trang trại

Mường Bi vượt khó vươn tới tương lai

(HBĐT) - Mường Bi - Tân Lạc, 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh đang nỗ lực vượt khó vươn lên hướng tới tương lai tốt đẹp hơn. Diện mạo nông thôn, thị trấn, đô thị ngày càng khang trang, chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao. Từ vùng thuận lợi dọc quốc lộ 6, vùng thượng và cả các xã vùng cao mang những sắc thái ấm no, hạnh phúc.

Động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Là phong trào thi đua yêu nước của nông dân, các cấp Hội Nông dân (HND) có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, phát triển phong trào thi đua SX-KD giỏi trong tình hình mới; quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, thực hiện bằng được lời dạy của Người: "Làm cho người nghèo thì đủ ăn; người đủ ăn thì khá, giàu; người khá, giàu thì giàu thêm".
Bài 2 - Nâng cao hiệu quả phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi

Động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Hiện, với tổng số cán bộ, hội viên nông dân trên 130.680 người, chiếm trên 80% hộ nông nghiệp toàn tỉnh, giai cấp nông dân ngày càng khẳng định vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM văn minh, hiện đại. Việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh (SX-KD) giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng luôn được các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh quan tâm, đặt thành mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm hàng năm để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Bài 1 - Tạo động lực cho nông dân làm giàu

Chuyện về một ngôi làng giữa rừng Biều

(HBĐT) - Làng rừng bản Sưng, xã Cao Sơn hiện diện ở lưng chừng núi Biều, là của quý còn sót lại không chỉ của huyện Đà Bắc mà là của cả quốc gia, nhân loại…

Hiện thực hóa khát vọng thoát ngưỡng "bình bình"

(HBĐT) - Muốn phát triển KT-XH một cách bền vững, nhất thiết phải dựa vào nguồn lực nội tại, đồng thời thu hút nguồn lực từ bên ngoài để tạo đột phá. Xác định rõ điều này, những năm gần đây, tỉnh đã tập trung gỡ "nút thắt” về thủ tục hành chính (TTHC) để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Bài 2 - Tập trung cải cách hành chính để thu hút đầu tư

Hiện thực hóa khát vọng thoát ngưỡng "bình bình"

(HBĐT) - Hòa Bình là cửa ngõ của vùng Tây Bắc và cũng là tỉnh thuộc ven Thủ đô Hà Nội, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển. Trước thời cơ và thách thức, những năm gần đây, tỉnh đã có nhiều nỗ lực để tạo sự bứt phá trên một số lĩnh vực, góp phần tạo nền tảng thúc đẩy phát triển KT-XH, để Hòa Bình sớm thoát khỏi ngưỡng "bình bình”. 
Bài 1 - Thắp sáng lộ trình giảm nghèo bền vững

Xây dựng thương hiệu du lịch Hòa Bình

Bài 2 - Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có thương hiệu
(HBĐT) - Lĩnh vực du lịch của tỉnh có những bước tiến quan trọng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Để du lịch có bước phát triển mới mang tính đột phá, cần các giải pháp và chính sách đặc thù, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Hòa Bình.

Xây dựng thương hiệu du lịch Hòa Bình

Bài 1 - Đánh thức tiềm năng, phát triển ngành "công nghiệp không khói”

(HBĐT) - Với vị trí thuận lợi, phong cảnh tươi đẹp, hùng vĩ và bản sắc văn hóa độc đáo, Hòa Bình có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành các nghị quyết, đề án, kế hoạch... để khai thác tiềm năng, phát triển du lịch, đưa ngành "công nghiệp không khói” trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn.

Màu xanh no ấm

(HBĐT) - Hiện, toàn tỉnh có 459.063 ha đất tự nhiên, trong đó, 298.013 ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp (chiếm 64,66%). Diện tích đất quy hoạch rừng sản xuất là 149.492 ha (chiếm 51,7% tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp). Sản xuất lâm nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, thu nhập cho dân cư nông thôn. Bên cạnh giá trị kinh tế, sản xuất lâm nghiệp còn có vai trò đảm bảo độ che phủ rừng (trên 50%), duy trì nguồn nước, chống xói mòn, cân bằng môi trường sinh thái, thúc đẩy ngành du lịch phát triển và đảm bảo AN-QP.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI(nhiệm kỳ 2015-2020):
Động lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Gắn phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau" với phong trào thi đua "Cả nước chung tay xây dựng NTM"; thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi về tín dụng, y tế, giáo dục, đầu tư hạ tầng; phát huy tối đa mọi nguồn lực trong xã hội, lồng ghép các chương trình, dự án giúp hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập và vươn lên khá giả... Bằng quyết tâm, nỗ lực, tỉnh ta đã đạt được dấu ấn nổi bật trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV).

Dấu ấn 10 năm xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Qua gần 10 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, thay đổi diện mạo khu vực nông thôn, khẳng định kết quả phong trào xây dựng NTM trong những năm qua là rất quan trọng trong phát triển KT-XH, được xác định là chương trình trọng tâm giai đoạn 2010 - 2020. 

Bài 2 - Lan tỏa phong trào xây dựng nông thôn mới

Dấu ấn 10 năm xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) -Sau 10 năm thực hiện (2010-2020), chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn của tỉnh. 

Bài 1 - Thành công từ sự đồng thuận

Đắm say vẻ đẹp ruộng bậc thang Miền Đồi

(HBĐT) - Nhắc đến ruộng bậc thang ở Hòa Bình không thể không nói đến ruộng bậc thang ở Miền Đồi, một xã vùng 135 của huyện Lạc Sơn. Đây thực sự là một công trình nhân tạo ấn tượng của huyện Lạc Sơn nói riêng và trên vùng đất cửa ngõ Tây Bắc nói chung.

Giữ “hồn Mường” cho vùng đất cổ Mường Bi

(HBĐT) - Những người con sinh ra, lớn lên ở huyện Tân Lạc luôn tự hào về vùng đất cổ Mường Bi, cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình, nơi ra đời sự tích núi thiêng trong cuốn sử thi "Đẻ đất, đẻ nước".