(HBĐT) - Chúng tôi có dịp về thăm vùng "đất thép” Củ Chi. Nơi từng được xem là "tọa độ hủy diệt” của đế quốc Mỹ, khi chúng đã ném xuống đây khoảng 240.000 tấn bom đạn với quyết tâm hủy diệt vùng đất nhỏ bé này. Được trực tiếp nghe, nhìn và tìm hiểu hệ thống đường hầm tỏa rộng chằng chịt trong lòng đất, chúng tôi thêm hiểu và thấm thía hơn giá trị của hòa bình, độc lập. Chẳng vậy mà địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc như một huyền thoại của thế kỷ XX và trở thành "địa chỉ đỏ" giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng.

Kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Ký ức tháng 10 lịch sử

Những ngày này, Hà Nội đang tưng bừng kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2019), đường phố rợp cờ hoa, lòng người rộn ràng niềm vui.

Chuyện về những người cõng chữ lên... mây

Bài 2 - Tiếng "dương cầm" của đá




(HBĐT) - Đã hơn 2 năm nay, ngày nào cũng vậy, nắng cũng như mưa, khoảng 19h, trong ngôi nhà gỗ nhỏ của cô giáo Lò Thị Chính, xóm Thung Ảng vang tiếng đánh vần i, tờ của những học viên lớp phổ cập giáo dục (xóa mù) cho người lớn vọng vào đá núi. Ngỡ như tiếng "dương cầm” thánh thót vào đêm...

Chuyện về những người cõng chữ lên... mây

Bài 1 - Nhọc nhằn "cõng” chữ lên... mây

(HBĐT) - Với ước nguyện góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông ở Thung Mặn, Thung Ảng - nơi xa nhất của xã Hang Kia (Mai Châu), hàng ngày, hàng đêm, ngày nắng cũng như ngày mưa, 20 giáo viên trường TH&THCS Hang Kia B âm thầm vượt qua bao nỗi nhọc nhằn để "gieo” từng con chữ trên đá núi tai mèo sắc lẹm...

Thắp sáng miền ký ức Điện Biên

(HBĐT) - Có người trải qua 56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, chắc tay súng xung phong qua 3 trận đánh, cũng có người khi hành quân đến cứ điểm Điện Biên Phủ lá cờ "Quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam đã tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cát, nhưng trong tim họ - những cựu chiến binh năm xưa vẫn luôn sáng lên niềm tự hào: là chiến sỹ Điện Biên!

 “Đất thức” Kỳ Sơn

(HBĐT) - Sau một thời gian dài trầm lắng, huyện Kỳ Sơn được biết đến là vùng "đất thức” - hội tụ cơ bản những điều kiện để bứt phá, vươn lên mạnh mẽ. Phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, có cả đồng bằng, cả núi non hùng vĩ, đất đai màu mỡ, hạ tầng giao thông kết nối đường thủy và đường bộ, hầu hết các vùng đất trên địa bàn huyện đang tạo ra sức hút đối với các nhà đầu tư.

Bài dự thi Phóng sự - Ký sự về chủ đề "Hòa Bình - Dấu ấn đổi mới"
 Dấu ấn Dự án giảm nghèo

Bài 2 - Giúp người dân phát triển sinh kế bền vững


(HBĐT) - Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng, Dự án giảm nghèo (DAGN) giai đoạn 2 tỉnh Hòa Bình tập trung hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững cho người dân. Hoạt động này được thực hiện thông qua hỗ trợ theo nhóm đồng sở thích (CIG) mà không hỗ trợ từng gia đình đơn lẻ. Đây là cách tiếp cận mới và khá thách thức. Tuy nhiên, đánh giá chung toàn giai đoạn, Hòa Bình là một trong những điểm sáng của các tỉnh miền núi phía Bắc trong hoạt động này.

Bài dự thi Phóng sự - Ký sự về chủ đề "Hòa Bình - Dấu ấn đổi mới"
 Dấu ấn Dự án giảm nghèo


Bài 1:  Bức tranh mới ở vùng nông thôn khó khăn


(HBĐT) - Tiếp nối thành công của giai đoạn 1, do vẫn là một trong những tỉnh khó khăn ở khu vực miền núi phía Bắc nên tỉnh tiếp tục được các bộ, ngành T.Ư và Ngân hàng Thế giới (WB) lựa chọn là 1 trong 6 tỉnh tham gia Dự án giảm nghèo (DAGN) các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2. Được triển khai từ năm 2010 - 2018, về cơ bản dự án đã đạt được mục tiêu nâng cao mức sống của người hưởng lợi vùng dự án; tăng cường năng lực thể chế của chính quyền cơ sở, năng lực sản xuất của cộng đồng; hỗ trợ lập kế hoạch phát triển KT – XH cấp xã và tăng cường liên kết thị trường, sáng kiến kinh doanh.

Phóng sự xã hội:
Nhộn nhịp phố “ẩm thực đêm” đê Đà Giang

(HBĐT) - Khác với cái mộc mạc mấy năm về trước của con đê dọc bờ sông Đà, một phố "ẩm thực đêm” giữa lòng TP Hòa Bình hiện ra trên đường đê Đà Giang, phường Phương Lâm như minh chứng cho sự vươn lên mạnh mẽ của một thành phố đang trên đà cất cánh. Phố ẩm thực đêm khoác lên mình chiếc áo mới của những ánh đèn lấp lánh từ những nhà hàng, quán ăn uống từ sang trọng đến bình dân, là điểm hẹn mỗi tối và cuối tuần của nhiều người dân thành phố, nhất là các bạn trẻ.

Bài dự thi Phóng sự - Ký sự về chủ đề "Hòa Bình - Dấu ấn đổi mới"
Hòa Bình - hiện thực khát vọng phát triển

Bài 3: Thay đổi tư duy, quyết liệt hành động

(HBĐT) - Tỉnh đang đứng trước những cơ hội phát triển to lớn với mục tiêu, hướng đi đã định hình rõ nét. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các sở, ngành chức năng và cấp ủy, chính quyền địa phương đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, giao việc cụ thể, sát sao đôn đốc, gắn với trách nhiệm người đứng đầu, khắc phục sự yếu kém trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, tháo gỡ khó khăn, cản trở sự phát triển. Quyết tâm phấn đấu ở mức cao nhất các chỉ tiêu dự báo khó đạt của Nghị quyết Đại hội, hiện thực hóa khát vọng phát triển, vững bước trong công cuộc đổi mới.

Bài dự thi Phóng sự - Ký sự về chủ đề "Hòa Bình - Dấu ấn đổi mới"
Hòa Bình - hiện thực khát vọng phát triển

Bài 2:  Thách thức và cơ hội


(HBĐT) - Dẫu còn không ít khó khăn phải có giải pháp quyết liệt để vượt qua, nhưng Hòa Bình đang được nhìn nhận và đặt trong tâm thế mới. Nếu như trước đây, tỉnh có cảm giác xa lắc xa lơ, khó khăn, chậm phát triển, thì nay, Hòa Bình là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô, vùng động lực hướng tới sự phát triển mạnh mẽ.

Bài dự thi Phóng sự - Ký sự về chủ đề "Hòa Bình - Dấu ấn đổi mới"
Hòa Bình - hiện thực khát vọng phát triển

Bài 1: Những kết quả lạc quan


(HBĐT) - Hòa Bình đang trong quá trình thay đổi mạnh mẽ, kể cả trong tư duy, hành động và trong cả diện mạo KT-XH. Không chỉ có sự chuyển động trong hệ thống chính trị mà ngay cả với đại bộ phận nhân dân đang được thụ hưởng và cảm nhận rõ rệt thành quả của sự đổi mới. Những sắc màu tươi mới, lạc quan trải dài trên khắp quê hương.

Núp bóng dự án để khai thác vàng trái phép ở xã Mỵ Hòa

Bài 2 - Lợi dụng thực hiện dự án nạo vét lòng hồ để khai thác vàng trái phép 
(HBĐT) - Qua kiểm tra công tác nạo vét lòng hồ Gốc Thị, xóm Đồng Hòa II, UBND xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) đã nhiều lần phát hiện, lập biên bản và yêu cầu tạm dừng việc nạo vét khi phát hiện hoạt động khai thác vàng sa khoáng từ phía đơn vị thi công. Tuy vậy, sau nhiều lần đình chỉ thi công, đến nay, các đối tượng phớt lờ yêu cầu của chính quyền địa phương, ngang nhiên hoạt động khai thác vàng trái phép...

Núp bóng dự án để khai thác vàng trái phép ở xã Mỵ Hòa

Bài 1 - Dự án bất thường nơi "rốn” vàng

(HBĐT) - Lợi dụng việc triển khai thực hiện dự án nạo vét, cải tạo hồ thủy lợi Gốc Thị tại xóm Đồng Hòa II, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi), các đối tượng núp dưới danh nghĩa đơn vị thi công đã đưa máy móc, thiết bị vào để khai thác vàng trái phép trong một thời gian dài.

Côn Đảo - ký ức, hiện tại và tương lai

(HBĐT) - Những ngày tháng 8, tôi may mắn được tham gia đoàn công tác của Báo Hòa Bình vào các tỉnh phía Nam. Điểm đến đầu tiên của đoàn là huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ sân bay Tân Sơn Nhất, chỉ hơn 40 phút bay là chúng tôi đã tới Côn Đảo. Từ trên cao nhìn xuống thấy những hòn đảo nhấp nhô, trong đó, Côn Đảo là đảo lớn nhất nổi lên giữa biển xanh bao la, sóng vỗ dạt dào bên những bờ cát trắng xóa. Côn Đảo có hình dạng như một con gấu lớn quay lưng về đất liền, chân hướng ra biển Đông.

Đổi thay của những tộc người đặc biệt vùng Tây Bắc

Nhờ triển khai thực hiện Đề án 1672 lồng ghép với các chương trình khác của Chính phủ, đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống và Cơ Lao đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, khiến một số mục tiêu đề ra đạt thấp.

Đổi thay của những tộc người đặc biệt vùng Tây Bắc

Trước nguy cơ tụt hậu của đồng bào bốn dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao, cùng với hàng loạt chính sách đầu tư cho đồng bào vùng cao, tháng 9-2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1672/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cơ Lao” (gọi tắt là Đề án 1672). Qua gần 10 năm thực hiện, Đề án đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho đồng bào phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Đổi thay của những tộc người đặc biệt vùng Tây Bắc

Dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cơ Lao là các dân tộc thiểu số rất ít người, đặc biệt khó khăn của vùng Tây Bắc; sinh sống tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang. Trong những năm qua, từ sự đầu tư của Nhà nước, nhất là từ Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao”; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào bốn dân tộc này có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn có những khó khăn tồn tại, nhiều chính sách của Nhà nước khi đầu tư cho bà con còn bất cập, cần phải xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Giữ mầu xanh Trường Sa

Quá nửa năm, quần đảo Trường Sa chưa được đón trận mưa đầu mùa, không khí nóng nực, bức bối đến khó thở. Đối với lính đảo, nước ngọt là thứ rất quý giá. Thế nhưng, đặt chân lên bất cứ đảo nổi nào, chúng tôi đều thấy cây cối xanh ngắt một mầu, từ cầu tàu cho đến cuối đảo. Trên đảo Sơn Ca, hai cây quất nhận từ huyện Văn Giang (Hưng Yên) gần Tết năm trước nay còn đơm hoa, đậu quả trái mùa.

Chuyến tàu nặng tình cá nước - Bài 2: Những người mẹ của chiến sĩ Trường Sa

Trên con tàu quân y 561 xuất phát từ cảng Cam Ranh vào một ngày Hè 2019, trong số hơn 100 thân nhân các chiến sỹ Trường Sa có mười người là mẹ bộ đội. Đây là con số ấn tượng, bởi do điều kiện đặc thù của hành trình ra quần đảo Trường Sa - thời gian dài, sóng, gió và nắng, không phù hợp với những người phụ nữ lớn tuổi.

Phòng, chống tội phạm mua bán người - người dân là trung tâm

(HBĐT) - Hưởng ứng ngày "Toàn dân phòng chống mua bán người (MBN)”, mới đây, Hội LHPN tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động phòng, chống MBN. Tại hội thảo, có nhiều kiến nghị, đề xuất với cơ quan chức năng trong xây dựng, tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn loại tội phạm này. Trong đó, xác định nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa xã hội là một trong những giải pháp quan trọng. 

Bất chấp nguy hiểm, người dân vẫn vô tư tắm sông Đà

(HBĐT) - Cứ vào khoảng 16h - 16h30’ hàng ngày, không chỉ người lớn mà có cả hàng chục đứa trẻ từ 5 - 7 tuổi vô tư ngụp lặn, tắm mát làm náo động cả một khúc sông Đà. Đáng nói, chỉ cách nơi mà cả trăm con người vẫn tắm mát vào những buổi chiều hàng ngày khoảng trăm mét là điểm xảy ra vụ 8 trẻ đuối nước thương tâm xảy ra cách đây chưa lâu. Có lẽ, nhiều người đã quên ký ức của... dòng sông.

Chuyến tàu nặng tình cá nước - Bài 1: Bốn bông hoa “Vợ chiến sỹ Trường Sa”

Trên chuyến tàu chở hàng trăm thân nhân rời cảng Cam Ranh ra quần đảo Trường Sa vào một ngày Hè 2019 có bốn "bông hoa” nổi bật.

Nghênh ngang xe máy điện

(HBĐT) - Không đội mũ bảo hiểm (MBH); phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng; nghênh ngang đi hàng 2, hàng 3 trên đường... Đó là những hình ảnh khá phổ biến của nhiều cô, cậu thanh thiếu niên, học sinh đi xe máy điện khi tham gia giao thông mà có thể dễ dàng nhận thấy khi đi trên các tuyến đường của TP Hoà Bình...