(HBĐT) - Một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII xác định, tỉnh khẩn trương hoàn thiện các thủ tục trình tổ chức UNESCO hồ sơ di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể (PVT) mo Mường ghi danh tại danh sách DSVH PVT cần bảo vệ khẩn cấp. Hiện nay, tỉnh Hòa Bình và các tỉnh, thành phố đang phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ VH-TT&DL hoàn thiện các thủ tục đệ trình UNESCO, góp phần bảo tồn, tôn vinh giá trị mo Mường. 

Mo Mường - SOS!: Bài 2 - Cứu áng mo Mường

 (HBĐT) - Bước vào độ tuổi 80, Nghệ nhân Ưu tú Quách Văn Đào, xã Sào Báy (Kim Bôi) không còn nhớ hết những bài mo ông bà truyền lại, khi thực hành một số nghi lễ mo cũng đã bị quên, lẫn ít nhiều. Khi biết chúng tôi tìm hiểu về mo Mường, người nghệ nhân già trải lòng: "Với hơn 50 năm thực hành mo, tôi đã từng chứng kiến nốt thăng và cả những nốt trầm của di sản văn hóa (DSVH) mo Mường. Không đau đáu nỗi niềm sao được khi mà chẳng mấy năm nữa, lớp thầy mo già lần lượt về Mường ma mang theo cả những áng mo. Hậu thế liệu có giữ lại được mo khi mà lâu nay mo thường chỉ lưu truyền bằng truyền khẩu?!".

Mo Mường - SOS!: Bài 1 - Đừng để "hồn thiêng” trở thành ký ức

(HBĐT) - Không chỉ là loại hình di sản chứa đựng những tinh hoa văn hóa đặc sắc, mo còn được xem là "hồn thiêng” gắn liền với sức mạnh tinh thần và giữ cho nguyên khí của dân tộc mãi trường tồn, hưng thịnh. Quý giá, linh thiêng nhường vậy nhưng sự phát triển của mo Mường đang "rơi” vào một đoạn trầm đáng tiếc, bởi trong cộng đồng người Mường hiện nay không còn mấy ai am hiểu tường tận về mo và giá trị của Mo... Chính vì lẽ đó, các tỉnh có dân tộc Mường sinh sống đang cùng nhau hiện thực hóa quyết tâm đưa mo Mường đệ trình UNESCO công nhận là "Di sản văn hóa (DSVH) thế giới cần được bảo vệ khẩn cấp”.

Chuyện ở xóm người Dao du canh du cư

(HBĐT) - Ngày trước người Dao sống du canh du cư nay đây mai đó dọc theo sông Đà. Năm 1966, những hộ dân đầu tiên chuyển về Thung Dao Bắc tìm đất địch cư. 28 hộ ban đầu là những người Dao ở xóm Hạ Sơn, xã Tú Sơn (Kim Bôi), một số hộ ở xóm Rãnh - xã Toàn Sơn, xóm Mạ, Mít - xã Tú Lý (Đà Bắc), xóm Tiến Lâm - xã Bắc Phong (Cao Phong), xóm Khuôi - phường Thái Bình (TP Hòa Bình).

Những điểm nhấn chăm sóc sức khỏe Nhân dân: Bài 2 - Tạo điều kiện để người dân tiếp cận với dịch vụ y tế tốt hơn

(HBĐT) - Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác khám, chữa bệnh (KCB) trong tỉnh còn nhiều khó khăn, hạn chế. Tuyến tỉnh thiếu thiết bị y tế hiện đại; tuyến huyện thiếu thiết bị y tế hỗ trợ; các trạm y tế thiếu thiết bị cơ bản; đội ngũ y, bác sỹ thiếu nhiều… Để từng bước tháo gỡ khó khăn những vấn đề này, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU, ngày 21/6/2023 về nâng cao chất lượng, năng lực khám bệnh, chữa bệnh cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Những điểm nhấn chăm sóc sức khỏe Nhân dân: Bài 1 - Bước tiến trong chăm sóc, nâng cao sức khỏe

(HBĐT) - Hiện nay, Sở Y tế có 19 đơn vị trực thuộc, gồm 9 đơn vị tuyến tỉnh và 10 đơn vị tuyến huyện. Trong nửa nhiệm kỳ 2020 - 2025, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, ngành Y tế đã tạo dấu ấn trong thực hiện tốt công tác tham mưu cho tỉnh trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân (CSSKND) các dân tộc trên địa bàn.

Người có uy tín - nhịp cầu gắn kết giữa ý Đảng, lòng dân

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình hiện có 1.276 người có uy tín (NCUT) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại 1.290 thôn, bản. NCUT là lực lượng quần chúng đặc biệt, nhịp cầu gắn kết giữa ý Đảng và lòng dân; là trung tâm khối đại đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân cư. Trước yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát huy vị trí, vai trò của NCUT trong xây dựng hệ thống chính trị tại cơ sở, giữ vững trật tự an toàn xã hội, đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT - XH của địa phương.

Tháng 7 về, Côn Đảo trọn nghĩa tri ân

Với nguồn lực từ Trung ương và tỉnh, sự nỗ lực của Chính quyền và người dân địa phương, Côn Đảo vươn mình phát triển mạnh mẽ từng ngày. Nhưng vùng đất linh thiêng của Tổ quốc đã và sẽ luôn như thế. Xinh đẹp và thanh bình, từng gốc cây, ngọn cỏ ghi dấu một thời kỳ bi tráng của cha anh.

HĐND tỉnh khoá XVII khai mạc Kỳ họp thường lệ giữa năm 2023: Cử tri quan tâm các vấn đề xã hội, phát triển kinh tế

(HBĐT) - Sáng 13/7, đông đảo cử tri và Nhân dân trên địa bàn tỉnh đã tập trung theo dõi phiên khai mạc Kỳ họp thường lệ giữa năm 2023, Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 trên các chương trình truyền hình trực tiếp của Đài PT-TH tỉnh và Báo Hoà Bình điện tử. Tại các địa phương, nhiều cử tri quan tâm, theo dõi sát phiên khai mạc, đồng thời bày tỏ vui mừng trước những kết quả nổi bật mà tỉnh ta đạt được trong 6 tháng qua.  

Xây dựng thành phố Hòa Bình xanh - sạch - đẹp: Bài 3 - Huy động nguồn lực xây dựng thành phố đạt tiêu chí đô thị loại II

(HBĐT) - Thành ủy Hòa Bình đang tập trung cao độ đẩy nhanh tiến độ quy hoạch (QH), quản lý QH, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, huy động tốt các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình trọng điểm, chỉnh trang diện mạo đô thị xanh, sạch, đẹp, thân thiện, nâng cao chất lượng sống của người dân, phấn đấu xây dựng TP Hòa Bình đạt tiêu chí đô loại loại II trước năm 2025, xa hơn là đô thị có bản sắc, đáng sống của khu vực theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ II.

Xây dựng thành phố Hòa Bình xanh - sạch - đẹp: Bài 2 - Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên lập lại trật tự đô thị

(HBĐT) - Nghị quyết số 03-NQ/TH.U, ngày 20/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hòa Bình về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương; cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý đô thị, quản lý đất đai trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025 đang tạo ra chuyển tích cực trong nhận thức, hành động của CB, ĐV, lan tỏa trong quần chúng nhân dân, tăng cường quản lý đô thị, đất đai tại nhiều xã, phường trên địa bàn.

Xây dựng thành phố Hòa Bình xanh - sạch - đẹp: Bài 1 - Lập lại trật tự đô thị - nhìn từ phường Phương Lâm

(HBĐT) - Những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền TP Hòa Bình tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, đô thị, đất đai để đáp ứng yêu cầu xây dựng thành phố ngày càng văn minh, hiện đại, có bản sắc, xứng đáng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh.

Đi tìm loại cây “3 lá đoạt một mạng người” trên đất Mường Vang

(HBĐT) - Lá xanh mướt, những chùm hoa màu vàng hoàng yến kiêu sa, nhưng đó lại là một thứ độc dược cực mạnh. Chỉ nghe đến cái tên, nhiều người đã nổi da gà, dựng tóc gáy, lỡ gặp loài cây này trên đường rừng đều tránh xa...

Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện các đột phá chiến lược ở huyện Yên Thủy: Bài 3 - Tiên phong trong hiện đại hóa và cải cách hành chính

(HBĐT) - Liên tiếp trong 2 năm 2021, 2022, huyện Yên Thủy được đánh giá dẫn đầu toàn tỉnh về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và các huyện, thành phố (DDCI). Năm 2022, Yên Thuỷ là địa phương duy nhất được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá thuộc nhóm tốt với thang điểm 85,54/100 điểm. Yên Thủy cũng là huyện đầu tiên trong tỉnh triển khai thực hiện phòng họp không giấy tờ nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), hướng đến xây dựng chính quyền điện tử, góp phần đồng hành, hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp, người dân. Đây cũng là một trong những đột phá quan trọng của huyện trong hoàn thiện thể chế, trọng tâm là CCHC trong nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng.

Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện các đột phá chiến lược ở huyện Yên Thủy: Bài 2 - Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Thủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực; quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đồng thời, xây dựng phương án giải quyết các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) chưa đạt chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực yếu kém. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tạo sự chuyển biến, đột phá trong thực thi công vụ.

Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện các đột phá chiến lược ở huyện Yên Thủy: Bài 1 - Đẩy nhanh phát triển đô thị và hạ tầng giao thông

(HBĐT) - Đại hội Đảng bộ huyện Yên Thủy lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt mục tiêu đến năm 2024 trở thành huyện nông thôn mới. Để hiện thực hóa mục tiêu này, huyện đề ra một số giải pháp quan trọng, trong đó có 3 giải pháp mang tính đột phá chiến lược, đó là: hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật cả về số lượng, chất lượng, trong đó chú trọng chất lượng; phát triển nguồn nhân lực; hoàn hiện thể chế, trọng tâm là cải cách hành chính. Nửa nhiệm kỳ vừa qua, việc thực hiện các đột phá đã giúp huyện thực hiện đạt 9/17 chỉ tiêu KT-XH, tạo đà cho việc tăng tốc để hoàn thành chỉ tiêu nghị quyết trong nửa cuối nhiệm kỳ đầy thử thách, khó khăn trước mắt.

Từ việc mua bán đất trái phép ở Đồi Thung đến hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản: Bài 2 - Có hay không hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

(HBĐT) - Chỉ với những sổ đất canh tác, đất rừng phòng hộ đặc dụng và hợp đồng mua bán, chuyển nhượng trái pháp luật chẳng khác gì mớ... giấy lộn, nhưng bà Bùi Thị Hồng đã "đẩy” sang cho người khác "ôm hộ” để đổi lấy nhiều bất động sản trị giá nhiều tỷ đồng ngay giữa trung tâm thành phố...

Từ việc mua bán đất trái phép ở Đồi Thung đến hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản: Bài 1 - Bán đất trái phép, nhiều hộ dân mất quyền sử dụng đất

(HBĐT) - Khi thông tin về việc Tập đoàn Sun Group xin chủ trương khảo sát lập dự án đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp tại khu vực Đồi Thung, xã Quý Hòa (Lạc Sơn) được UBND tỉnh chấp thuận, ngay lập tức khu vực này lên cơn "sốt đất”. Nhiều kẻ mang danh nghĩa "nhà đầu tư” nhảy vào "ôm” hàng chục ha đất để trục lợi khi dự án được triển khai. Tuy nhiên, sau cơn sốt đất, nhiều lá đơn kêu cứu được gửi đi khắp nơi...

Chuyện giữ rừng ở Kim Bôi

(HBĐT) - Nhà có nhiều hay ít cũng đều phải có trách nhiệm giữ rừng như nhau; bất kỳ ai có hành vi xâm hại rừng đều phải chịu phạt. Điều này được 100% người dân xóm Bưa Cầu, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) nhất trí đưa vào hương ước của xóm để bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR). Chỉ tay về phía con suối Trầm, anh Bùi Văn Thí, Phó trưởng xóm Bưa Cầu cho hay, chẳng phải tự nhiên mà con suối này chảy quanh năm chưa bao giờ cạn nước, dù là giữa mùa khô.

Người duyên nợ với Hòa Bình

(HBĐT) - Bấy lâu nay, khách du lịch đến với lòng hồ Hòa Bình là được thưởng ngoạn "Vịnh Hạ Long” trên cạn với những danh thắng, những món ăn đặc sản, thỏa chí chèo thuyền, đắm mình trong khung cảnh hùng vĩ. Nhưng với ông Nguyễn Xuân Thắng nó còn đem lại giá trị hơn nhiều, đó là sức khỏe.k

Gỡ nút thắt phát triển hạ tầng công nghiệp: Bài 3 - Quyết liệt chỉ đạo chuẩn bị quỹ đất sạch thu hút đầu tư

(HBĐT) - Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các giải pháp tháo gỡ khó khăn, phát triển hạ tầng công nghiệp, chuẩn bị quỹ đất sạch để thu hút đầu tư.

Tìm hướng đi bền vững cho nông sản chủ lực “xuất ngoại”: Bài 2 - Gỡ "nút thắt”, tạo đà cho xuất khẩu nông sản

(HBĐT) - Tính đến hết năm 2022, giá trị sản phẩm trung bình trên đơn vị diện tích đất canh tác trồng trọt đạt từ 160-165 triệu đồng/ha. Trong 2 năm 2021-2022, tốc độ tăng trưởng GRDP toàn tỉnh đạt 6,2%, trong đó, ngành NN&PTNT đã đóng góp 4,69%. 6 tháng đầu năm 2023, ước tốc độ tăng trưởng GRDP toàn tỉnh chỉ đạt 0,39% nhưng riêng ngành NN&PTNT chiếm tới 3,45%, điều này khẳng định vai trò trụ đỡ quan trọng của ngành đối với nền kinh tế. Dù vậy, nền nông nghiệp vẫn được đánh giá là phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và xuất khẩu nông sản chiếm tỉ trọng nhỏ.

Tìm hướng đi bền vững cho nông sản chủ lực “xuất ngoại”: Bài 1- Nỗ lực để có được "visa” ra thế giới

 
(HBĐT) - Nhiều năm qua, nông nghiệp luôn là lĩnh vực nhận được sự quan tâm, đầu tư phát triển và đã chứng minh vai trò quan trọng trong tăng trưởng, phát triển kinh tế. Ngành nông nghiệp tỉnh đã tập trung xây dựng nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ cho việc đưa nông sản thế mạnh, đặc trưng của tỉnh lần lượt "xuất ngoại”.
 

Thành phố Hòa Bình vươn tầm đô thị loại II: Bài 2 - Kỳ vọng “về đích” đúng hẹn

(HBĐT) - Bên cạnh những thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ thành phố Hòa Bình (TPHB) lần thứ II, thành phố vẫn gặp không ít khó khăn, thách thức trong hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn để trở thành đô thị loại II trước năm 2025. Song, TPHB quyết tâm hoàn thành mục tiêu nghị quyết đã đề ra, "về đích” đúng hẹn.

Huyện Tân Lạc - gian nan hành trình thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân nơi “cổng trời”

(HBĐT) - Chỉ nhác thấy bóng dáng người lạ, một bóng người lao vụt qua cửa, thoáng chốc đã mất dạng phía rừng xa... Nếu không được tận mắt chứng kiến, có lẽ chúng tôi cũng không thể tưởng tượng được những gian nan trên hành trình thu nhận hồ sơ làm căn cước công dân (CCCD) cho những người yếu thế, có bệnh tâm thần của lực lượng Công an ở nơi "cổng trời” của huyện Tân Lạc.