(HBĐT) - Để khắc phục khó khăn, nâng cao mức sống cho người dân, tỉnh Hòa Bình đã triển khai hàng loạt nghị quyết, văn bản chỉ đạo tạo "đòn bẩy” giúp các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) phát triển bền vững. Đối với tỉnh, việc triển khai các văn bản chỉ đạo, chương trình có ý nghĩa hết sức quan trọng do ĐBDTTS&MN sinh sống chủ yếu ở vùng núi cao, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, xuất phát điểm rất thấp; đây là vùng "lõi nghèo” của cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh.

Nghị quyết soi đường vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Hòa Bình: Bài 2 - Đến vùng di dân sạt lở do thiên tai

(HBĐT) - Là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt, độ dốc lớn, những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh xảy ra hầu hết các loại hình thiên tai như: mưa đá, dông lốc, lũ ống, lũ quét, trượt sạt, lở đất, lở đá gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất, tính mạng, đời sống của Nhân dân. Cấp uỷ, chính quyền các địa phương đang tập trung thực hiện các giải pháp ổn định cuộc sống, hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân vùng thiên tai, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), màu xanh đã trở lại trên vùng đất bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai.

Nghị quyết soi đường vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Hòa Bình: Bài 1 - Từ "điểm nóng” ma túy Hang Kia, Pà Cò

(HBĐT) - Hòa Bình là 1 trong 10 tỉnh có người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tỷ lệ cao (74,43%), gồm các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông cùng sinh sống. Toàn tỉnh 145/151 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), trong đó, 59 xã khu vực III, 12 xã khu vực II, 74 xã khu vực I và 86 thôn, xóm đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc các xã khu vực II và khu vực I. Do vậy, ưu tiên đầu tư, phát triển toàn diện KT-XH và phát huy vai trò của đồng bào DTTS được tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cũng là giải pháp chiến lược nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Xung quanh vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân các khu tái định cư vùng thiên tai
Bài 2 - Tập trung giải quyết vướng mắc, ổn định cuộc sống người dân

(HBĐT) - Những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, hộ dân tại các khu tái định cư (TĐC) đã sinh sống ổn định. Tuy nhiên, phần lớn hộ di dân vùng thiên tai chuyển về các khu TĐC chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Đây là vấn đề đang được các cấp, ngành, địa phương đưa ra giải pháp tích cực, góp phần sớm hoàn thiện các thủ tục pháp lý đảm bảo quyền, lợi ích cho người dân.

Xung quanh vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân các khu tái định cư vùng thiên tai
Bài 1 - Phần lớn người dân các khu tái định cư chưa được cấp giấy chứng nhận

(HBĐT) - Những năm qua, nhiều địa phương trong tỉnh gánh chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, sạt lở. Hàng nghìn hộ mất nhà cửa, đất sản xuất. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nhiều khu tái định cư (TĐC) đã được xây dựng mới, góp phần ổn định lâu dài đời sống người dân. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, vẫn còn nhiều hộ chưa được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nơi ở mới, ảnh hưởng phần nào đến cuộc sống và quyền lợi của người dân.

Gặp cựu chiến binh Tây Tiến trên đất Mai Châu

(HBĐT) - "Sông Mã xã rồi Tây Tiến ơi!/Nhớ về rùng núi, nhớ chơi vơi… Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” (trích bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng). Hơn 75 năm đã trôi qua, Ban liên lạc truyền thống Tây Tiến có dịp về thăm lại mảnh đất Mai Châu - nơi chiến trường xưa còn in nhiều dấu ấn. Chúng tôi may mắn có dịp gặp gỡ Ban liên lạc truyền thống Tây Tiến, được hòa chung dòng hồi ức của ông Giang Hồng Phúc - nhân chứng sống cho thời kỳ đầu thành lập Trung đoàn 52 Tây Tiến.

Nhiều khó khăn trong triển khai các dự án trọng điểm của tỉnh trên địa bàn huyện Kim Bôi

Bài 2 - Vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc từ đầu, từ sớm, từ cơ sở 

(HBĐT) - Thực hiện quan điểm chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy về việc rà soát, đánh giá, tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh trên địa bàn huyện Kim Bôi, Huyện ủy, UBND huyện Kim Bôi đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc với tinh thần "nắm chắc tư tưởng Nhân dân, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án từ đầu, từ sớm, từ cơ sở”.

Nhiều khó khăn trong triển khai các dự án trọng điểm của tỉnh trên địa bàn huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Kim Bôi đang triển khai thực hiện 2 dự án trọng điểm của tỉnh, gồm dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu); dự án quần thể khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ tại xã Kim Bôi và Cuối Hạ. Quá trình triển khai địa phương gặp một số khó khăn, vướng mắc. Trong đó, vướng mắc lớn nhất là sự đồng thuận của người dân trong công tác giải phóng mặt bằng. 

 Bài 1 - Những "siêu” dự án ảnh hưởng đến nhiều đối tượng sử dụng đất

Sức sống mới ở xã vùng cao Vân Sơn

(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 4, chúng tôi trở lại thăm xã vùng cao Vân Sơn (Tân Lạc). Con đường đến trung tâm xã khó đi năm nào đã được đầu tư êm thuận. Từ cung đường trên cao nhìn xuống, những ngọn đồi hình bát úp giữa thung lũng xanh với từng làn mây trắng sà xuống tạo cảm giác như ở chốn thiên thai. Cuộc sống người dân nơi đây đang đổi thay từng ngày.

Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lạc Thủy - khi ý Đảng hợp lòng dân: Bài 3 - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lạc Thủy trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nhất là khi người đứng đầu cấp ủy có sự đổi mới về phong cách lãnh đạo, sáng tạo, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành không chỉ mang lại diện mạo mới tại các làng quê mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đời sống của người dân được nâng cao, quản lý dân chủ.

Khát vọng “lên bờ”

(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, xóm vạn chài là cụm dân cư ở phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình, người dân sống bằng đánh bắt cá và nuôi cá lồng. Xóm có 71 hộ với 246 nhân khẩu. Cá ngày càng ít, cuộc sống mưu sinh trên mặt nước ngày càng khó khăn, các hộ dân khao khát được lên bờ lập nghiệp.

Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lạc Thủy - khi ý Đảng hợp lòng dân: Bài 2 - Nông thôn mới khởi sắc

(HBĐT) - Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), huyện Lạc Thuỷ đã tạo được bước đột phá trong phát triển KT-XH, làm thay đổi khá toàn diện bộ mặt nông thôn. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên; vai trò, vị trí chủ thể được phát huy. Nông nghiệp từng bước được cơ cấu hợp lý, khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển toàn diện, nâng cao năng suất, chất lượng.

Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lạc Thủy - khi ý Đảng hợp lòng dân: Bài 1 - Khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (XDNTM), với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở; sự đoàn kết, tâm huyết của đảng viên và đồng thuận của Nhân dân, đến năm 2020, 8/8 xã của huyện đạt chuẩn NTM. Lạc Thuỷ được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch.

Chuyện những người “gieo chữ” ở Tân Thành

(HBĐT) - Hơn 3 năm qua, tuần nào cũng vậy, bất kể trời nắng hay mưa, cứ sáng thứ Hai, cô giáo trẻ Xa Thị Trang dậy từ lúc gà còn chưa gáy để chuẩn bị hành trang vượt quãng đường đèo dốc hơn 70 km, từ thị trấn Mai Châu đến chi xóm Diềm của trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) TH&THCS Tân Dân - ngôi trường nằm ở địa bàn xã Tân Thành, thuộc vùng sâu, xa và khó khăn nhất huyện Mai Châu…

Gìn giữ chiêng Mường như “vật báu hồn thiêng”

(HBĐT) - Dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh hiện có trên 40 lễ hội lớn thì trong đó có tới 90% lễ hội sử dụng âm nhạc chiêng. Với người Mường Hòa Bình, chiêng không đơn thuần chỉ là một loại nhạc cụ dân tộc mà còn là "vật báu hồn thiêng”, là câu chuyện tâm linh được thể hiện qua 12 âm sắc dân tộc, là di sản văn hóa phi vật thể có sức sống mãnh liệt nhờ được gìn giữ trong chính cộng đồng sản sinh ra nó.

“Mạch máu” mới cho vùng cao Đà Bắc bứt phá: Bài 2 - Đường lớn cho khát vọng lớn

(HBĐT) - Thời gian qua, một số dự án giao thông quan trọng trên địa bàn huyện Đà Bắc đã được khởi công xây dựng. Khi hoàn thành, đây sẽ là những "mạch máu” mới để kết nối, giao thương hàng hóa, động lực quan trọng để Đà Bắc khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế địa phương.

“Mạch máu” mới cho vùng cao Đà Bắc bứt phá: Bài 1 - Giao thông, nỗi trăn trở bao đời của người vùng cao 

(HBĐT) - Những con đường mới đã và đang được mở sẽ là huyết mạch giao thông quan trọng để thúc đẩy phát triển KT-XH huyện vùng cao Đà Bắc.

Người Mường Vang giữ nét văn hóa Mường: Bài 2 - Lan toả các giá trị văn hoá trong đời sống cộng đồng

(HBĐT) - Những năm gần đây, giá trị di sản văn hoá (DSVH) dân tộc ngày một thấm sâu trong đời sống Nhân dân các dân tộc huyện Lạc Sơn. Việc bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hoá trên cơ sở kế thừa những tinh hoa văn hoá của các thế hệ trước góp phần giáo dục lịch sử, truyền thống văn hoá tốt đẹp, mở rộng giao lưu văn hoá làm giàu thêm bản sắc, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phát triển toàn diện nhân cách con người. Huyện khai thác có hiệu quả bản sắc văn hoá gắn với phát triển du lịch bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, phục vụ phát triển KT-XH của huyện.

Người Mường Vang giữ nét văn hóa Mường: Bài 1 - Những nét văn hoá vùng Mường nổi bật

(HBĐT) - Có bề dày lịch sử vùng đất hàng nghìn năm, dân số khoảng 14 vạn người, dân tộc Mường chiếm 91%, người Mường Vang có đời sống văn hoá rất phong phú, giàu bản sắc. Quá trình tiếp biến và giao thoa về kinh tế, văn hoá, nền công nghiệp cách mạng 4.0 đã tác động đến giá trị văn hoá của dân tộc Mường huyện Lạc Sơn. Một số loại hình di sản văn hoá, nghệ thuật truyền thống đứng trước nguy cơ bị mai một. Một bộ phận thanh niên hiện nay không biết tiếng Mường, nét văn hoá Mường và những tập quán của cha ông…

Đánh thức Hợp Tiến

(HBĐT) - Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến (Kim Bôi) có diện tích 4.326 ha với 648 loài thực vật, 59 loài thú, 128 loài chim. Đặc biệt, trong đó có nhiều động thực vật quý hiếm như: Culi, cầy hương, sóc bay lớn, hoãng, khỉ, gấu, lợn rừng; gù hương, thiên tuế lá chè, hoa tiên, đinh vàng, sến mật, nghiến đất… Đây là tiềm năng đặc biệt quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho Hợp Tiến. Tuy nhiên, tiềm năng này vẫn chưa được phát huy, Hợp Tiến rất cần sự hỗ trợ để có đột phá trong phát triển KT – XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

Những "hạt giống đỏ" trong lòng xứ Đạo

(HBĐT) - Lạc Thủy hiện có trên 200 đảng viên là người có đạo, chủ yếu sinh hoạt tại các chi bộ trực thuộc Đảng ủy xã Khoan Dụ và Phú Thành. Đây là những hạt nhân quan trọng trong các phong trào thi đua yêu nước, tạo nhịp cầu nối giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với người dân. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, tạo sự ổn định, phát triển của các địa bàn vùng giáo nói riêng, toàn huyện nói chung.

Đổi thay ở xóm "khổ"...

(HBĐT) - Từng là 1 trong 36 xóm khó khăn nhất tỉnh, trước đây, đời sống của người dân xóm Sổ, xã Trung Thành (Đà Bắc) vô cùng gian khó. Đường sá khó khăn, địa hình cách trở, xóm sống biệt lập giữa núi rừng với con suối Sổ hung dữ vào mùa lũ. Thế nên, cái tên xóm Sổ được nhiều người gọi là xóm "khổ”...

Một ngày với thành phố cảng

(HBĐT) - Ký ức trong tôi, Hải Phòng khi xưa chỉ có trong những câu chuyện bà ngoại kể, đó là một nơi phố xá phồn hoa, tấp nập người xe trong mắt của một người ở quê ra phố thị làm "hàng xáo” (buôn gạo)... Từ ký ức đó, sau này mỗi lần có dịp về thành phố cảng, tôi lại dành một ngày để lang thang khắp phố phường đất cảng như bước chân của ngoại khi xưa...

Lính hình sự khắc ghi lời Bác dạy

(HBĐT) - Khắc ghi lời Bác Hồ dạy: "Công an phải là đầy tớ dân. Đã là đầy tớ dân thì công an phải ra sức bảo vệ Nhân dân, ra sức phục vụ Nhân dân”, thời gian qua, mỗi cán bộ, chiến sỹ (CBCS) Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS), Công an tỉnh đã không ngừng nỗ lực, tận tâm với công việc nhằm góp phần giữ vững ANTT, bảo vệ cuộc sống bình yên cho Nhân dân.

Khu Lục Đồi, thị trấn Bo (Kim Bôi): Người dân sống trong lo âu do đá văng và tiếng ồn, khói bụi

(HBĐT) - Hàng chục hộ dân khu Lục Đồi, thị trấn Bo (Kim Bôi) đang sống trong lo sợ, thấp thỏm vì hoạt động của mỏ đá ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân.