(HBĐT) - Chiều 23/1, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp của UBND tỉnh nghe báo cáo về việc xử lý sạt trượt tại tổ 4,5,6 phường Chăm Mát, tổ 4 phường Thái Bình, khu vực phía đông đồi Ông Tượng- TPHB.

Theo đơn vị tư vấn, nguyên nhân chính gây ra sạt trượt là do khu vực này nằm trong vùng đứt gãy, đất đá dập vỡ mạnh, có độ rỗng lớn, chỉ tiêu cơ lý thấp, dễ thấm nước và bão hoà nước làm tăng trọng lượng bản thân và giảm chỉ tiêu cơ lý về mùa mưa. Đất đá các lớp gần bề mặt vùng đất gãy và vùng liền kề ở phía chân đồi dễ bị chảy nhão khi thấm nước, do vậy đã xuất hiện hiện tượng nứt đất và trượt lở. Khu vực đồi Ông Tượng có khối trượt chạy dài từ khu vực nhà máy nước tới khu vực gần trạm biến thế điện. Bên cạnh đó có sự tác động của việc xây dựng các công trình hạ tầng dưới chân đồi Ông Tượng. Đơn vị tư vấn đã đề xuất các phương án xử lý chống trượt. Thứ nhất là xử lý chống trượt bằng bạt mái giảm tải cộng bê tông cốt thép; chống thấm nước từ bề mặt khoan phụt; Thu nước ngầm bằng hệ thống giếng và rãnh ngầm; thu nước mặt bằng hệ thống mương bê tông cốt thép. Phương án 2 là: xử lý chống trượt bằng bạt mái giảm tải cộng neo cáp; chống thấm nước từ bề măt bằng khoan phụt; Thu nước ngầm bằng hệ thống giếng và rãnh ngầm; thu nước mặt bằng hệ thống mương bê tông cốt thép.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận cuộc họp

Tổ chuyên gia, các sở, ngành liên quan cũng phân tích đề xuất các phương án xử lý khẩn trương trên cơ sở bảo đảm tính khoa học đánh giá kỹ hiện trạng đề xuất các phương án xử lý sạt trượt đạt hiệu quả cao nhất. Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tổng hợp những nguyên nhân chính làm phát sinh hiện tượng sạt trượt khu vực đồi ông Tương là do là vùng có khối tượt cổ, địa hình, địa chất yếu và không ổn định và nguyên nhân chủ quan do tác động của con người. Việt xử lý sạt trượt là nhiệm vụ cấp bách. Đơn vị tư vấn, tổ chuyên gia và các ngành chức năng khẩn trương đánh giá, tính toán nghiên cứu kỹ, từ đó xây dựng phương án xử lý sạt trượt hợp lý cho từng khu vực, vừa tiết kiệm chi phí, vừa bảo đảm hiệu quả hiệu quả. Những điểm, trượt sạt có nguy cơ cao cần được xử lý trước mùa mưa năm 2018.

* Sau trận mưa lịch sử từ ngày trung tuần tháng 10/2017, trên địa bàn thành phố Hòa Bình đã xảy ra sạt trượt tại ba khu vực gồm: phía đông đồi ông Tượng, phường Chăm Mát, Phường Thái Bình (thành phố Hòa Bình). Khu vực trụ sở các cơ quan tỉnh nằm bên sườn đồi, phía đông đồi ông Tượng xuất hiện 18 vết nứt rộng từ 2-15 cm, dài 10-90 m và hình thành cung trượt kéo dài hơn 300 m, rộng 200 m, chiều sâu cung trượt khoảng 30 m, hình thành khối trượt ước tính 1,8 triệu m 3 đất đá và đã bị dịch chuyển từ 5-80 cm, khối trượt làm nghiêng cột điện 110 KV, làm căng dây điện cao thế, một trạm điện bị hư hỏng và hệ thống tường chắn kiên cố phía sau khối các cơ quan tỉnh bị biến dạng nứt vỡ. Điểm sạt trượt tại tổ 4, phường Thái Bình, vách sạt cao từ 7-10 m, kéo dài 50 m, đất đá sạt trượt làm hư hại và gây nguy hiểm cho nhiều hộ dân. Điểm sạt trượt các tổ 4,5,6 phường Chăm Mát nằm trên sườn đồi thoải, cung trượt có diện ảnh hưởng rộng, là nơi tập trung đông dân cư, nhiều hộ đã bị hư hỏng nhà cửa phải di dời khẩn cấp.

Lê Chung

Các tin khác


Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục