(HBĐT) - Người dân tộc Mường vẫn lưu giữ cho mình tục nhuộm răng đen. Những thiếu nữ ngay từ khi 10 tuổi đã nhuộm răng và nhai trầu.

 

Nét đẹp cổ xưa còn sót lại

Nhuộm răng là truyền thống đẹp của người Việt cổ, nhưng đến nay, chuẩn mực cái đẹp đã thay đổi nên còn ít người giữ được tục nhuộm răng. Đất Hòa Bình là cái nôi của người Việt cổ, vì thế, người Mường cũng có tục nhuộm răng đen độc đáo và khác lạ so với người Kinh, người Thái. Nét đẹp văn hóa này đến nay vẫn được lưu giữ ở rất nhiều vùng, nhiều thôn, bản trên đất Hòa Bình.

Để đi tìm nét đẹp cổ xưa còn sót lại ấy, chúng tôi đặt chân đến bản Xóm Mới (Đồng Chum, Đà Bắc, Hòa Bình) là nơi sinh sống của người dân tộc Mường, vào một ngày trời đông lạnh giá. Gió rét miền núi cộng thêm sương giăng kéo nền nhiệt độ xuống chỉ còn khoảng 10 độ C và ban đêm còn thấp hơn nữa.

Chẳng khó khăn để bắt gặp những phụ nữ nhuộm răng đen ở nơi đây vì hầu hết ai cũng nhuộm, từ những cô gái thiếu nữ tuổi đôi mươi cho đến những phụ nữ đã già móm mém, hàm răng không còn đủ. Đâu cũng thấy xuất hiện những “nụ cười đen” rạng rỡ.

Tủm tỉm cười khi được hỏi về cách nhuộm răng, người đàn bà sở hữu bộ răng đen đã 50 năm có tên Sa Thị Hẫm bảo rằng, quy trình nhuộm răng của người Mường cũng có nhiều nét tương đồng với người Kinh nhưng chất liệu để nhuộm răng khác hẳn. Người Kinh dùng bột nhựa cánh kiến, nước cốt chanh, phèn đen, nhựa của gáo dừa, còn người Mường chỉ dùng quả mè và quả sống - vốn là hai loại quả phổ biến trên rừng, được trồng cả trong vườn.

Để nhuộm răng được đen và đều, người Mường dùng quả sống (một loại quả rừng lá xanh to bằng bàn tay, quả to như quả xổ và có vị chua) thái ra phơi khô, nấu lên ngậm nước để làm sạch, tê và mềm răng. Nước ngậm của quả sống có vị chua nên phải ngậm liên tục, hết vị chua lại nhổ đi, ngậm tiếp nước mới, cứ ngậm như vậy từ 4 - 5 tiếng để cho lớp men ngoài răng mềm, ngấm màu đen của thuốc nhuộm dễ hơn.

 

Cầu kỳ như vậy nhưng có lẽ khó khăn nhất trong quá trình nhuộm răng phải kể đến thời gian dán quả mè lên răng. Qủa mè được dùng để nhuộm răng phải là mè non để có độ chát và “dính răng”. Mè non được đồ lên, đổ ra tách lấy vỏ ngoài và giã nhỏ, phần mè vừa giã được đem lên dán vào các dụng cụ lao động bằng sắt đã được rửa sạch như cuốc, xẻng, dao với mục đích tạo phản ứng, độ đen cho thuốc nhuộm.

Các mảng mè sau khi dán lên cuốc xẻng đã khô lại được mang ngâm nước cho mềm rồi gói vào lá chuối tiêu, mỗi lá bằng ngón tay và được đem nướng lên. Theo lời kể của các mế, mè phải được gói vào lá chuối tiêu, vì lá chuối tiêu có vị khé, chát, hợp với mè. Quy trình “chế biến” mè không chỉ dừng lại ở đó mà sau khi được bọc lá chuối nướng xong, mè được bỏ ra giã lại một lần nữa rồi mới chính thức dính lên răng.

Yêu nhau ngồi nhuộm răng cho nhau

Những người phụ nữ ở đây còn kể cho chúng tôi nghe rằng, ngày xưa ai cũng nhuộm răng, tuổi bắt đầu nhuộm răng là từ thiếu nữ tầm 16-18, thậm chí có cô gái còn nhuộm răng từ năm lên 10 tuổi.

Cứ xâm xẩm tối là cả trai gái, cả già trẻ, từng tốp một 5, 6 người quây quần bên bếp lửa cùng nhau nhuộm răng, nhiều đôi yêu nhau còn nhuộm răng cho nhau. Nhuộm răng xưa như một nét đẹp, chuẩn mực, răng càng đen càng đẹp, đen nhánh, đều màu càng khéo, nhuộm răng vất vả lắm nhưng ai cũng háo hức.

 

Cầu kỳ như vậy nhưng có lẽ khó khăn nhất trong quá trình nhuộm răng phải kể đến thời gian dán quả mè lên răng. Qủa mè được dùng để nhuộm răng phải là mè non để có độ chát và “dính răng”. Mè non được đồ lên, đổ ra tách lấy vỏ ngoài và giã nhỏ, phần mè vừa giã được đem lên dán vào các dụng cụ lao động bằng sắt đã được rửa sạch như cuốc, xẻng, dao với mục đích tạo phản ứng, độ đen cho thuốc nhuộm.

Các mảng mè sau khi dán lên cuốc xẻng đã khô lại được mang ngâm nước cho mềm rồi gói vào lá chuối tiêu, mỗi lá bằng ngón tay và được đem nướng lên. Theo lời kể của các mế, mè phải được gói vào lá chuối tiêu, vì lá chuối tiêu có vị khé, chát, hợp với mè. Quy trình “chế biến” mè không chỉ dừng lại ở đó mà sau khi được bọc lá chuối nướng xong, mè được bỏ ra giã lại một lần nữa rồi mới chính thức dính lên răng.

Yêu nhau ngồi nhuộm răng cho nhau

Những người phụ nữ ở đây còn kể cho chúng tôi nghe rằng, ngày xưa ai cũng nhuộm răng, tuổi bắt đầu nhuộm răng là từ thiếu nữ tầm 16-18, thậm chí có cô gái còn nhuộm răng từ năm lên 10 tuổi.

Cứ xâm xẩm tối là cả trai gái, cả già trẻ, từng tốp một 5, 6 người quây quần bên bếp lửa cùng nhau nhuộm răng, nhiều đôi yêu nhau còn nhuộm răng cho nhau. Nhuộm răng xưa như một nét đẹp, chuẩn mực, răng càng đen càng đẹp, đen nhánh, đều màu càng khéo, nhuộm răng vất vả lắm nhưng ai cũng háo hức.

Nhuộm răng không chỉ vất vả lúc ngậm quả sống khi phải “thưởng thức” đủ vị chua, vị chát và tê buốt, khó chịu nhức nhối mà khó khăn nhất vẫn là khi ngậm mè. Theo kinh nghiệm, người Mường khi nhuộm răng chỉ ngậm mè vào buổi tối khi trời thật tối hẳn và ngậm 5-6 miếng mè vừa bằng ngón tay, thức suốt đêm khuya đến tận sáng mai khi hửng trời và bắt đầu một ngày lao động mới thì mọi người bỏ mè ra.

Quy trình dán mè như vậy được tiến hành trong 3 đêm liên tục để răng nhuộm được đen và bền màu. Các mế kể rằng để cho răng đẹp phải thường xuyên ăn trầu để giữ màu, nếu muốn răng đen nhánh, dùng nhựa ở thân cây sim phơi khô bôi vào răng.

 

Nhuộm răng không chỉ là một truyền thống văn hóa mà còn giúp cho răng chắc, khỏe và thể hiện cái duyên của người Mường, đặc biệt là phụ nữ Mường. Phụ nữ Mường xưa mặc trang phục dân tộc, đầu quấn khăn trắng và ánh cười đen khỏe mạnh được coi như chuẩn mực của cái đẹp, của sự khỏe mạnh, đảm đang và khéo léo.

Nét đẹp văn hóa là vậy nhưng nhiều người già ở Đồng Chum cũng lo ngại về sự phôi pha của tục nhuộm răng vì những lứa con gái Mường ở bản tiếp xúc với xã hội bên ngoài nên đã không còn thiết tha với màu răng đen mà chỉ muốn có hàm răng trắng như những cô gái người Kinh mà thôi…

 

                                                                            HBĐT tổng hợp

 

Các tin khác


Đánh tráo mã QR

Sau khi bị buộc thôi việc vì quá nhiều lỗi lầm, trở về vùng rừng sâu núi thẳm, chàng tiều phu suốt ngày lẫm lũi với cung, rìu, búa, nỏ săn bắt chim muông để kiếm kế sinh nhai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục