Đồng chí Bùi Văn Khánh, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh (thứ 3 từ bên phải sang) chỉ đạo việc triển khai dự án trên địa bàn thành phố Hòa Bình cần phải quan tâm tới yếu tố đảm bảo môi trường.

Đồng chí Bùi Văn Khánh, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh (thứ 3 từ bên phải sang) chỉ đạo việc triển khai dự án trên địa bàn thành phố Hòa Bình cần phải quan tâm tới yếu tố đảm bảo môi trường.

(HBĐT) - Vấn đề môi trường đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, nhất là thời gian qua, lực lượng chức năng liên tiếp đấu tranh, phát hiện hàng loạt vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) nghiêm trọng, gây hậu quả nặng nề. Xung quanh vấn đề này, PV Báo Hoà Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Bùi Văn Khánh, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh về công tác quản lý, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường cũng như vai trò của cơ quan báo chí trong việc phát hiện đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT trên địa bàn tỉnh.

 

PV: Trong những năm qua, tỉnh ta đã đẩy mạnh thu hút đầu tư. Nhiều dự án đi vào hoạt động hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH. Tuy nhiên, kéo theo đó có những vấn đề phải quan tâm, trong đó có vấn đề về môi trường. Đồng chí đánh giá thế nào về việc chấp hành, thực hiện các quy định pháp luật về môi trường trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với cộng đồng doanh nghiệp?  

Đồng chí Bùi Văn Khánh: Trong những năm qua, tỉnh ta đã đẩy mạnh thu hút đầu tư và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Có nhiều dự án đi vào hoạt động hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương. Trong đó, phải kể đến các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông - lâm sản, chăn nuôi, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải, rác thải và xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, đi cùng với việc phát triển các dự án mới đã phát sinh vấn đề cần quan tâm, trong đó có vấn đề về môi trường với việc phát sinh các chất thải và tình trạng ô nhiễm môi trường.  

Trước thực trạng đó, hàng năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành và chính quyền các địa phương thực hiện nghiêm túc việc thanh tra, kiểm tra công tác chấp hành pháp luật về BVMT tại các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua công tác thanh tra, kiểm tra, nhìn chung, phần lớn các cơ sở, doanh nghiệp đã có ý thức chấp hành các quy định pháp luật về BVMT. Quan tâm, đầu tư, nâng cấp các công trình thu gom, xử lý chất thải; đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường; thực hiện các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và các quy định về BVMT. Đồng thời, chủ động đầu tư, nâng cấp các công trình BVMT... Dù vậy, bên cạnh đó còn tồn tại một số cơ sở, doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức, nhận thức chưa đầy đủ hoặc cố tình không chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về BVMT như chưa quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải triệt để trước khi thải ra môi trường. Điển hình như một số cơ sở chăn nuôi, sản xuất giấy, chế biến tinh bột sắn...; chưa lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT phục vụ giai đoạn vận hành của dự án; chưa thực hiện việc quan trắc, giám sát chất lượng môi trường đúng tần suất, vị trí, chỉ tiêu quan trắc theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; chưa thu gom, quản lý, xử lý chất thải nguy hại theo quy định...  

Trước những hạn chế trên, UBND tỉnh đã, đang và sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan thường xuyên giám sát việc chấp hành các quy định về BVMT của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn với quan điểm tạo điều kiện để các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động sản xuất ổn định nhưng phải đảm bảo tốt về môi trường.  

PV: Tăng cường công tác đấu tranh các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, nhất là vi phạm về xả thải chưa qua xử lý là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong công tác BVMT. Chúng ta cần tập trung vào vấn đề này như thế nào trong thời gian tới, thưa đồng chí?  

Đồng chí Bùi Văn Khánh: Thời gian qua, chúng ta đã xác định công tác đấu tranh, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. Điều đó được minh chứng bằng việc lực lượng chức năng địa phương đã tập trung thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh, phòng ngừa với các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Theo đó, tính riêng 6 tháng đầu năm 2016, lực lượng chức năng Công an tỉnh đã kiểm tra 104 cơ sở, lập 104 biên bản kiểm tra, kiến nghị, yêu cầu khắc phục 184 thiếu sót vi phạm. Ngoài ra đã phát hiện, phối hợp bắt giữ 22 vụ vi phạm pháp luật về BVMT trên các lĩnh vực, xử phạt vi phạm hành chính số tiền 399, 5 triệu đồng, gồm: 6 vụ gây ô nhiễm môi trường, 6 vụ khai thác tài nguyên khoáng sản, 10 vụ vi phạm kiểm dịch thú y, ATVSTP. Trong đó, UBND tỉnh đã ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền 1 vụ khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép với số tiền 50 triệu đồng.  

Để tăng cường đấu tranh các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cộng đồng, trong các doanh nghiệp nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong công tác BVMT; chỉ đạo sát sao, phối hợp với các ngành chức năng trong việc tổ chức hướng dẫn xem xét, lựa chọn các dự án đầu tư, bám sát quy hoạch phát triển KT - XH, quy hoạch ngành, lĩnh vực gắn với BVMT; yêu cầu các cơ sở, doanh nghiệp tăng cường hơn nữa việc đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải BVMT trước khi đi vào hoạt động; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động BVMT của các cơ sở, doanh nghiệp. Đặc biệt sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có hành vi vi phạm, tái phạm.  

PV: Thời gian qua, một số vụ xả thải gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh được các cơ quan báo chí và nhân dân phát hiện, phản ánh. Đồng chí đánh giá thế nào về vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông tỉnh trong đấu tranh, phòng ngừa với tội phạm vi phạm pháp luật về môi trường?  

Đồng chí  Bùi Văn Khánh: BVMT để phát triển bền vững là mục tiêu của tỉnh; Khai thác tiềm năng để phát triển kinh tế nhưng phải đi đôi với BVMT. Để thực hiện nhiệm vụ này rất cần sự chung tay, chung sức của cả cộng đồng và xã hội. Trước những thách thức đặt ra về thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay thì truyền thông về BVMT đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Có thể nói, thời gian qua các cơ quan báo chí của tỉnh đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phản ánh kịp thời những diễn biến về môi trường, nhất là trong việc phát hiện, phản ánh kịp thời các vụ việc nóng gây ô nhiễm môi trường; các vụ việc liên quan tới xả chất thải gây ô nhiễm môi trường, làm thiệt hại về vật chất, tinh thần và ảnh hưởng chất lượng môi trường sống của người dân tại một số dự án trên địa bàn tỉnh thời gian qua.  

Với vai trò của mình, các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh đã góp phần tạo sự thống nhất cao trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về công tác BVMT. Đồng thời, đưa ra những thông tin xác thực để cộng đồng, các cơ quan quản lý thấy rõ được vấn đề ô nhiễm môi trường đã diễn ra và trách nhiệm của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong việc thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về môi trường.   

PV: Với vai trò là một lãnh đạo UBND tỉnh, được giao trực tiếp phụ trách lĩnh vực môi trường. Theo đồng chí, trong thời gian tới, các cơ quan báo chí của tỉnh cần phải làm gì để tham gia thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh, phát hiện các vụ việc vi phạm quy định của pháp luật về môi trường?  

Đồng chí Bùi Văn Khánh: Có thể khẳng định, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng trong truyền thông về BVMT. Tuy nhiên, khi thực hiện nhiệm vụ này, các cơ quan báo chí cũng cần quan tâm nhấn mạnh lợi ích và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong BVMT và phát triển bền vững. Trên cơ sở làm tốt công tác truyền thông về thực hiện Luật BVMT nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa  lợi ích phát triển kinh tế với đảm bảo về môi trường; tập trung truyền thông về pháp lý để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vi phạm không chỉ bị xử phạt hành chính mà còn phải đối diện với các chế tài nghiêm khắc của pháp luật như: Xử lý vi phạm hành chính, có thể đình chỉ hoạt động hoặc đóng cửa nhà máy vi phạm pháp luật môi trường nghiêm trọng. Hiện nay, các chế tài xử phạt đã được hình sự hóa các hành vi vi phạm nghiêm trọng về môi trường (xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng về môi trường); biểu dương điển hình tiên tiến đi đôi với phê phán những hành vi tiêu cực, sai phạm của cá nhân, doanh nghiệp trong BVMT. Trên thực tế, thời gian qua, có nhiều cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã quan tâm đến công tác BVMT và phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh một cách hiệu quả. Một số doanh nghiệp đã chủ động áp dụng các giải pháp xử lý chất thải và đầu tư đổi mới công nghệ trong sản xuất thân thiện với môi trường và xử lý chất thải đảm bảo trước khi thải ra môi trường. Bên cạnh đó, vai trò của báo chí còn được thể hiện rất rõ qua một số vụ việc vi phạm pháp luật BVMT của một số cơ sở doanh nghiệp; đã kịp thời tuyên truyền, phản ánh, làm rõ các hành vi vi phạm, cùng chung tay với các cơ quan quản lý Nhà nước xử lý những hành vi sai phạm, góp phần  ngăn ngừa hiệu quả những hành vi vi phạm có thể phát sinh, làm thay đổi đáng kể thực trạng hành vi ứng xử tiêu cực với môi trường của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh.  

UBND tỉnh luôn ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan báo chí thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành trong tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, tạo điều kiện thuận lợi để phóng viên tác nghiệp, tiếp xúc, gặp gỡ, đối thoại, giao lưu trực tuyến, cung cấp thông tin cho báo chí, trả lời phỏng vấn, xây dựng quy chế phối hợp về công tác BVMT và phản ánh chân thực những sai phạm về môi trường để có hướng xử lý kịp thời.  

PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí! 

 

                                                                   Mạnh Hùng (TH)

 

 

Các tin khác


Chống tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của Nhân dân

(HBĐT) - Thời gian qua, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện mạnh mẽ, kiên quyết từ Trung ương đến địa phương với quan điểm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ và không chịu sức ép của bất cứ cá nhân nào”. Chính vì vậy, không ít cán bộ từ cấp Trung ương, tỉnh, đến huyện, xã "nhúng chàm” tham nhũng, tiêu cực đã bị đưa ra ánh sáng, bị xử lý nghiêm minh và thống nhất, đồng bộ giữa xử lý kỷ luật Đảng với kỷ luật hành chính Nhà nước, đoàn thể và xử lý hình sự.

Kỳ họp thứ 28 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Thi hành kỷ luật một số tổ chức, đảng viên vi phạm

Trong các ngày 12 và 13/4/2023, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 28.

Quyết liệt ngăn chặn tham nhũng góp phần phát triển kinh tế-xã hội

Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố hằng năm cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về mức độ tham nhũng tương đối ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới dựa trên nhận thức về tham nhũng trong khu vực công. Chỉ số được tổng hợp dữ liệu từ 13 nguồn bên ngoài, bao gồm: Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế thế giới, rủi ro tư nhân, các công ty tư vấn và các tổ chức khác. Điểm số phản ánh quan điểm của các chuyên gia và giới kinh doanh, điểm càng cao có nghĩa sẽ càng minh bạch và ít tham nhũng hơn.

Ban Bí thư kỷ luật khai trừ Đảng Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca cùng 3 cá nhân

Ban Bí thư vừa quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng các ông: Nguyễn Đồng, Trương Minh Hiến, Vũ Hữu Song, Đỗ Hữu Ca.

Thể lệ Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023

(HBĐT) - Nhằm phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy vai trò của Nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023.

Huyện Tân Lạc chủ động phòng chống tham nhũng, lãng phí

(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Lạc luôn coi trọng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí (TNLP), kịp thời phòng ngừa, xử lý hành vi vi phạm, góp phần thực hiện các mục tiêu KT-XH, củng cố lòng tin của nhân dân, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục