(HBĐT) - Cùng đoàn công tác xã Quy Hậu (Tân Lạc) đến thăm mô hình kinh tế VAC của gia đình CCB Tô Văn Đận, xóm Tân An, xã Quy Hậu đã khiến chúng tôi bất ngờ. 4 ha đất đồi với đủ các loại cây trồng từ rau, màu đến cây ăn quả… đã đem lại thu nhập cho gia đình khoảng 300 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho hơn 20 lao động.

 

Trước năm 1996, cuộc sống gia đình ông Đận vô cùng khó khăn, ăn không đủ khiến ông phải rời quê hương Phú Xuyên (Hà Nội) lên Hòa Bình lập nghiệp. Không tiền, không nhà, hai bàn tay trắng, vợ chồng ông phải đi ở nhờ. Tuy nhiên, CCB Tô Văn Đận luôn có phẩm chất không khuất phục trước khó khăn, thử thách của người lính. Vợ chồng ông mưu sinh đủ thứ nghề, từ việc luộc ốc bán, trồng từng luống hành ven đường để bán kiếm tiền sống qua ngày. Vượt qua giai đoạn khó khăn, gia đình ông tích góp, vay mượn, thuê được 1 ha đất tại xóm Cộng, xã Quy Hậu. Vợ chồng, con cái cùng đồng lòng phá keo trồng mía. Trời không phụ công sức của những người nông dân cần mẫn, vụ mía đầu tiên, gia đình thu được 230 triệu đồng.

Ông Tô Văn Đận, xóm Tân An, xã Quy Hậu (Tân Lạc) chăm sóc diện tích rau, màu chuẩn bị thu hoạch để bán dịp Tết Nguyên đán.

 

Vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, từ năm 2009 - 2014, mỗi năm, gia đình ông thu nhập từ 350-400 triệu đồng từ trồng trọt trên đất đi thuê. Cuối năm 2014, ông quyết tâm mua 4 ha đất đồi và cải tạo, san lấp xây dựng mô hình VAC. Năm 2015, ông mạnh dạn đầu tư 1,5 tỷ đồng cho mô hình kinh tế VAC. Với 3.000 m2 ao cá và trồng các loại cây gồm: 1.000 gốc cam Canh, 500 gốc cam lòng vàng, 500 gốc cam V2, 300 gốc quất cảnh, 50 gốc bưởi, 300 gốc táo, 500 gốc ổi và nhiều loại rau màu, bí xanh, cà chua.

 

Để mô hình VAC của gia đình đạt hiệu quả cao, ông Đận không ngừng tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc, áp dụng tiến bộ KH-KT để tạo ra những sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. ông Đận chia sẻ: Đối với bất cứ loại cây nào đều có đặc điểm sinh trưởng và phát triển riêng. Chính vì vậy phải nắm được những đặc điểm của từng loại cây để chăm sóc đúng theo giai đoạn sinh trưởng. Tôi thường xuyên học tập kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi trên báo chí. Có bất cứ băn khoăn nào về kỹ thuật, tôi gọi điện trực tiếp theo số điện thoại đường dây nóng để được các chuyên gia tư vấn. Gia đình luôn hướng đến những sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng. Các loại cây ăn quả, rau, màu không phun thuốc sâu mà sử dụng thuốc tự chế từ thảo dược tự nhiên. Ví dụ như khi cây bị nhệt đỏ, tôi sử dụng công thức pha 2 muỗng dầu ăn+1 chén nước rửa bát hoặc sử dụng nước sạch xịt thật mạnh, nhệt đỏ sẽ chết. Cây trồng bị sâu bệnh hại, tôi ngâm tỏi, gừng để phun. Bón phân cho cây trồng tôi sử dụng hàm lượng đạm và phân hóa học rất ít, chủ yếu bón phân chuồng; ủ lên men đậu tương với mật mía sẽ đảm bảo đất tốt và không bị bạc màu cho chất lượng quả ngọt đậm đà.

 

Tạo ra những sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng là phương châm hàng đầu của ông Đận. Đó cũng là lý do cam, quýt, cà chua… của gia đình ông Tô Văn Đận luôn “cháy” hàng. Các siêu thị và cửa hàng hoa quả sạch tại Hà Nội tìm đến trang trại nhà ông Đận để đặt hàng. Năm 2016, trừ chi phí đầu tư, gia đình ông thu về khoảng 300 triệu đồng. Mô hình VAC của CCB Tô Văn Đận tạo việc làm cho 20 lao động thời vụ và 4 lao động chuyên nghiệp với mức lương từ 3-4 triệu đồng/tháng.

 

Chăm chỉ, cần mẫn và sáng tạo đã giúp gia đình CCB Tô Văn Đận trở thành hộ có thu nhập khá trong xã. Năm 2015, ông là đại diện tiêu biểu của huyện Tân Lạc tham dự Đại hội thi đua yêu nước tỉnh và được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong sản xuất.

             

                                                                    Thu Thủy

 

Các tin khác


Nữ bác sỹ tâm huyết với nghề

Từ một y sĩ khi mới bước vào nghề, trải qua 30 năm rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ, bác sỹ Trần Thị Hường, Trạm trưởng Trạm y tế xã Đú Sáng (Kim Bôi) luôn nỗ lực nâng cao chuyên môn, trau dồi kiến thức, tận tâm với công việc, hết lòng vì người bệnh.

Người bảo tồn đặc sản trên rừng

Sinh ra và lớn lên ở xã Thung Nai, huyện Cao Phong, anh Bùi Văn Huyển gắn bó với rừng. Ngày bé anh đã biết đến con don. Đây là động vật đặc sản sống trong hang đá, có giá trị kinh tế cao, thịt của chúng thơm ngon, bổ dưỡng. Mỗi lần bắt được chúng phải rất kỳ công. Sau thời gian, số lượng don tự nhiên ngày một ít đi. Trong khi đó, nhu cầu của các nhà hàng về loài này rất lớn nhưng việc săn bắt ngoài tự nhiên là phạm pháp.

Hội viên nông dân 8X sản xuất, kinh doanh giỏi

Với sự cố gắng, nỗ lực, anh Đinh Văn Tằng, sinh năm 1984, hội viên nông dân xóm Vố Dấp, xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy không ngừng tìm tòi, học hỏi, mạnh dạn mở xưởng đóng gỗ pallet, từ đó phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho 20 lao động địa phương. Năm 2023, anh được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2021 - 2023.

Anh Bùi Văn Tiến làm giàu nhờ mô hình nuôi bò thịt

Sau khi tham quan, học tập một số mô hình chăn nuôi ở các địa phương, kết hợp tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet, anh Bùi Văn Tiến, thôn Liên Phú, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi bò thịt, đem lại thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Nữ Bí thư Đoàn năng động, sáng tạo

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia công tác đoàn và được tín nhiệm ở chức danh Bí thư Đoàn Thanh niên huyện Lạc Sơn, chị Phan Thị Hồng Vân (sinh năm 1994) luôn năng động, sáng tạo triển khai nhiều phần việc hữu ích cho cộng đồng, thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng. Những đóng góp tích cực đó đã được các cấp ghi nhận, cuối năm 2023, chị Phan Thị Hồng Vân vinh dự được Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.

Gương sáng bảo tồn di sản văn hoá dân tộc

Từ niềm đam mê với nghệ thuật dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn ở khu Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) đã và đang dành tình yêu, tâm huyết để bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, xây dựng nên không gian văn hoá Mường quý giá với trên 2.000 sản phẩm - là những vật dụng trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục