Anh Nguyễn Thái Học tâm đắc chiếc máy cấy mini cải tiến này  sẽ nâng hiệu suất, giải phóng sức lao động của bà con nông dân.

Anh Nguyễn Thái Học tâm đắc chiếc máy cấy mini cải tiến này sẽ nâng hiệu suất, giải phóng sức lao động của bà con nông dân.

(HBĐT) - Đó là anh Nguyễn Thái Học ở phố Bưởi, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp xã Hạ Bì (Kim Bôi). ý tưởng cải tiến máy cấy của anh Học bắt đầu từ năm 2014, khi ấy, tại một số tỉnh, thành phố trong nước đã xuất hiện máy cấy của Hàn Quốc và sau đó là máy cấy thủ công của Trung Quốc.

 

Ngoài giá thành rất cao (khoảng hơn 100 triệu đồng /máy cấy Hàn Quốc, hơn 10 triệu đồng /máy cấy Trung Quốc), máy cấy nước ngoài còn có những nhược điểm cồng kềnh, khó cho vận hành, chỉ phù hợp với đồng bằng, trong khi đồng ruộng của tỉnh nhiều chỗ bậc thang, manh mún. Trăn trở, mày mò suốt 1 năm, cuối cùng, anh đã cải tiến ra máy cấy mini phù hợp về cả giá thành và thực hành sản xuất trên đồng ruộng địa phương vào đầu năm 2015 dựa trên mẫu máy cấy thủ công của Trung Quốc.

 

Cải tiến quan trọng nhất của máy cấy mini là đưa hàng sông (hàng cấy) về khoảng cách phù hợp với đồng đất và giống lúa thuần trong nước. Đồng nghĩa với việc hàng cấy được co hẹp xuống còn 20 cm /hàng so với máy cấy Trung Quốc, khoảng cách 30 cm /hàng. Nhờ đó giúp đảm bảo mật độ khóm lúa cấy /diện tích cũng tăng hàng cấy từ 3 hàng lên 4 hàng cấy cùng lúc. Một cải tiến nữa là các khớp, trục của máy cấy mini được thay bằng vòng bi giúp tăng tuổi thọ động cơ và độ chính xác. Ngoài ra, bộ phận dịch chuyển của khay mạ cũng được anh Học cải tiến bằng hệ thống   bi treo thay vì trượt tự do trên đường ray giúp vận hành nhẹ nhàng hơn.

 

Một ưu điểm khác là máy cấy mini đảm bảo gọn nhẹ, một người vẫn có thể vận hành, năng suất cấy khoảng 1 sào /giờ, bằng sức của 7 - 8 người cấy tay. Toàn bộ khung thân máy được sản xuất mới theo khuôn mẫu bằng nguyên liệu sắt, thép, ít có trường hợp trục trặc. Cấy bằng máy cấy mini giúp đều hơn, cấy được bất cứ địa hình ruộng nào, kể cả chân ruộng lầy, thụt.

 

Được đưa vận hành khảo nghiệm từ tháng 5/2015 tại cánh đồng thôn Mớ Đồi, xã Hạ Bì, đến tháng 9 vừa qua, anh Học đã cho xuất xưởng lô hàng đầu tiên với phương thức sản xuất hàng loạt. Bình quân 1 tháng với 6 thợ, cơ sở của anh sản xuất được 60 - 70 máy. Cách đây hơn 1 tháng, cơ sở đã xuất 10 máy cấy mini cho 1 đơn vị làm công tác phân phối của thành phố Hải Phòng. Trung tuần tháng 11, lô hàng thứ hai được chuyển đến nông dân các xã của huyện Yên Thủy theo chương trình hỗ trợ máy nông nghiệp của UBND huyện với tổng số 15 máy. Tại địa phương, anh Học đã thông qua các phòng, ban, Hội Nông dân huyện Kim Bôi giới thiệu cải tiến kỹ thuật của mình và nhận được sự ủng hộ. Đến nay, anh đã thực hiện hàng chục lần vận hành trên đồng ruộng để giới thiệu, trình diễn cho nông dân các xã trong huyện, nông dân các huyện Yên Thuỷ, Mai Châu, Cao Phong xem và làm thử.

 

Điều mà anh Học tâm đắc nhất là chiếc máy gọn nhẹ, phù hợp với đồng đất miền núi. Với chi phí tối giảm, giá thành máy hợp lý với điều kiện kinh tế hộ (4, 5 triệu đồng/máy). Anh mong cải tiến của mình được quảng bá nhiều hơn tới nông dân trong, ngoài vùng, góp phần giảm bớt công sức, đảm bảo lịch thời vụ gieo cấy, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.

 

 

                                                                 Bùi Minh

 

Các tin khác


Nữ bác sỹ tâm huyết với nghề

Từ một y sĩ khi mới bước vào nghề, trải qua 30 năm rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ, bác sỹ Trần Thị Hường, Trạm trưởng Trạm y tế xã Đú Sáng (Kim Bôi) luôn nỗ lực nâng cao chuyên môn, trau dồi kiến thức, tận tâm với công việc, hết lòng vì người bệnh.

Người bảo tồn đặc sản trên rừng

Sinh ra và lớn lên ở xã Thung Nai, huyện Cao Phong, anh Bùi Văn Huyển gắn bó với rừng. Ngày bé anh đã biết đến con don. Đây là động vật đặc sản sống trong hang đá, có giá trị kinh tế cao, thịt của chúng thơm ngon, bổ dưỡng. Mỗi lần bắt được chúng phải rất kỳ công. Sau thời gian, số lượng don tự nhiên ngày một ít đi. Trong khi đó, nhu cầu của các nhà hàng về loài này rất lớn nhưng việc săn bắt ngoài tự nhiên là phạm pháp.

Hội viên nông dân 8X sản xuất, kinh doanh giỏi

Với sự cố gắng, nỗ lực, anh Đinh Văn Tằng, sinh năm 1984, hội viên nông dân xóm Vố Dấp, xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy không ngừng tìm tòi, học hỏi, mạnh dạn mở xưởng đóng gỗ pallet, từ đó phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho 20 lao động địa phương. Năm 2023, anh được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2021 - 2023.

Anh Bùi Văn Tiến làm giàu nhờ mô hình nuôi bò thịt

Sau khi tham quan, học tập một số mô hình chăn nuôi ở các địa phương, kết hợp tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet, anh Bùi Văn Tiến, thôn Liên Phú, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi bò thịt, đem lại thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Nữ Bí thư Đoàn năng động, sáng tạo

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia công tác đoàn và được tín nhiệm ở chức danh Bí thư Đoàn Thanh niên huyện Lạc Sơn, chị Phan Thị Hồng Vân (sinh năm 1994) luôn năng động, sáng tạo triển khai nhiều phần việc hữu ích cho cộng đồng, thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng. Những đóng góp tích cực đó đã được các cấp ghi nhận, cuối năm 2023, chị Phan Thị Hồng Vân vinh dự được Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.

Gương sáng bảo tồn di sản văn hoá dân tộc

Từ niềm đam mê với nghệ thuật dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn ở khu Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) đã và đang dành tình yêu, tâm huyết để bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, xây dựng nên không gian văn hoá Mường quý giá với trên 2.000 sản phẩm - là những vật dụng trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục