(HBĐT) - Trong di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam, di sản văn hóa dân tộc Mường có dấu ấn đậm nét trong nhiều lĩnh vực, thể hiện rõ nét trong kiến trúc nhà sàn, trang phục dân tộc, văn hóa ẩm thực, trong các di tích lịch sử văn hóa, cổ vật (trống đồng, chiêng đồng, xanh đồng, đồ gốm trong mộ Mường…) và ở các lĩnh vực khác như: phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo, tiếng nói, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn…

Trẻ em tỉnh Hòa Bình được chăm lo, phát triển toàn diện

(HBĐT) - Những năm qua, các cấp, các ngành và toàn xã hội luôn dành mọi điều tốt đẹp nhất cho trẻ em – chủ nhân tương lai của đất nước. Với sự chung tay và nhiều nỗ lực xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, thân thiện, các em đang được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức.

Sức hút các trò chơi dân gian

(HBĐT) - Là môn thể thao rèn luyện sức khoẻ, các trò chơi dân gian: đánh mảng, bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, ném còn, keng loóng, đánh cù, đi cà kheo… vẫn được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong cộng đồng các dân tộc của tỉnh. Không chỉ diễn ra trong đời sống sinh hoạt thường ngày, trò chơi dân gian được tổ chức nhiều trong những dịp vui, hoạt động lễ hội và du lịch. Qua đó, giới thiệu, quảng bá nét văn hoá truyền thống, cuốn hút du khách vào không khí nô nức, rộn ràng. Nhóm ảnh của bùi minh

Trao yêu thương qua bát cháo thiện nguyện

(HBĐT) - Mô hình "Nồi cháo từ thiện” do Đoàn Thanh niên Công an huyện Đà Bắc tham mưu, thành lập từ tháng 6/2018 và duy trì hiệu quả đến nay. Vào sáng thứ Ba hằng tuần, đoàn viên thanh niên Công an huyện tổ chức nấu cháo mang đến Trung tâm Y tế huyện phát miễn phí cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, trung bình mỗi lần phát từ 70 - 100 bát cháo. Kinh phí duy trì mô hình do cán bộ, chiến sỹ Công an huyện quyên góp, ngoài ra vận động ủng hộ của các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh mỗi năm trên 40 triệu đồng. Với tinh thần "tương thân tương ái”, cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Đà Bắc đã trao yêu thương đến người bệnh nghèo vùng cao, tuy giá trị không lớn nhưng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Nuôi cá lồng gắn với du lịch - hướng đi mới của người dân vùng hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Với diện tích 16.800ha mặt nước, được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan, môi trường, hồ Hòa Bình không chỉ được ví như "Hạ Long trên cạn" để phát triển du lịch, mà còn mang lại tiềm năng đặc biệt cho ngành nuôi trồng thuỷ sản. Những năm qua, nhằm khai thác diện tích mặt nước và đánh thức tiềm năng du lịch, nhiều hộ dân trên lòng hồ Hòa Bình đã phát triển mô hình nuôi cá lồng gắn với du lịch sinh thái, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Ngày mùa ở trung tâm Mường Bi

(HBĐT) - Những ngày này, nông dân các xã vùng Mường Bi (Tân Lạc) tất bật, hối hả trên đồng ruộng để thu hoạch lúa vụ chiêm xuân. Phóng viên Báo Hòa Bình ghi lại một số hình ảnh về không khí mùa vụ.

Hòa Bình - Những khoảnh khắc đẹp

(HBĐT) - Qua ống kính máy ảnh, chúng ta có thể thấy được những khung cảnh tuyệt đẹp của TP Hòa Bình. Từ những con phố cho đến cánh đồng xanh tươi và dòng sông Đà êm đềm, TP Hòa Bình - những khoảnh khắc đẹp mang đến cái nhìn chân thực về cuộc sống. Những bức ảnh không chỉ gợi lên cảm xúc mạnh mẽ mà còn là lời nhắc nhở chúng ta về giá trị của cuộc sống và ý thức giữ gìn, bảo vệ cảnh quan, môi trường.

"Mùa vàng" ở thung lũng Mai Châu

(HBĐT) - Thời điểm này, thung lũng Mai Châu được bao phủ bởi một màu vàng óng ả và mùi thơm của lúa. Trên khắp các cánh đồng, nông dân các xã, thị trấn tất bật thu hoạch. Vụ chiêm xuân 2023, huyện Mai Châu gieo cấy 920ha, dù điều kiện thời tiết không thuận lợi, song mùa vụ này được đánh giá được mùa, đạt năng suất.

Mỗi ngày đến trường là một ngày vui

(HBĐT) - Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) được người dân nơi đây xem như ngôi nhà thứ 2 của những đứa trẻ. Tham gia cuộc thi "Xây dựng trường mầm non Xanh - an toàn - hiệu quả”, cán bộ, giáo viên nhà trường đã nỗ lực, nhiệt tình triển khai các phần việc và huy động mọi nguồn lực thực hiện. Song, điều quan trọng hơn cả là mong muốn trẻ được vui mỗi ngày đến trường để bố mẹ yên tâm làm việc.

Ấn tượng xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh

(HBĐT) - Yên Trị (Yên Thủy) là xã đầu tiên của tỉnh được công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu. Về Yên Trị có thể thấy sự đổi thay ở vùng quê này với cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, khang trang; chất lượng y tế, giáo dục ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, phát huy những tiềm năng, lợi thế, Yên Trị đang có nhiều hướng phát triển kinh tế mang tính đột phá...

Người lưu giữ giá trị văn hóa Mường

(HBĐT) - Bảo tàng di sản văn hóa Mường nằm tại tổ 6, phường Thái Bình (TP Hòa Bình). Nghệ nhân Ưu tú Bùi Thanh Bình làm Giám đốc bảo tàng. Là bảo tàng gia đình, ông đã thu thập được 6 ngôi nhà sàn, sưu tầm hơn 6.000 hiện vật khá độc đáo về đời sống quan xứ Mường và đồng bào Mường. Ông truyền dạy chiêng Mường, âm nhạc dân gian Mường cho người Hòa Bình, Hà Nội, Phú Thọ... Bảo tàng đã góp phần lưu giữ giá trị di sản văn hóa Mường.

Khởi sắc bức tranh FDI

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 37 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký 608 triệu USD. Các doanh nghiệp FDI phần lớn đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản… đầu tư tập trung tại khu công nghiệp Lương Sơn, Bờ trái sông Đà và chủ yếu hoạt động trên các lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử, may mặc. Những năm qua, doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển nguồn nhân lực, đồng thời giải quyết việc làm cho gần 17.000 lao động, chủ yếu là người địa phương với thu nhập bình quân đạt khoảng 7,5 triệu đồng/người/tháng.

Một số nghi lễ độc đáo, nhân văn trong các lễ hội ở Hòa Bình

(HBĐT) - Thường diễn ra vào dịp đầu năm, các lễ hội trên địa bàn tỉnh mang sắc màu riêng với nhiều nghi lễ, nghi thức nhân văn, độc đáo. Đây cũng là một phần quan trọng không thể thiếu ở các lễ hội, để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng tốt đẹp trong lòng Nhân dân và du khách.  

Mưu sinh đêm Hoà Bình

(HBĐT) - Thành phố Hoà Bình về đêm nổi bật với vẻ thơ mộng, bình yên như cái tên. Ẩn sau dáng vẻ thơ mộng, bình yên của thành phố khi đêm xuống là những người lao động tất bật với công việc mưu sinh để mong có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Rực rỡ sắc màu mùa cây sang trổ quả

(HBĐT) - Cùng với sắc màu rực rỡ của các loài hoa mùa hè, trên đường phố của thành phố Hòa Bình những ngày này sắc màu đa dạng, hấp dẫn của những chùm quả sang sai trĩu tạo ấn tượng đặc biệt với nhiều ánh nhìn của người dân thành phố và du khách đến với Hòa Bình.

Sắc màu thổ cẩm bản Lác

(HBĐT) - Bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) có hơn 200 hộ sống bằng nghề dệt thổ cẩm, làm du lịch và trồng lúa. Con người bản Lác chân tình, mộc mạc, hiếu khách. Những mảnh vải thổ cẩm được bàn tay khéo léo của người Thái làm thành khăn, ví, áo, túi... với đủ sắc màu cung cấp cho du khách trong, ngoài nước... Nghề dệt thổ cẩm truyền thống được gìn giữ, phát huy; sản phẩm thổ cẩm trở thành hàng hóa góp phần giúp người dân phát triển kinh tế khá ổn định.

Tiếp cận phương pháp giáo dục STEAM

(HBĐT) - Vài năm gần đây, phương pháp giáo dục STEAM được đưa vào nhiều trường học trong tỉnh, trong đó có cả các trường thuộc vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn. Để làm được điều đó không chỉ nhờ quyết tâm cao của ngành GD&ĐT mà còn bởi có sự chung tay hành động của nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cùng hướng tới mục tiêu: Giúp học sinh tỉnh miền núi có thể tiếp cận phương pháp giáo dục được đánh giá là tiên tiến bậc nhất hiện nay, thường sử dụng tại các trường học quốc tế tại Việt Nam và trên thế giới.

Đời sống, sinh hoạt của người dân trong những ngày nắng nóng

(HBĐT) - Những ngày qua, đặc biệt trong ngày 6/5, cũng như các tỉnh miền Bắc và miền Trung, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã xảy ra nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nhiệt độ từ 39,6 - 42 độ C, có nơi gần chạm ngưỡng 43 độ C. Đây là nền nhiệt được ngành Khí tượng thủy văn ghi nhận cao nhất trong vài chục năm trở lại đây. Nắng nóng cực đoan đã khiến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người dân bị ảnh hưởng, xáo trộn.

Độc đáo lễ hội đánh cá suối truyền thống

(HBĐT) - Diễn ra trong 2 ngày (27-28/4), Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn là một trong những lễ hội độc đáo của người Mường huyện Tân Lạc. Không chỉ khơi dậy và thắt chặt tình đoàn kết, tạo khí thế sản xuất, lao động hăng say, lễ hội còn thể hiện trách nhiệm giữa con người với thiên nhiên, dịp để tuyên truyền sâu rộng đến Nhân dân và du khách thái độ trân trọng và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên quý giá.

Cuộc sống của người dân làng vạn chài 

(HBĐT) - Làng vạn chài gần chân cầu Hòa Bình 3 thuộc tổ 14, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) có 72 hộ với 247 nhân khẩu. Những gia đình sống tại đây lênh đênh trên sông nước, cuộc sống khá vất vả. Công việc chủ yếu của họ là đánh bắt cá, tôm sông tự nhiên và nuôi cá lồng.  

Nông sản Hòa Bình vươn ra “biển lớn”

(HBĐT) - Những năm gần đây, một số sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh được nâng tầm về chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm để có mặt tại hầu hết các thị trường trong nước và từng bước tự tin vươn ra thế giới. Đến hết năm 2022, toàn tỉnh đã xuất khẩu 1.029 tấn sản phẩm, gồm chuối, nhãn, bưởi, mía sang thị trường các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ và châu Âu; xuất khẩu 975 tấn sản phẩm đã qua chế biến là măng, gừng... và 35 triệu lon sản phẩm chế biến từ các loại hạt sang thị trường các nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Hàn Quốc và thị trường một số nước châu Âu... Trong năm 2022, số doanh nghiệp, HTX có sản phẩm nông, lâm sản xuất khẩu cũng tăng mạnh. Những kết quả tích cực này đã giúp xuất khẩu nông sản được kỳ vọng tăng trưởng mạnh, góp phần phát triển bền vững nền nông nghiệp của tỉnh, nâng cao giá trị gia tăng trong thời gian tới.

Độc đáo làng nghề chế tác gỗ lũa Lâm Sơn

(HBĐT)-Nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh có mặt ở xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn đến nay gần 30 năm. Năm 2017, địa phương được UBND tỉnh công nhận làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh. Mẫu mã, quy mô sản xuất được đầu tư mở rộng, sản phẩm ngày càng đa dạng, khẳng định được uy tín trên thị trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững của địa phương. Dưới đây là một vài hình ảnh về hoạt động làng nghề gỗ lũa, đá cảnh Lâm Sơn.

Cán bộ, chiến sỹ công an cơ sở vì Nhân dân phục vụ

(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của Đảng uỷ Công an T.Ư, lãnh đạo Bộ Công an, đến nay Công an tỉnh đã hoàn thành việc bố trí Công an xã chính quy tại 100% xã, thị trấn với gần 1 nghìn cán bộ, chiến sỹ đảm nhiệm chức danh Công an xã. Từ khi có Công an chính quy về xã, hình ảnh người chiến sỹ áo xanh đã trở nên quen thuộc, gần gũi với cuộc sống hàng ngày, được người dân đón nhận, yêu thương, đùm bọc. Những tình cảm tốt đẹp người dân dành cho lực lượng Công an xã chính quy là động lực, niềm tin để Công an xã chính quy tiếp tục nỗ lực, cố gắng hơn nữa vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của Nhân dân.

“Trái ngọt” nông nghiệp sạch

(HBĐT) - Theo đuổi giá trị bền vững từ nền nông nghiệp sạch, nông dân các địa phương trong tỉnh tích cực nhân rộng các mô hình, vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, VietGAP với diện tích trên 560 ha rau trồng các loại, trên 1.900 lồng cá được chứng nhận. Những nỗ lực để tạo ra sản phẩm an toàn cho sức khoẻ, hạn chế tác động xấu cho môi trường của bà con được trả bằng "trái ngọt” khi tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm sạch, có giá tốt và sức tiêu thụ mạnh tại các thị trường. Nhóm ảnh của Bùi Minh

“Ngôi nhà thứ hai”của học sinh vùng hồ Mai Châu

(HBĐT) - Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Tân Dân (xã Tân Thành) là ngôi trường nằm ở địa bàn vùng hồ khó khăn nhất của huyện Mai Châu. Đường xa cách trở, lại bộn bề gian khó khi nằm giữa mênh mang sông nước nhưng suốt nhiều năm qua, nơi đây đã trở thành "ngôi nhà thứ hai” của các thế hệ học sinh vùng hồ. "Ngôi nhà thứ hai” không chỉ là nơi ghi dấu tình thầy - trò mà còn là nơi đám trẻ vùng hồ học cách tự lập, là nơi nuôi dưỡng những ước mơ xanh.