(HBĐT) - Trong những năm qua, nhằm triển khai các hoạt động hỗ trợ người tàn tật và trẻ mồ côi trên địa bàn tỉnh, Hội Bảo trợ Người tàn tật và trẻ mô côi (NTT&TMC) tỉnh đã làm tốt công tác xã hội hóa, vận động các nguồn lực để giúp người tàn tật vươn lên ổn định cuộc sống.

 

Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 22.000 NTT&TMC, chiếm khoảng 3% dân số toàn tỉnh. Trong đó, 6.123 người khuyết tật không còn khả năng lao động, 2.878 trẻ mồ côi. Phần lớn người khuyết tật và trẻ mồ côi đều có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cần trợ giúp. Đồng chí Nguyễn Văn Chung, Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ NTT&TMC tỉnh cho biết: Trong những năm qua, mặc dù đã có sự chung tay, giúp đỡ của các cấp, ngành và toàn xã hội, tuy nhiên, đời sống của người khuyết tật và trẻ mồ côi còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề lao động, việc làm cho người tàn tật và trẻ mồ côi. Nguyên nhân là vì trên địa bàn tỉnh, số lượng doanh nghiệp ít và không nhiều doanh nghiệp phù hợp với đặc thù lao động tàn tật. Mặt khác, mức sống và thu nhập của người dân địa phương còn thấp nên ít nhiều gây khó khăn trong việc vận động các nguồn lực trợ giúp cho NTT&TMC.

Lãnh đạo Hội Bảo trợ NTT&TMC tỉnh cùng các nhà hảo tâm tặng xe lăn cho người khuyết tật vận động huyện Kim Bôi. 

 

Trước thực tế đó, Hội Bảo trợ NTT&TMC tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động thông qua chương trình phối hợp với các cơ quan truyền thông, các tổ chức, ban, ngành liên quan, đặc biệt là ngành LĐ-TB&XH tiếp tục truyền truyền sâu rộng pháp luật về người khuyết tật và trẻ mồ côi, từng bước đưa những chính sách của Đảng và Nhà nước về người khuyết tật, trẻ mồ côi đến nhân dân. Bên cạnh đó, Hội xác định trợ giúp người khuyết tật bằng những việc làm thiết thực, tạo sinh kế cho người khuyết tật và trẻ mồ côi. Bằng hình thức liên kết, gặp gỡ các nhà hảo tâm, từ năm 2016 đến nay, Hội đã tặng 10 con bò sinh sản, trị giá 241 triệu đồng cho người khuyết tật và trẻ mồ côi xã Hợp Châu, huyện Lương Sơn. Đây là xã đặc biệt khó khăn, còn nhiều người khuyết tật hiện không có việc làm và phải sống dựa vào sự cưu mang của cộng đồng. Với việc trao bò sinh sản, Hội và các nhà hảo tâm đã góp phần động viên và giúp người khuyết tật, trẻ mồ côi dần ổn định cuộc sống.

 

Đặc biệt, các trung tâm thuộc Hội đã đẩy mạnh công tác dạy nghề giới thiệu việc làm cho người khuyết tật còn khả năng lao động. Trong đó có nhiều thanh niên khuyết tật và trẻ mồ côi. Theo đồng chí Nguyễn Văn Chung, hiện trên địa bàn tỉnh có 3 trung tâm đang dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi là Trung tâm dạy nghề tư thục Long Thành tổ chức dạy nghề cho 30 người bằng nguồn vốn vận động 180 triệu đồng. Trung tâm đang duy trì dây chuyền may công nghiệp với 25 người khuyết tật có việc làm thường xuyên, mức thu nhập ổn định từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng. Cơ sở bảo trợ xã hội Thuận Hòa (Mai Châu) đã và đang duy trì việc làm thường xuyên cho 30 người tàn tật, người nghèo bằng nghề thêu ren thổ cẩm với mức thu nhập bình quân từ 2,5 - 4 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, các cấp Hội đã vận động các nhà hảo tâm tặng 13 sổ tiết kiệm trị giá 60 triệu đồng cho NTT&TMC, tổ chức sản xuất và tiêu thụ 8 triệu gói tăm, trị giá 180 triệu đồng, cấp học bổng cho 68 trẻ khuyết tật và trẻ mồ côi với số tiền 75 triệu đồng. Tất cả những hoạt động này đã góp phần thiết thực giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi vươn lên ổn định cuộc sống.

 

Ngoài ra, vào các ngày lễ, tết, Hội đã vận động và là cầu nối trao tặng nhiều phần quà ý nghĩa đến các đối tượng. Từ năm 2016 đến nay, Hội đã phối hợp trao tặng quà cho 2.044 lượt NTT&TMC với tổng số tiền hơn 687 tỷ đồng. Hội Bảo trợ NTT&TMC các huyện Đà Bắc, Lương Sơn cũng trao nhiều phần quà và tổ chức các hoạt động nhân đạo ý nghĩa giúp đỡ NTT&TMC.

 

                                                                                 P.L

 

Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Phương án phân luồng sau lệnh cấm ô tô lên Đèo Cả

Trước sự cố hầm đường sắt Bãi Gió trên đường sắt Bắc - Nam, Khu Quản lý đường bộ III đã thông báo chi tiết phương án tổ chức phân luồng cho các phương tiện giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục