(HBĐT) - Được đào tạo bài bản về xây dựng, là "dân công trình chính hãng” nhưng Nguyễn Hoàng Lượng, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) lại có những hiểu biết đáng nể về cá tầm - loại cá đặc sản có giá trị khá cao hiện nay. Không chỉ hiểu biết về đặc tính, Lượng còn nắm rõ bí quyết để làm sao chế biến được món cá tầm ngon và hấp dẫn nhất. Đơn giản, chàng kỹ sư trẻ hiện đang ấp ủ rất nhiều dự định khởi nghiệp từ loại cá ưa lạnh này.



Mạnh dạn đầu tư và đổi mới trong quản lý đã giúp Nguyễn Hoàng Lượng, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) thành công với mô hình nuôi cá tầm.

Gặp Lượng, ấn tượng đầu tiên là vẻ bề ngoài hầm hố của dân công trình, điện thoại liên tục đổ chuông trong khi trò chuyện. Tuy nhiên, qua trao đổi mới biết, đối với Lượng, điện thoại là thứ cậu không thể bỏ quên bởi các đầu mối nhận hàng có thể gọi đến bất cứ lúc nào yêu cầu giao cá. Nhìn Lượng liên tục nghe điện thoại, vừa thao tác trên máy tính xách tay, tôi nghĩ đến hình ảnh của những thanh niên khởi nghiệp thế hệ mới, những thanh niên quản lý dựa trên điện thoại thông minh và giao dịch công việc qua mạng xã hội. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, như Lượng nói: "Tôi đã mất cả một quá trình trải nghiệm, bao gồm cả thành công lẫn thất bại”.

 Lượng bén duyên với nghề nuôi cá lồng và con cá tầm một cách rất đặc biệt. Theo như Lượng nói, đó có lẽ là cái duyên, bởi một kỹ sư xây dựng chỉ quen với việc đi công trình, chưa từng biết gì về cá chứ đừng nói đến việc nuôi một loại cá khó tính như cá tầm. Vậy mà khi có cơ hội được thăm quan nhà lồng của một người bạn, Lượng sẵn sàng bỏ cả ngày chỉ để quanh quẩn xem những chú cá sinh trưởng và phát triển ra sao. Chính vì vậy, khi có cơ hội sở hữu một nhà bè với 9 lồng cá tại xã Hiền Lương, lập tức Lượng đã rủ một người bạn cùng bỏ vốn đầu tư nuôi cá tầm.

 
Tâm huyết với con cá lòng hồ nhưng để làm sao đưa được sản phẩm ra thị trường là điều Lượng luôn trăn trở. Với những kinh nghiệm đã từng làm thị trường, Lượng nghĩ, để các nhà hàng biết đến sản phẩm của mình, trước tiên bản thân mình phải am hiểu về sản phẩm. Chính vì vậy, từ khâu nuôi cá làm sao, cách chế biến như thế nào để sản phẩm ngon nhất cũng được Lượng dày công nghiên cứu, học hỏi. Không chỉ biết về lý thuyết, Lượng còn trực tiếp làm. Tự tin với sản phẩm của mình, Lượng đã chủ động mời một số chủ nhà hàng lớn trên địa bàn thành phố dùng thử sản phẩm. Mạnh dạn tiếp cận thị trường, chủ động đổi mới quản lý. Tất cả các khâu từ nhận đơn hàng, cân cá, giao hàng cho khách đều được cập nhật lên hệ thống dữ liệu quản lý riêng. Vừa thuận lợi trong quản lý, vừa đảm bảo độ tin cậy với khách hàng. Chính cách làm ăn mạnh dạn, thẳng thắn đã giúp Lượng dần tìm được thị trường cho con cá tầm và các loại cá lồng đặc sản sông Đà.
 
Tuy nhiên, trong một thị trường "thượng vàng hạ cám” lẫn lộn, những sản phẩm sạch làm sao để cạnh tranh với các sản phẩm khác luôn là bài toán đau đầu đối với nhà cung cấp dịch vụ. Đã có lần, sản phẩm của Lượng bị đánh bật khỏi những khách hàng truyền thống vì cạnh tranh giá cả. Tuy nhiên, với phương châm chất lượng và uy tín, Lượng vạch ra những ưu đãi của mình như được cung cấp cá đảm bảo chất lượng, tươi ngon, đủ trọng lượng, được đổi hàng, Lượng đã giành được những lợi thế nhất định trên thị trường. Không chỉ chú tâm vào thị trường trong tỉnh, Lượng còn giới thiệu sản phẩm của mình trên trang mạng xã hội để quảng bá thương hiệu và áp dụng hình thức bán hàng trực tuyến. Chính vì vậy hiện nay, Lượng là nhà cung cấp nguồn thực phẩm chính về cá đặc sản cho nhiều nhà hàng trên thị trường Hòa Bình và một số tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Nghệ An… Trung bình mỗi tháng, Lượng bán ra thị trường trên 1 tạ cá với giá trung bình 200.000 đồng/kg, nhóm của Lượng thu về 20 -30 triệu đồng/tháng.

Thành công bước đầu không cho phép chàng trai trẻ dừng lại. Lượng nghĩ, lòng hồ là một lợi thế của người dân Hòa Bình. Tuy nhiên, với việc mỗi nhà lồng mạnh ai nấy làm, thị trường ai nấy kiếm như hiện nay, chỉ có thể làm ăn nhỏ lẻ và đôi khi chính người nông dân lại bị ép giá. Vì vậy, Lượng luôn trăn trở về một dự án làm sao các nhà lồng có thể cùng nhau liên kết thành một hiệp hội và có thể cam kết về chất lượng cá đảm bảo. Như vậy, con cá tầm, đặc sản vùng lòng hồ mới có thể khẳng định được thương hiệu và vươn ra thị trường lớn hơn, mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân.

 

                                                                       Đinh Hòa 

Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục