(HBĐT) - Tháng 9/1991, Quốc hội quyết định tách tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình. Thực hiện quyết định của Bộ Quốc phòng, tháng 9/1991, Bộ CHQS tỉnh chính thức được tái lập, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của Tỉnh ủy Hòa Bình. Đồng chí Bùi Thanh Điếm được bổ nhiệm giữ chức Chỉ huy trưởng; đồng chí Nguyễn Kiều Bào giữ chức Phó Chỉ huy trưởng về chính trị; đồng chí Nguyễn Địa Chất - Phó Chỉ huy trưởng - Tham mưu trưởng; đồng chí Bùi Thế Lực giữ chức Phó Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh.


Phát huy truyền thống vẻ vang của địa phương, của LLVT tỉnh trong các giai đoạn cách mạng trước đây; quán triệt sâu sắc đường lối QS – QP của Đảng; dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ Tư lệõnh Quân khu 3, trực tiếp là của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, LLVT ba thứ quân của tỉnh Hòa Bình tiếp tục được củng cố, xây dựng và phát triển, ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ. Lực lượng thường trực gồm Bộ CHQS tỉnh, Ban CHQS các huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc được biên chế theo quy định, xây dựng theo hướng "cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Lực lượng DQTV được xây dựng theo hướng rộng khắp, ở đâu có nhân dân, có tổ chức Đảng là ở đó có dân quân, tự vệ, khẳng định là lực lượng đông đảo, chủ lực trong xây dựng nền QP - QSĐP. Lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, phúc tra, kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên được bổ sung, được sắp xếp vào các đơn vị dự bị động viên, tỷ lệ đúng với chuyên nghiệp quân sự, chất lượng ngày càng cao. Quá trình thực hiện nhiệm vụ từ khi tái lập tỉnh đến nay đạt được kết quả toàn diện, trong đó có nhiều nhiệm vụ nổi bật. Cụ thể:

- Thực hiện tốt nhiệm vụ làm tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương kịp thời có chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng nền QPTD gắn với nền ANND, xây dựng tỉnh Hòa Bình và các huyện, thành phố thành khu vực phòng thủ (KVPT) ngày càng vững chắc, trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc giữ vững ổn định chính trị, TTATXH trong tỉnh nhiều năm qua, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển KT - XH.

- Công tác giáo dục QP - AN cho các tầng lớp nhân dân được thực hiện tích cực, thường xuyên, hiệu quả. Công tác bồi dưỡng kiến thức QP -AN cho các đối tượng, cán bộ, đảng viên ngày càng nề nếp, đúng theo chủ trương của Đảng và Nghị quyết của Chính phủ. 100% cán bộ, đảng viên thuộc các đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng của các nhiệm kỳ (Đại hội Đảng, HĐND, UBND các cấp) được bồi dưỡng. 100% trường THPT, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn tỉnh được học chương trình giáo dục QP - AN theo quy định, chất lượng học tập ngày càng được nâng lên. Do thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức QP - AN đã tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao trong các tầng lớp nhân dân về nền QPTD, ANND; hiệu lực lãnh đạo, năng lực quản lý, chức năng làm tham mưu về QP - AN của cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể được nâng lên, góp phần phòng, chống có hiệu quả âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.

 

(Còn nữa)


Các tin khác


Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

Bà Lê Thị Thu (Cao Phong) hỏi: Đề nghị cho biết quy định pháp luật về nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình?

Thông tin, tuyên truyền phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Bà Nguyễn Thị Hải (Lương Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao được quy định như thế nào?

Dữ liệu cá nhân nhạy cảm

Ông Nguyễn Hòa (Lạc Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết pháp luật quy định những dữ liệu cá nhân nào được coi là nhạy cảm?

Giải đáp pháp luật: Nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân

Ông Phạm Hùng (TP Hòa Bình) hỏi: Đề nghị cho biết việc nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân được quy định như thế nào?

Chính sách đối với phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Ông Nguyễn Hiền (Lạc Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết chính sách của Nhà nước đối với công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao như thế nào? Trả lời:

Các trường hợp giám định lại thương tật cho thương binh

Ông Nguyễn Hải (Mai Châu) hỏi: Đề nghị cho biết thương binh được khám giám định lại thương tật trong trường hợp nào?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục