(HBĐT) - Trải qua nhiều trận chiến quyết liệt, kinh nghiệm chiến đấu, khả năng chiến đấu của LLVT được tích lũy và nâng lên. Nhờ đó, đến cuối năm 1949, các đơn vị bộ đội địa phương của tỉnh đã đủ sức tham gia đánh những trận đánh lớn.


Chuyển từ thế bị động sang thế chủ động trên chiến trường. Đặc biệt, chiến thắng trong chiến dịch Lê Lợi (1949- 1950) ngoài việc góp phần đập tan âm mưu lập "xứ Mường tự trị” và buộc quân địch phải rút chạy khỏi Hòa Bình lần thứ nhất còn khẳng định sự trưởng thành, lớn mạnh của LLVT tỉnh.

Trước thế bao vây của địch, vào Thu - Đông năm 1949, Trung ương và Bác Hồ đã chỉ đạo Liên khu 3 mở chiến dịch Lê Lợi nhằm đánh tan hành lang Đông - Tây của địch tại Hòa Bình, khai thông đường liên lạc từ Liên khu 4 lên Việt Bắc, đập tan âm mưu lập "xứ Mường tự trị”, giải phóng một phần lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào kháng chiến ở Hòa Bình, Liên khu 3, Liên khu 4 phát triển. Với ý nghĩa đó, Hòa Bình đã trở thành chiến trường trọng điểm của chiến dịch.

Ngày 25/11/1949, chiến dịch Lê Lợi bắt đầu. Ngay đêm đầu của chiến dịch, lực lượng bộ đội địa phương, dân quân du kích tỉnh phối hợp với các đơn vị chủ lực liên khu tiến công hàng loạt vị trí chiếm đóng của địch trên tuyến sông Đà, quốc lộ 6, quốc lộ 12 thuộc các huyện: Mai Đà, Kỳ Sơn, Lạc Sơn và thị xã Hòa Bình. Trong đợt tấn công đầu tiên, LLVT tỉnh phối hợp với bộ đội chủ lực tiêu diệt hoàn toàn đồn Riệc, Mó Hém, Suối Rút, bức rút và phá hủy đồn Đồng Bến trên quốc lộ 6. Cùng với đó, bộ đội địa phương và dân quân du kích chặn đánh địch tiếp viện trên các tuyến đường, nhân dân nổi dậy phá tề, lập lại chính quyền nhân dân. Sau những chiến thắng ban đầu, các đơn vị bộ đội địa phương, dân quân du kích tiếp tục bao vây và tấn công các vị trí còn lại của địch. Nhiều đồn giặc trên tuyến đường 12 bị bao vây không có đường rút lui, đẩy địch vào thế bị cô lập phải xin tiếp tế lương thực, vũ khí bằng máy bay. Cùng với đó, bộ đội địa phương cùng dân quân du kích Kỳ Sơn liên tiếp tiêu diệt 3 vị trí địch ở các đồn Rậm, Mát, Máy ở ngoại vi thị xã. Tại huyện Mai Châu, bị quân ta đánh mạnh ở Vạn Mai, buộc địch phải rút chạy về Đồng Uống (Mai Hạ). Trước sức tiến công của ta, để tránh bị tiêu diệt, quân Pháp ở các đồn trên tuyến quốc lộ 15, quốc lộ 12 phải rút chạy về Hòa Bình, Cao Phong, Vụ Bản. Đến ngày 30/12/1949, huyện Mai Châu, Đà Bắc và một số xã thuộc huyện Lạc Sơn được giải phóng.

Chiến dịch Lê Lợi kết thúc vào cuối tháng 1/1950 với thắng lợi to lớn. Ta đã bức rút 23 vị trí địch chiếm đóng, tiêu diệt 876 tên, phá hủy 37 xe vận tải, thu hàng trăm súng cùng nhiều quân trang, đạn dược. Giải phóng một khu vực rộng lớn khoảng 2.000 km2 gồm toàn bộ huyện Mai Đà và một số xã của huyện Lạc Sơn. Chiến thắng này cũng góp phần phá vỡ "phòng tuyến sông Đà”, "hành lang Đông - Tây” của địch. Thắng lợi quan trọng nhất trong chiến dịch là ta làm thất bại âm mưu lập "xứ Mường tự trị” của Pháp ở Hòa Bình và đánh đổ hoàn toàn chế độ nhà lang được phục hồi dưới thời thực dân Pháp chiếm đóng. Buộc chính quyền bù nhìn Bảo Đại xóa bỏ bộ máy "xứ Mường tự trị” ở Hòa Bình. Đồng thời khẳng định sự trưởng thành, lớn mạnh của LLVT địa phương trong chiến đấu.

Với thất bại nặng nề trong chiến dịch Lê Lợi và tiếp đó là thất bại trong chiến dịch biên giới Thu - Đông năm 1950, Pháp không đủ sức duy trì lực lượng chiếm đóng Hòa Bình. Do vậy, đến đầu tháng 11/1950 địch bắt đầu rút quân khỏi Hòa Bình. Đến ngày 8/11/1950, quân Pháp rút khỏi 2 vị trí chiếm đóng cuối cùng của địch tại Hòa Bình là đồn Rổng và Đồng Bái thuộc huyện Lương Sơn. Như vậy, sau thất bại liên tiếp trong chiến dịch Lê Lợi và chiến dịch biên giới Thu - Đông năm 1950, buộc quân Pháp phải rút khỏi Hòa Bình. Từ cuộc rút chạy của giặc Pháp, tỉnh Hòa Bình được giải phóng lần thứ nhất.

                                                                                                                 M.H

 


Các tin khác


Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với cây lúa, trâu, bò, lợn

Bà Nguyễn Thị Luyến (Yên Thủy) hỏi: Đề nghị cho biết quy định về rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với cây lúa, trâu, bò, lợn?

Những hành vi làm sai lệch, hủy hoại di sản văn hóa

Bà Nguyễn Thị Hoa (Lạc Thủy) hỏi: Đề nghị cho biết pháp luật quy định những hành vi nào làm sai lệch, hủy hoại di sản văn hóa (DSVH)?

Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

Bà Lê Thị Thu (Cao Phong) hỏi: Đề nghị cho biết quy định pháp luật về nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình?

Thông tin, tuyên truyền phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Bà Nguyễn Thị Hải (Lương Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao được quy định như thế nào?

Dữ liệu cá nhân nhạy cảm

Ông Nguyễn Hòa (Lạc Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết pháp luật quy định những dữ liệu cá nhân nào được coi là nhạy cảm?

Giải đáp pháp luật: Nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân

Ông Phạm Hùng (TP Hòa Bình) hỏi: Đề nghị cho biết việc nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân được quy định như thế nào?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục