(HBĐT) - Chỉ trong vòng hơn ba tuần, từ cuối tháng 7 đến trung tuần tháng 8, tỉnh ta hứng chịu ảnh hưởng của 3 cơn bão và hoàn lưu bão gây thiệt hại và tổn thất nặng nề cho sản xuất, đời sống của người dân với tổng thiệt hại khoảng 236, 8 tỷ đồng. Đặc biệt, mưa lũ đã làm 3 người chết mà nguyên nhân do chủ quan, bất cẩn. Hòa Bình tiếp tục được xác định nằm trong vùng nguy cơ cao sạt lở, lũ ống, lũ quét. Tỉnh đang chỉ đạo các địa phương rút kinh nghiệm công tác ứng phó với mưa lũ và triển khai các phương án phòng, chống thiên tai trong tình hình thời tiết còn diễn biến phức tạp.

 

Theo thống kê của Ban Chỉ huy PCTT &TKCN tỉnh: ảnh hưởng cơn bão số 1 từ ngày 27-28/7, cả tỉnh thiệt hại 187, 3 tỷ đồng; cơn bão số 2 từ đếm 13 đến sáng 14/8 gây thiệt hại 229, 5 tỷ đồng. Cơn bão số 3 từ ngày 19-21/8 gây thiệt hại 20 tỷ đồng.  Hầu hết các huyện, thành phố đều xảy ra mưa to đến rất to và thiệt hại nặng nề do mưa lũ, giông lốc. Hàng nghìn ha lúa và hoa màu bị thiệt hại, hàng trăm ha cây ăn quả thời kỳ thu hoạch bị gẫy đỏ, nhiều diện tích không thể phục hồi; hàng vạn đầu gia súc, gia cầm bị chết, lũ cuốn Nông dân các huyện: Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn, Lương Sơn, Tân Lạc thẫn thờ nhìn cam, mía, rừng, gia súc cuốn theo dòng nước, gẫy đổ vì mưa gió. Nhiều xã, xóm huyện Mai Châu bị cô lập, hãi hùng nhìn nước đổ. Các xã vùng cao Đà Bắc bị ách tắc giao thông Nhiều khu vực ngập úng, trượt sạt, cô lập. Nhiều điểm dân cư phải ứng cứu, di dời.  Hàng trăm công trình hạ tầng hỏng, đường, ngầm tràn bị nước khoét sâu bong mật. Nhiều công trình thủy lợi, giao thông bị đánh sập hoàn toàn và phải mất nhiều thời gian mới có thể khắc phục

Tuyến đ ường 433 (Đà Bắc) có hàng chục ngầm tràn đều nguy hiểm khi mưa lũ.Ảnh: Ngầm Quán, xã Tân Minh bị đất, đá lấp đầy, khó thoát nước khi lũ.

 

Đó là những thiệt hại có thể đong đếm lượng hóa về cơ sở vật chất hoa màu, tài sản. ảnh hưởng cơn bão số 2 và số 3 trên địa bàn tỉnh có chết 3 người, nguyên nhân bắt nguồn từ ý thức chủ quan, bất cẩn khi vượt ngầm tràn có nước lũ xiết và dâng cao. Cụ thể, chiều ngày 14/8, 2 người là anh Đậu Văn Nam (SN 1998), Nguyễn Trung Dũng (SN 1999) quê ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) sau tổ chức ăn uống đã ra tắm bị nước cuốn mất tích tại ngầm Hùng Sơn - sông Bùi, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn). Cho đến đêm ngày 15, rạng sáng ngày 16/8 mới tìm thấy thi thể. Cơn bão số 3, ngày 19/8, tại ngầm  Bui, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn), anh Quách Văn Tuẩn, (SN 1985) bị cuốn trôi, đến 15 giờ ngày 21/8 mới tìm thấy thi thể. Anh Tuẩn và một người khác đi từ xã Nhân Nghĩa về xã Văn Sơn bằng xe máy qua ngầm Bui. Cả hai anh em đều có hơi men, ra giữa ngầm bị loạng choạng rồi ngã xuống, xe máy không trôi, người dân cứu được 1 người còn.

 

Ông Trần Kim Phàn, Chánh Văn phòng BCH PCTT &TKCN tỉnh cho biết: Thực tế còn những nguy cơ tiềm ẩn có thể gây tổn thất lớn, nhất là sinh mạng người dân đối với công tác ứng phó với thiên tai, mưa lũ. Hòa Bình liên tục được cảnh báo trong vùng nguy cơ cao trượt sạt, lũ ống, lũ quét. Nhiều người vẫn còn tư tương lơ là chủ quan khi tham gia giao thông tại các ngầm tràn. Các địa phương cần nghiêm túc thực hiện các công điện, văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh tập trung khắc phục và triển khai các biện pháp ứng phó, PCTT&TKCN. Đề nghị các địa phương quản lý chặt chẽ hệ thống ngầm tràn, đường giao thông hay xảy ra ngập khi có mưa lũ. Tăng cường trực gác, hướng dẫn người dân đi qua ngầm tràn, tuyệt đối không cho người dân đi qua các khu vực nguy hiểm khi nước lũ dâng cao. Có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế không cho người dân đi lại khi có nguy hiểm. Hiện điều đáng lo ngại là vẫn còn hiện tượng sinh sống tại những khu vực trũng, thấp, ven sông, suối, ven đồi, núi là những khu vực nguy cơ cao hay ngập úng, trượt sạt đất, đá có thể gây chết người. Các địa phương khẩn trương rà soát bổ sung vào phương án PCTT &TKCN, tuyên truyền nâng cao nhận thức, đề cao tính chủ động cho  người dân, tổ chức vận động, di dời và có thể cưỡng chế người dân di dời ra khỏi những khu vực có cấp độ rủi ro cao, hạn chế thiệt hại không đáng có về tính mạng con người.

                                                                                  

                                                                                 

                                                                              Lê Chung

 

 

 

 

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục