(HBĐT) - Năm nay, công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, bảo đảm giao thông được Sở GTVT đặc biệt quan tâm tới chất lượng xây dựng phương án sát với thực tế và điều kiện cụ thể của tỉnh, trong đó đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai, chủ động triển khai các phương án phòng chống thiên tai, khắc phục nhanh nhất những sự cố sạt lở, ngập úng, gây ắch tắc, bảo đảm giao thông thông suốt trong mọi tình huống.

 

Sở GTVT đã hoàn thành rà soát xác định những khu vực, vị trí xung yếu có nguy cơ ắch tắc giao thông gồm: Quốc lộ 6 đoạn dốc Cun, dốc Quy Hậu, dốc Thung Khe, Thung Nhuối...; đường 433 đang trong giai đoạn thi công cải tạo, nâng cấp; tuyến C, đường Trường Sơn A, đường 12B...Trên các đường tỉnh như: 432, 433, 435, 448 chiều cao và độ dốc mái ta luy lớn nên có nguy cơ sụt lở gây ách tắc giao thông nghiêm trọng. Bên cạnh đó, có một số cầu yếu, hệ thống ngầm đứng trước nguy cơ ngập sâu nhiều giờ.

 

 

Cầu suối Cang (địa phận xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình) thuộc Dự án đường 433 đã hoàn thành khắc phục “điểm đen” mất an toàn giao thông trước mùa mưa lũ năm 2017.

 

Sở GTVT đang tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, đơn vị liên quan xây dựng và triển khai các phương án bảo đảm giao thông theo điều kiện thực tế trước, trong và sau bão theo phương châm “ 4 tại chỗ”.  Theo phân công, các đơn vị quản lý đường bộ đang tăng cường kiểm tra, thực hiện duy tu, sửa chữa, gia cố những đoạn đường nền yếu, đoạn đèo dốc, mái ta luy dễ sạt lở, khơi thông hệ thống rãnh thoát nước, sơn sửa cọc tiêu, biển báo; gia cố lòng cầu cống, mặt và sân ngầm tràn, dòng chảy, chuẩn bị nhân lực, vật tư, vật liệu dự phòng tập kết tại những khu vực dễ cơ động để có thể huy động, phối hợp xử lý những sự cố ắch tắc giao thông. Đoạn quản lý đường bộ 2 đã xẩy dựng và triển khai kế hoạch bảo đảm giao thông mùa mưa lũ, tổ chức lực lượng điều tiết xe ở các trạm: Ba Hàng Đồi, Bãi Chạo. Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị phân luồng tại các ngầm tràn suối Chanh, suối Trá, suối Chuộn, suối Rổng (đường TSA) có khả năng bị ảnh hưởng đột xuất do lũ gây ắch tắc giao thông trong thời gian ngắn. Trên các tuyến đường vùng cao như: ĐT.433, ĐT.448, ĐT.432 còn tồn tại nhiều mái dốc không ổn định, có nguy cơ sạt lở trong mùa mưa, bão cũng đã có phương án chi tiết ứng trực sẵn sàng huy động phương tiện, máy móc xử lý bước đầu các sự cố sạt lở bảo đảm giao thông.

 

Sở GTVT đã xây dựng cơ chế phối hợp với các đơn vị chức năng, chính quyền các địa phương thực hiện các phương án khắc phục sự cố bảo đảm giao thông trong mùa mưa bão. Theo đó phối hợp với Cục Quản lý Đường bộ I chỉ đạo các đơn vị quản lý, bảo trì Quốc lộ 6, Quốc lộ 15, Đường Hồ Chí Minh tổ chức lực lượng điều tiết xe ở các trạm dọc tuyến QL 6, QL 15 và đường Hồ Chí Minh khi xảy tác ách tắc giao thông.  Đồng thời chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp vận tải chuẩn bị đầy đủ phương tiện ô tô tải, ô tô khách, xe chuyên dùng và các thiết bị khác bảo đảm hoạt động tốt khi có yêu cầu điều động, kịp thời đáp ứng phục vụ ứng cứu và bảo đảm giao thông.

 

Sở GTVT cũng phối hơp với các đơn vị quản lý đường thủy nội địa triển khai phương án rà soát, điều chỉnh hệ thống biển báo hiệu, đèn hiệu theo quy định; kiểm tra các khu vực bố trí cho phương tiện tránh bão bảo đảm an toàn; kiểm soát chặt chẽ các phương tiện thủy chấp hành quy định bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông. Theo lãnh đạo Sở GTVT, chất lượng cũng như việc thực hiện nghiêm túc phương án phòng chống thiên tai, mưa lũ là rất quan trọng trong bảo đảm giao thông. Vừa qua, tỉnh đã đầu tư một số ngầm tràn bảo đảm khả năng thoát lũ nhanh, góp phần bảo đảm ATGT. Tuy nhiên vào mùa mưa bão, khi giao thông qua các ngầm tràn, chính quyền các địa phương cần tổ chức tuyên truyên, kiên quyết không cho người dân cố ý vượt ngầm khi nước lũ dâng cao, chảy siết, tránh những thiệt hại thương tâm về người.

 

 

                                                                                               L.C

Các tin khác


Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục