(HBĐT) - Ngày 17/9, Cục Thông tin cơ sở (Bộ TT&TT) phối hợp Quỹ Thiện tâm thuộc Tập đoàn Vingroup tổ chức Lễ bàn giao mô hình điểm đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông (CNTT-VT) xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy). Dự buổi lễ, về phía Bộ TT&TT có Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo cùng đại diện lãnh đạo một số Vụ, Cục trực thuộc; ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup; phía tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Sở TT&TT các tỉnh: Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Nội, Phú Thọ, Sơn La, Bắc Giang, Tuyên Quang, Lào Cai.



Các đại biểu cắt băng khánh thành bàn giao mô hình điểm đài truyền thanh ứng dụng CNTT-VT xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy).

Triển khai thực hiện Quyết định số 135/QĐ-TTg, ngày 20/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng CNTT", Bộ TT&TT phối hợp Tập đoàn Vingroup là đơn vị tài trợ tổ chức xây dựng 3 mô hình điểm đài truyền thanh ứng dụng CNTT-VT cho 3 khu vực, gồm: mô hình điểm khu vực miền núi, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy); mô hình điểm khu vực đồng bằng, xã Hồng Phong, huyện Nam Sách (Hải Dương); mô hình điểm khu vực đô thị, phường Trần Phú, TP Hải Dương (Hải Dương).

Riêng mô hình điểm khu vực miền núi tại xã Phú Nghĩa vừa hoàn thành, đưa vào sử dụng với hệ thống truyền thanh được đầu tư đồng bộ, gồm 17 bộ thu phát thanh, 46 loa công suất 30W/loa, phủ sóng toàn bộ 15 thôn trong xã, 1 bộ máy vi tính và phần mềm quản trị, biên tập nội dung, 1 micro để bàn. Toàn bộ thiết bị lắp đặt do Công ty TNHH Ứng dụng công nghệ mới và du lịch (Newtatco), thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam sản xuất, lắp đặt.  

Tại buổi lễ bàn giao, đồng chí Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT nhấn mạnh: Truyền thanh ứng dụng CNTT-VT là giải pháp công nghệ mới, có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với truyền thanh có dây, truyền thanh không dây FM. Đặc biệt là không giới hạn khoảng cách truyền tín hiệu âm thanh, khắc phục được các lỗi thường xảy ra với các hệ thống tiếp âm sóng FM như bị nhiễu, sóng không ổn định do thời tiết, sử dụng trí tuệ nhân tạo trong một số khâu như chuyển đổi bản tin giấy sang giọng nói, dịch tự động tiếng Việt sang tiếng dân tộc thiểu số, giải quyết được bài toán thiếu nhân lực quản lý, vận hành đài truyền thanh cơ sở...

Từ mô hình điểm khu vực miền núi xã Phú Nghĩa, Cục Thông tin cơ sở phối hợp Sở TT&TT các tỉnh, thành phố phổ biến để nhân rộng, phát huy hiệu quả mô hình ra các địa phương miền núi trong toàn quốc. Các Sở TT&TT sau khi thăm quan, học tập kinh nghiệm mô hình, chủ động nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh, thành phố có kế hoạch từng bước chuyển đổi hệ thống truyền thanh cũ sang truyền thanh ứng dụng CNTT-VT trên địa bàn.


Bùi Minh

Các tin khác


Lực lượng vũ trang tỉnh: Không ngừng lớn mạnh đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc

(HBĐT) - Chiến thắng của Chiến dịch Hoà Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952 như ngọn lửa cách mạng tiếp thêm động lực cho cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh tiếp bước thế hệ cha anh. Do đó, xây dựng LLVT tỉnh vững mạnh toàn diện được Bộ CHQS tỉnh xác định là nhiệm vụ thường xuyên, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương (QP-QSĐP) của tỉnh. Với mục tiêu đó, thời gian qua, CB, CS đã tích cực rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, khả năng sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), đáp ứng tốt yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.

Lực lượng du kích Hòa Bình - nghệ thuật công tác binh vận

(HBĐT) - Trong chiến thắng quan trọng của Chiến dịch Hòa Bình, nghệ thuật chiến tranh du kích được áp dụng hiệu quả suốt thời gian diễn ra chiến dịch. Điều đó được khẳng định qua từng trận đánh trong các đợt chiến đấu của quân và dân ta.

Chiến thắng Tu Vũ - mở đầu thắng lợi Chiến dịch Hòa Bình

(HBĐT) - Sau thất bại ở mặt trận biên giới Thu Đông 1950 và bị đánh liên tiếp ở trung du và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thực dân Pháp lâm vào thế bị động, phải phòng ngự. Để giành lại quyền chủ động trên chiến trường, mùa đông năm 1951, Pháp mở cuộc tiến công lên Hòa Bình với âm mưu xây dựng "Xứ Mường tự trị”. Bên cạnh đó, chúng mở rộng khu chiếm đóng, tăng cường phòng ngự phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, ngăn chặn đường tiếp tế và liên lạc của ta từ Việt Bắc với Liên khu III và Liên khu IV.

Chiến dịch Hòa Bình - mốc son lịch sử còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

(HBĐT) - Chiến dịch Hoà Bình được nhắc đến như một mốc son chói lọi ghi dấu sự thất bại thảm hại của quân Pháp trên mảnh đất Hoà Bình. 70 năm đã trôi qua, nhưng thắng lợi vĩ đại và những bài học kinh nghiệm từ Chiến dịch Hòa Bình vẫn còn nguyên giá trị, được vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng Kỷ niệm 70 năm Chiến dịch Hoà Bình 

(HBĐT) - Sáng 2/12, tại Hà Nội, Cục Tuyên huấn phối hợp Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam và Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hoà Bình tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng với chủ đề "Chiến thắng Hòa Bình - Thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng và bài học lịch sử” nhân Kỷ niệm 70 năm Chiến dịch Hòa Bình (10/12/1951 - 10/12/2021). Đồng chủ trì buổi họp báo có các đồng chí: Đại tá Trần Ngọc Anh, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị; Đại tá Nguyễn Văn Sáu, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam; Nguyễn Thị Minh Thuận, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ. Tham dự họp báo có các phóng viên đại diện cho các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục