Trống đồng Hòa Bình được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh. ảnh: TL

Trống đồng Hòa Bình được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh. ảnh: TL

(HBĐT) - Nhà nước Văn Lang - âu Lạc được hình thành và xây dựng trong thời đại kim khí - thời kỳ văn hóa Đông Sơn (là một nền văn hoá cổ từng tồn tại ở một số tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam như Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Ninh Bình mà trung tâm là khu vực đền Hùng, được lấy theo tên địa danh làng Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nơi tìm được một số đồ đồng).

 

Nhà nước Văn Lang do Hùng Vương dựng nên, theo Việt sử lược có 15 bộ là Giao Chỉ, Việt Thường Thị, Vũ Ninh, Quân Ninh, Gia Ninh, Ninh Hải, Lục Hải, Thanh Tuyền, Tân Xuyên, Bình Văn, Văn Lang, Cửu Chân, Nhật Nam, Hoài Nam và Cửu Đức.

Hòa Bình thời đó nằm trong địa giới của bộ Gia Ninh (nằm ở đông - nam bộ Gia Ninh, phía đông - bắc và phía bắc tiếp giáp với bộ Giao Chỉ và bộ Vũ Ninh; phía đông - nam và phía nam tiếp giáp với bộ Quân Ninh và bộ Cửu Chân; phía bắc và tây - bắc tiếp giáp với bộ Văn Lang - địa bàn trung tâm của nước Văn Lang)... Theo các nhà nghiên cứu, người Mường và người Việt cùng chung một nguồn gốc. Từ thời đại Hùng Vương dựng nước, Hòa Bình đã là nơi sinh tụ của chính người Mường. Về đời sống, người Mường vào thời ấy chưa có nhiều khác biệt so với người Việt. ở đây, nền văn hóa đồng thau cũng phát triển rực rỡ ở nhiều bộ như Văn Lang, Vũ Ninh, Giao Chỉ, Cửu Chân... Nghề luyện kim đúc đồng Đông Sơn đã đạt tới đỉnh cao. Với số lượng lớn các di vật đồng Đông Sơn được phát hiện ở Hòa Bình chứng tỏ sự phát triển tiếp nối, chuyển từ thời đại đá sang thời đại kim khí của cư dân Hòa Bình cổ. Trong đó, nổi bật ở kỹ thuật đúc đồng và phát triển của văn minh đồ đồng - văn minh Đông Sơn (trống đồng, lưỡi rìu, lưỡi giáo, lưới qua...).  

Về trống đồng, Hòa Bình có 2 loại: trống Đông Sơn Heger I và trống loại II Heger. Trống Đông Sơn có khung niên đại từ thế kỷ IV trước công nguyên đến thế kỷ V sau công nguyên. Có 11 chiếc trống Đông Sơn (loại I Heger) trên địa bàn Hòa Bình. Trống loại II Heger được tìm thấy ở Hòa Bình có số lượng lớn (59 chiếc) và tìm thấy chủ yếu trên địa bàn cư trú của người Mường. Trong số 11 chiếc trống đồng (loại I Heger) có 3 chiếc thuộc nhóm A là trống sông Đà, trống Đồi Ro và trống Hòa Bình; nhóm B có 2 chiếc là trống Yên Bồng III và trống Đú Sáng; nhóm C có 5 chiếc là trống Khoan Dụ, Chợ Bờ, Lạc Long, Yên Bồng I và Yên Bồng II; nhóm Đ có trống Vĩnh Đồng II.  

Trống đồng loại II gắn bó lâu dài với người Mường; phân bố tập trung trên địa bàn cư trú của người Mường. Trống đồng loại II là biểu trưng về sức sống của của truyền thống văn minh Đông Sơn, là biểu trưng xác nhận quyền lực của phong kiến Việt Nam đối với các thổ lang Mường; thể hiện tính thống nhất về mặt chính trị Việt - Mường. Trống đồng đã gắn bó cuộc sống người Mường và trống đồng loại II gắn bó lâu dài với người Mường. Những chức năng ban đầu là biểu tượng thần thoại của trống trong nghi thức cầu mưa, cầu mùa liên quan đến nghề nông đã phai nhòa. Đối với người Mường, chức năng rõ nét của trống là biểu tượng quyền uy của tầng lớp lang, đạo và là một nhạc cụ trong tang lễ. Trống loại II là biểu tượng văn hóa của người Mường, tiêu biểu cho bản sắc Mường. Nếu như trống đồng Đông Sơn là biểu tượng văn hóa, văn minh Việt cổ thì trống đồng loại II là biểu tượng văn hóa Mường ở Việt Nam. Sự hiện diện của trống đồng loại II trên vùng cư trú của người Mường là một bằng chứng hùng hồn của truyền thống Đông Sơn, là sự tiếp nối và sáng tạo nền văn hóa văn minh Việt cổ. Với những ý nghĩa trên, trống đồng loại II Heger có thể gọi là trống Mường.  

Không gian của xã hội Văn Lang - âu Lạc là không gian của văn hóa Đông Sơn cũng là không gian tìm được nhiều nhất trống đồng Đông Sơn nhất và tồn tại nhiều trống cổ nhất.  

Xã hội mà trống Đông Sơn phản ánh là một xã hội nông nghiệp làm lúa nước phát triển. Hình tượng bông lúa được thể hiện trên các cặp quai một số trống Đông Sơn. Trên một số trống có cảnh giã gạo chày tay. ở giai đoạn này, người Đông Sơn đã thành thạo nghề trồng lúa. Qua trống đồng có thể thấy được bóng dáng của một số ngành nghề thủ công nghiệp, dệt vải, may mặc, làm mộc (dựng nhà, đóng thuyền), đúc đồng, lễ hội... trong sinh hoạt cư dân thời bấy giờ.

 Trống đồng Đông Sơn cũng như các trống có niên đại khác còn là biểu tượng cho vận mạng cả một tộc người có trống. Bên cạnh đó có thể thấy rằng, một nền nông nghiệp ổn định đã đưa đến sự ổn định về mặt tâm lý của toàn xã hội. Điều này đã để lại dấu ấn phản ánh qua những cảnh hội mùa đầy hạnh phúc. Không khí lễ hội phản ánh ước nguyện chung của toàn xã hội. Đó là tín ngưỡng phồn thực, thờ mặt trời mà biểu hiện duy nhất sinh động hiện còn biết được là các hoa văn, họa tiết trên trống đồng Đông Sơn, trống Mường (loại II Heger) (và cả trên cạp váy của phụ nữ Mường nữa). Hình mặt trời giữa mặt trống được cố định thông qua chất liệu đồng thau.  

Những hoạt động xã hội cũng được tái hiện hết sức sống động trên mặt trống đồng Đông Sơn. Nghệ thuật âm nhạc đã khá phát triển bao gồm nhạc cụ bộ gõ (trống đồng, trống da, chuông, nhạc, sênh) và bộ hơi (khèn).  

 Người Mường cũng luôn ca ngợi vẻ đẹp của hoa văn trống đồng như giáo sư Từ Chi nhận ra, đã được in trên cạp váy Mường như lời công bố: trống đồng chẳng khi nào phai mờ trong cả vô hình và cái hữu hình của nền văn hóa Mường.  

(còn nữa)  

Bài 7: Hòa Bình thời kỳ Bắc thuộc và quá trình phân hóa Việt - Mường

 

 

                                                   Bùi Văn (TH)

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục