(HBĐT) - Trước cách mạng tháng Tám, một số xã thuộc huyện Yên Thủy hiện nay thuộc phủ Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) hoặc huyện Lạc Thủy (tỉnh Hà Nam). Sau này, trong kháng chiến chống Pháp, ủy ban hành chính Liên khu III quyết định cắt 5 xã phía Tây huyện Nho Quan về huyện Lạc Thủy, đồng thời chuyển huyện Lạc Thủy (vốn trước thuộc châu Lạc Sơn) về trực thuộc tỉnh Hòa Bình (năm 1953). Đến ngày 17/8/1964, Hội đồng Chính phủ quyết định chia huyện Lạc Thủy thành 2 huyện Lạc Thủy và Yên Thủy. Huyện Yên Thủy ngày nay có 13 xã, thị trấn. Dân tộc Mường chiếm 68,9%, dân tộc Kinh chiếm 30,9%, còn lại là các dân tộc khác…

 

Địa hình của huyện khá đa dạng, có núi đá vôi cao và dốc đứng xen kẽ với đồi đất, thung lũng và những dải đồng bằng dọc theo quốc lộ 12B; trên địa bàn chỉ có một con sông nhỏ (sông Lạng) và  một số hồ chứa nước loại vừa và nhỏ, mực nước ngầm thấp. Yếu tố địa hình đa dạng đã tạo cho Yên Thủy khả năng phát triển một nền kinh tế tổng hợp cả nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế vườn đồi, công nghiệp vật liệu xây dựng, thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái. Tuy nhiên, địa hình, địa chất Yên Thủy có đặc thù trũng úng về mùa mưa và thiếu nước về mùa khô khiến sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

 

 

Huyện Yên Thủy duy trì tốt các hoạt động văn hóa -văn nghệ, các mô hình CLB (chèo, chiêng…) góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn.

 

Trên vùng đất Yên Thuỷ cũng hội tụ truyền thống lịch sử cách mạng cùng những nét bản sắc văn hoá dân tộc độc đáo. Hang Chùa và chùa Hang thuộc xóm á Đồng, xã Yên Trị là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (công nhận năm 1994). Hang Nước và động Thiên Tôn thuộc xóm Nghìa, xã Ngọc Lương (được công nhận năm 1997), động Thiên Long thuộc xóm Yên Mu, xã Lạc Lương (công nhận năm 2003) là di tích danh thắng cấp quốc gia. Trên địa bàn còn có 7 di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng cấp tỉnh cùng một số lễ hội văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Hoà mình vào sự nghiệp cách mạng của tỉnh, đất nước, Yên Thuỷ đã có những đóng góp quan trọng và cụ thể. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, huyện đã có 418 người con hy sinh vì Tổ quốc cùng trên 1.100 thương binh, bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam. Huyện có 24 bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng; huyện Yên Thủy và 3 xã của huyện được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân (xã Lạc Thịnh, Ngọc Lương, Yên Trị) cùng nhiều phần thưởng cao quý khác. Trong công cuộc đổi mới, Yên Thuỷ đã chứng tỏ được sức mạnh đoàn kết, đồng thuận cùng nội lực của mình để vươn lên, vượt qua những khó khăn và từng bước đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trong phát triển KT-XH...

 

Năm 2016, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp ủy, chính quyền và đồng bào các dân tộc trong huyện, Yên Thủy đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phát triển KT-XH, AN-QP. Đã có 16/18 chỉ tiêu KT-XH đã đạt và vượt kế hoạch. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 36,8 tỷ đồng; giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 26,74 triệu đồng; tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt 2,7 vạn tấn. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 50%. Có 4 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM là xã: Phú Lai, Ngọc Lương, Yên Lạc, Yên Trị. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 18,02%; 85% số dân tham gia BHYT; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 45,2%; trên 70% số xóm đạt tiêu chuẩn làng văn hoá; trên 72% số hộ đạt gia đình văn hoá; các cơ quan, trường học đạt chuẩn chiếm từ 94-95%. Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh là 96%. ANTT - TTATXH được giữ vững; công tác quốc phòng toàn dân được chú trọng. Hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố và ngày càng vững mạnh.

 

Trên nền tảng từ những thành tựu đã đạt được, hiện nay, huyện Yên Thủy tiếp tục có những giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy và nâng cao hơn nữa chất lượng trong phát triển KT-XH. Tạo sức mạnh chung trong các phong trào thi đua yêu nước; phát huy tinh thần chịu khó và khả năng nắm bắt các tiến bộ của KH-KT trong phát triển kinh tế của đồng bào các dân tộc huyện nhà. Trong đó, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế; cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, phát triển theo hướng hàng hóa. Thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; quan tâm phát triển các lĩnh vực về GD&ĐT, y tế, văn hóa - xã hội; bảo tồn và phát huy tốt nét bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc; tiếp tục củng cố QP-AN, bảo đảm TTATXH trên địa bàn. Phát huy sức mạnh tổng hợp, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đang phấn đấu xây dựng huyện Yên Thủy ngày càng phát triển toàn diện; xứng đáng với tiềm năng và thế mạnh đang có.

(còn nữa)

 

Bài 29: Huyện Mai Châu trong hành trình 130 năm xây dựng và phát triển.

 

 

                                                                                   Bùi Văn

                                                                                  (tổng hợp)

 

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục