(HBĐT) - Đến đầu tháng 2/2013, các sở, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố trong tỉnh đang tích cực triển khai lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Việc tổ chức lấy ý kiến được tổ chức thông qua hội nghị (hội nghị chuyên đề, hội nghị lồng ghép), hoặc đóng góp bằng văn bản gửi đến BCĐ lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

 

Những đơn vị do điều kiện chưa tổ chức hội nghị ngay được thì xây dựng Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, trong đó xác định ngày tổ chức hội nghị vào cuối tháng 2/2013. Theo thống kê của Tổ giúp việc BCĐ lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đã có trên 30 ý kiến, đóng góp vào 36 Điều trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, trong đó có các ý kiến của Đại biểu HĐND tỉnh, HĐND cấp huyện, đại diện các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện, đại diện Hội Luật Gia, Đoàn Luật sư tỉnh, TAND, VKSND tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.

 

Theo kế hoạch, ngày 15/3, tỉnh ta sẽ hoàn thành báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

 

 

                                                                           Minh Hậu

                                                                        (Sở Tư pháp)

 

 

Các tin khác


Người trẻ và cán cân lý tưởng - đồng tiền trong nhịp sống hiện đại - Bài 2: Vì sao dễ đánh mất mình?

Xã hội phát triển, sự cám dỗ của đồng tiền cũng hiện diện trong muôn mặt đời sống. Tư tưởng thực dụng, tôn sùng đồng tiền ở vị trí độc tôn của một bộ phận người trẻ càng bùng phát mạnh mẽ trong thời buổi kinh tế số. Suy nghĩ có tiền là có tất cả, nhiều tiền đồng nghĩa với thành công, việc đánh đồng tiền bạc với mục tiêu, lý tưởng sống đã dẫn dụ một bộ phận người trẻ vào chỗ lầm đường lạc lối.

Người trẻ và cán cân lý tưởng - đồng tiền trong nhịp sống hiện đại - Bài 1: Kiếm tiền theo kiểu... bất chấp

Nhịp sống hiện đại với sự tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật, khoa học-công nghệ làm cho đời sống của giới trẻ ngày càng bị lệ thuộc vào vật chất nhiều hơn.

Nhận diện, đấu tranh xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình: Bài 3 - Đồng bộ giải pháp để chặn “sóng ngầm”

Thực tiễn ở các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hệ thống chính trị cơ sở cùng vào cuộc, thế trận an ninh nhân dân được củng cố nên từng bước xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình.

Nhận diện, đấu tranh xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình: Bài 2 - Di chứng nặng nề từ “virus” ác tính

Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình đã hình thành và tồn tại hơn 30 năm (từ năm 1989). Những hoạt động của tổ chức này làm xáo trộn nghiêm trọng đời sống của một bộ phận đồng bào Mông và tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. Những "di chứng”, hệ lụy để lại vẫn đang đặt ra cho cấp ủy, chính quyền các cấp bài toán hóc búa.

Xin đừng để “biết thế”

Trong thời gian qua, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh Hòa Bình đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Điểm nhấn đầu tiên đó là nhận thức của các cấp uỷ, nhân dân và cán bộ, đảng viên về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã có những chuyển biến rõ rệt. Từ nhận thức về các hành vi tham nhũng, tiêu cực, hậu quả và tác hại hết sức to lớn không chỉ gây thiệt hại về tiền, của Nhà nước, xã hội và của Nhân dân mà sâu xa hơn còn đe dọa sự tồn vong của chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa và thành quả cách mạng của dân tộc ta trong gần 80 năm qua.

Từ những cán bộ cấp cao “vào lò”, nghĩ về rèn luyện 4 chữ đức

Tại cuộc họp thông báo kết quả phiên họp 25 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Đặng Văn Dũng đã cho biết, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 19 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Trong đó, lần đầu tiên 6 cán bộ bị xử lý kỷ luật do vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục