Luật sư  Đan Tiếp Phúc, Tổng thư ký Liên hiệp các hội KH-KT tỉnh.

Luật sư Đan Tiếp Phúc, Tổng thư ký Liên hiệp các hội KH-KT tỉnh.

(HBĐT) - Bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được công bố rộng rãi để lấy ý kiến nhân dân đã đề cập nhiều vấn đề mới, tiến bộ so với bản Hiến pháp năm 1992. Tuy nhiện, quy định của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong lĩnh vực GD-ĐT, KH-CN chưa khẳng định chủ thể của việc phát triển GD-ĐT, KH-CN là trách nhiệm của ai? Cụ thể, tại Điều 65 ghi: “Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”.

 

Quy định như vậy sẽ không hiểu là hàng đầu của ai, của Nhà nước, của Chính phủ, của nhân dân, đoàn thể xã hội hay của các tổ chức xã hội dân sự?  Do đó, theo tôi cần phải xác định rõ nhiệm vụ hàng đầu là của Nhà nước. Đây là một trong các quyền tối thượng của Nhà nước và chỉ có Nhà nước mới có đủ điều kiện và sức mạnh để phát triển GD-ĐT, KH-CN phát triển toàn diện, đúng hướng, tiến kịp với sự phát triển của thế giới. Vì vậy, tôi đề nghị cần ghi rõ Điều 65: “Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu của Nhà nước”. Đồng thời dẫn chiếu xuống các Điều 66, Điều 67 trong Dự thảo quy định về các nhiệm vụ GD-ĐT, KH-CN đều do Nhà nước chịu trách nhiệm là rất phù hợp.

 

Xét về mặt khoa học pháp lý, Điều 123 Dự thảo ghi: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất”. Tôi đề nghị không nên dùng từ “luật cơ bản” mà nên dùng từ “luật gốc”: “Hiến pháp là luật gốc của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất”. Chữ “gốc” hàm chứa cội nguồn, là chính, là cao nhất, mọi việc đều bắt nguồn từ gốc rễ cội nguồn mà ra, cho nên không thể trái với nguồn cội. Nếu dùng chữ “cơ bản” không thể hiện được tính thống lĩnh cao nhất địa vị pháp lý của Hiến pháp. Tất cả các bộ luật dưới Hiến pháp không được trái với Hiến pháp nhưng đồng thời nó cũng là các Bộ luật, Luật, có tính pháp lý cơ bản nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam. Ví dụ: bộ luật Dân sự (đứng sau Hiến pháp), Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự... Nếu luật nào cũng là luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam mà Hiếp pháp cũng là luật cơ bản thì không phân biệt tính độc tôn địa vị pháp lý của Hiến pháp.

 

 

Các tin khác


Nâng cao tính Đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí

Chiều 15/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề "Nâng cao tính Đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí”, với sự điều phối của nhà báo Phạm Song Hà, Ủy viên Ban Biên tập, Trưởng Ban Chính trị-Xã hội, Báo Nhân Dân.

Người trẻ và cán cân lý tưởng - đồng tiền trong nhịp sống hiện đại - Bài 2: Vì sao dễ đánh mất mình?

Xã hội phát triển, sự cám dỗ của đồng tiền cũng hiện diện trong muôn mặt đời sống. Tư tưởng thực dụng, tôn sùng đồng tiền ở vị trí độc tôn của một bộ phận người trẻ càng bùng phát mạnh mẽ trong thời buổi kinh tế số. Suy nghĩ có tiền là có tất cả, nhiều tiền đồng nghĩa với thành công, việc đánh đồng tiền bạc với mục tiêu, lý tưởng sống đã dẫn dụ một bộ phận người trẻ vào chỗ lầm đường lạc lối.

Người trẻ và cán cân lý tưởng - đồng tiền trong nhịp sống hiện đại - Bài 1: Kiếm tiền theo kiểu... bất chấp

Nhịp sống hiện đại với sự tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật, khoa học-công nghệ làm cho đời sống của giới trẻ ngày càng bị lệ thuộc vào vật chất nhiều hơn.

Nhận diện, đấu tranh xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình: Bài 3 - Đồng bộ giải pháp để chặn “sóng ngầm”

Thực tiễn ở các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hệ thống chính trị cơ sở cùng vào cuộc, thế trận an ninh nhân dân được củng cố nên từng bước xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình.

Nhận diện, đấu tranh xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình: Bài 2 - Di chứng nặng nề từ “virus” ác tính

Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình đã hình thành và tồn tại hơn 30 năm (từ năm 1989). Những hoạt động của tổ chức này làm xáo trộn nghiêm trọng đời sống của một bộ phận đồng bào Mông và tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. Những "di chứng”, hệ lụy để lại vẫn đang đặt ra cho cấp ủy, chính quyền các cấp bài toán hóc búa.

Xin đừng để “biết thế”

Trong thời gian qua, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh Hòa Bình đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Điểm nhấn đầu tiên đó là nhận thức của các cấp uỷ, nhân dân và cán bộ, đảng viên về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã có những chuyển biến rõ rệt. Từ nhận thức về các hành vi tham nhũng, tiêu cực, hậu quả và tác hại hết sức to lớn không chỉ gây thiệt hại về tiền, của Nhà nước, xã hội và của Nhân dân mà sâu xa hơn còn đe dọa sự tồn vong của chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa và thành quả cách mạng của dân tộc ta trong gần 80 năm qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục