(HBĐT) - Tiếp tục khẳng định và thể hiện rõ hơn tư tưởng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, kiên trì thực hiện chính sách bình đẳng phát triển toàn diện các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tại điều 5, Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi bổ sung và được thiết kế thành 4 khoản:

 

Điều 5 (sửa đổi, bổ sung điều 5)

1. Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình.

4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, hoà nhập vào sự phát triển chung của đất nước.

Bản Dự thảo sửa đổi điều 5, Hiến pháp 1992 thể hiện như vậy không chỉ tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết tôn trọng và không phân biệt giữa các dân tộc mà còn làm rõ thêm mọi người dân Việt Nam không phân biệt thành phần dân tộc đều phải có nghĩa vụ thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Các dân tộc thiểu số phải nêu cao tinh thần tự lực, tự cường cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước để vươn lên hoà nhập sự phát triển chung của cả nước. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng thực tế hiện nay là đời sống chính trị kinh tế, văn hoá - xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào thiểu số miền núi, vùng sâu, xa còn gặp nhiều khó khăn, sự hưởng thụ thành quả đất nước phát triển do cách mạng đem lại giữa đồng bào thiểu số với đồng bào đa số, giữa miền núi, hải đảo, vùng sâu, xa với đồng bằng miền xuôi còn nhiều chênh lệch, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất, không gian sinh tồn bị thu hẹp nên đời sống khó khăn hơn xưa, nhiều giá trị văn hoá truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số ngày càng mai một... Theo tôi, bản Hiến pháp lần này cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung một số vấn đề:

 

Một là cần làm rõ hơn cơ hội, điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện quyền bình đẳng của mình trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ví dụ như quyền được bình đẳng trong học tập, chữa bệnh ở cơ sở có chất lượng cao, quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết dân tộc mình trong học tập, lao động, công tác và trong các quan hệ chính trị, xã hội và pháp luật, quyền được bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống...

 

Hai là, cần bổ sung quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc xóa bỏ các rào cản (về kinh tế, văn hoá, xã hội) để đồng bào các dân tộc thiểu số được tiếp cận với chính sách phát triển của Nhà nước vươn lên hoà nhập sự phát triển chung của đất nước.

 

Ba là, cần rà soát, bổ sung một số chính sách đặc thù đối với dân tộc thiểu số ở một số điều quy định về chế độ kinh tế, văn hoá, GD-ĐT, an sinh xã hội... Đây là căn cứ quan trọng trong việc xây dựng pháp luật và các chính sách phát triển đối với các dân tộc thiểu số Việt Nam sau này.

 

 

                                                      Nguyễn Tiến Sinh

                                          (Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh )

 

Các tin khác


Không lạc lối trong không gian mạng

Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. 

Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định cụ thể trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật nước ta.

Phản bác luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị cuốn sách của Tổng Bí thư

Ngay khi cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt bạn đọc, thông qua mạng Internet, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo, blog, telegram, twitter…, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa và giá trị của cuốn sách nhằm phủ nhận những kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.

Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị "mù màu” trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng.

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự có ý nghĩa chiến lược, gắn liền với sự phát triển của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã phát biểu: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch

Nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng ta kiên quyết đấu tranh với các tổ chức, cá nhân có hành vi lan truyền, tiếp tay, cổ súy những quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Đồng thời, những biểu hiện thờ ơ, vô cảm, né tránh không dám đấu tranh với các quan điểm xấu, độc cũng cần được nhận diện và lên án vì những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục