Không có giải đặc biệt cho thí sinh nổi bật của cả mùa Sao Mai như kỳ vọng ban đầu của những người tổ chức, 3 ngôi sao mới lên ngôi là Đào Thị Tố Loan, Lương Nguyệt Anh và Đoàn Thị Thúy Trang đều sáng nhưng không nhiều cá tính. Điều đáng nói là Sao Mai lần này thiếu hẳn sức hút và bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý trong khâu tổ chức.
Ba nữ quán quân
Trong đêm chung kết xếp hạng diễn ra tối 4-9 vừa qua, giải nhất phong cách thính phòng Đào Thị Tố Loan và giải nhất phong cách dân gian Lương Nguyệt Anh đều thành công ở các ca khúc bị coi là "cũ". Chọn "Cô gái vót chông" (Hoàng Hiệp), Tố Loan khắc phục được nhược điểm hát nhanh và cao không rõ lời ở những lần thi trước khi cô hát với tiết tấu chậm, nhẹ nhàng. Tố Loan cũng bộc lộ sự thông minh khi đem lại cảm giác hồi hộp cho người nghe ở đoạn khoe giọng vocal. Lương Nguyệt Anh làm sáng ca khúc quê mình "Làng quan họ quê tôi" (Nguyễn Trọng Tạo). Cô hát ngọt ngào, đằm thắm, lại có cả nét trẻ trung, dễ thương của các cô gái ngày nay.
Tưởng như phong cách nhạc nhẹ là dễ dự đoán quán quân nhất khi Lê Việt Anh (Hà Nội) chinh phục hoàn toàn khán giả ở những vòng thi trước với sở trường acoustic sáng tạo, giàu tiết tấu. Thế nhưng Đoàn Thị Thúy Trang (Hà Nội) lại xuất sắc giành ngôi vị cao nhất. Ở Thúy Trang có sự tươi mới, trẻ trung và vẻ ưa nhìn. Cô biết chọn "gu" nhạc nhẹ hiện nay của giới trẻ và tỏa sáng đúng lúc. Trong khi Lê Việt Anh bỗng nhiên không phát huy sự tinh tế và thông minh như trước mà lại "phá" trong "Vậy thôi" (Xuân Thủy) khiến cả mình và người nghe hơi mệt.
Cả 3 dòng nhạc đều là nữ soán ngôi để lại tiếc nuối cho khán giả với phần thể hiện được đánh giá là tốt của Vũ Thắng Lợi (Quảng Ngãi - phong cách thính phòng) và Nguyễn Huy Quyết (Hải Phòng - phong cách nhạc nhẹ).
Thiếu hẳn sự hấp dẫn
Sân khấu đêm chung kết xếp hạng lộng lẫy, sống động vớt vát cho một mùa Sao Mai nhạt nhòa và nhiều điểm không hợp lý nhất từ trước đến nay. Năm 2005, Ban tổ chức cuộc thi đã chia 3 phong cách âm nhạc để thí sinh có thể phát huy được sở trường, được coi là quyết định "đột phá" và khiến cho Sao Mai khác biệt và uy tín hơn hẳn nhiều cuộc thi tìm kiếm tài năng ca hát khác. Nhưng năm nay, việc thay đổi quy chế, cộng điểm cho thí sinh được bình chọn nhiều nhất để liên tục những gương mặt được giới chuyên môn đánh giá cao bị loại, đã gây nhiều phản hồi. Ở một cuộc thi có tính chuyên nghiệp cao như Sao Mai thì sự công bằng từ đánh giá của Ban giám khảo, vốn là những nghệ sĩ âm nhạc hàng đầu, phải đặt lên trước nhất. Thí sinh được lựa chọn phải khiến giới chuyên môn và khán giả "tâm phục khẩu phục". Có lẽ, Ban tổ chức Sao Mai lần sau cần lưu ý về thay đổi này.
Có thể thấy, Sao Mai ngày càng nhạt nhòa và kém sức hút cũng bởi đối tượng thí sinh vẫn từ các "lò" học viện, nhạc viện, đại học âm nhạc lớn, nên "gu" chọn bài, xử lý bài hát thường giống hệt các mùa thi trước. Hơn nữa, chương trình với hàng loạt sự cố (âm thanh kém, mất điện) và phát sóng muộn khiến khán giả chán nản khi theo dõi. Song nguyên nhân chính vẫn là cách thức tổ chức một chương trình truyền hình thiếu hẳn sự hấp dẫn. Ưu thế của Sao Mai là chất lượng thí sinh đầu vào rất tốt, lại chia thành 3 phong cách âm nhạc nên khuyến khích được mọi đối tượng theo dõi. Vậy mà Sao Mai 2011 nhận được quá ít sự quan tâm cả của giới chuyên môn và khán giả. Thậm chí nó còn kém sức hút hơn cả phiên bản "đàn em" là Sao Mai điểm hẹn. Tại sao như vậy và làm thế nào để Sao Mai trở thành một cuộc thi được nhiều đón đợi như trước đây? Câu hỏi ấy xin gửi những người tổ chức.
Theo HaNoiMoi
(HBĐT) - “Những ngày Tết Độc lập, hầu hết những ai đang làm việc, học tập nơi xa đều cố gắng thu xếp công việc để được trở về bên gia đình, làng xóm. Cùng với không khí ấm cúng, sum vầy bên mâm cơm gia đình, mọi người lại cùng háo hức đón chờ để được hòa mình cùng tiếng đàn, điệu múa do chính bà con mình biểu diễn” - ông Nguyễn Văn Sơn, Trưởng Phòng VH-TT huyện Kỳ Sơn cho biết.
(HBĐT) - Được nghỉ 3 ngày nhân Quốc khánh 2/9, Hương rủ Thảo về quê mình dự ngày Tết Độc lập ở một vùng quê miền núi.
(HBĐT) - Mỗi làng quê đều có một dòng sông, người dân đôi bờ sông ấy có những kỷ niệm riêng, những được mất, buồn vui mà dòng sông mang lại. Tôi sinh ra phía hữu ngạn vùng hạ du sông Đà, một làng Mường mà “chất Mường” đã phôi pha đi nhiều, dẫu vùng đất này mới “khai thiên, phá thạch” khoảng mười đời, từ lời ăn tiếng nói, nhà cửa đến những phong tục, tập quán khác. Có người ví: so với làng Mường cổ xưa, làng tôi bây giờ như vùng “nước lợ”! Không biết nên vui hay nên buồn? Sáng mở cửa là gặp dòng sông Đà, dẫu từ nhà tôi ra đến sông còn phải qua một cánh đồng. ở đó thấp thoáng bóng dáng bà con thân thích sớm chiều lam lũ, tôi và dòng sông đã song hành với nhau theo những thăng trầm của đời người- đời sông.
(HBĐT) - Gần đến Tết Độc lập, nhà nhà ở Mường Bi treo cờ Tổ quốc, đường phố rực rỡ cờ hoa, đâu đâu cũng thấy không khí tất bật chuẩn bị cho ngày Tết. Vào dịp này hàng năm, gia đình cụ ông Bùi Văn Nôm, cụ bà Bùi Thị Mán ở xóm Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc) cũng như các gia đình khác ở vùng Mường Bi lại được vui cảnh con cháu tụ họp, đoàn viên. Từ chiều hôm trước, gia đình cụ đã chuẩn bị mâm cỗ quả, làm bánh uôi bằng gạo nếp dẻo thơm vừa gặt để dâng lên bàn thờ Bác. Ngày Tết, mọi công việc đều hoãn lại, toàn bộ thời gian dành cho vui chơi, thăm thú, là dịp để anh em, họ hàng làng trên, xóm dưới gặp gỡ, quây quần.
(HBĐT) - Trong quãng đời làm báo ai cũng có những kỷ niệm cả vui lẫn buồn. âu đó cũng là duyên nghiệp. Người viết cũng không nằm ngoài số đó. Xin được kể một kỷ niệm không thể nào quên khi mới bước vào nghề.
(HBĐT) - Theo Ban tổ chức lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh và Lễ hội văn hóa cồng chiêng lần thứ I năm 2011, tính đến hết ngày 31/8, mọi công tác chuẩn bị đã được các cấp, ngành tích cực triển khai và đã cơ bản hoàn thành các phần việc theo đúng kế hoạch. Lễ kỷ niệm và khai mạc Lễ hội sẽ được tổ chức trong ngày 2 ngày (từ 1-2/10/2011).