Thời gian gần đây,số trẻ mắc bệnh do virus hợp bào hô hấp (RSV) đang có xu hướng gia tăng, bác sĩ hướng dẫn các biện pháp dễ thực hiện để phòng bệnh cho trẻ.

Chú thích ảnh

Khám cho bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: BV.

Hiện số trẻ mắc bệnh do virus hợp bào hô hấp (RSV) đang gia tăng, nhiều ca diễn biến nặng ở nhóm trẻ nhỏ và có bệnh lý nền. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chỉ riêng tuần đầu tháng 3 đã có khoảng 157 ca mắc bệnh do virus RSV.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, virus RSV là căn nguyên phổ biến toàn cầu gây ra các nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là mùa thu - đông hoặc xuân - hè.

Bệnh có triệu chứng điển hình lúc khởi phát là: Ho, hắt hơi, sổ mũi... ở giai đoạn toàn phát, trẻ có biểu hiện khò khè, ho, thở nhanh; ở trẻ sơ sinh bị nặng có thể tím tái hoặc có cơn ngừng thở... Những trường hợp nặng có thể gây các biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, viêm tai giữa, bệnh hen suyễn, suy phổi, xẹp phổi, tràn dịch màng phổi, ứ khí phổi...

Để tránh các biến chứng nặng khi trẻ mắc bệnh do virus RSV, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có một trong các biểu hiện như: Sốt cao, co giật, tím tái, bỏ bú, kém ăn, thở nhanh rút lõm lồng ngực.

Theo PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo: Hiện chưa có vaccine phòng bệnh do virus RSV, vì vậy, phụ huynh cần chú ý các biện pháp phòng bệnh cho trẻ. Cụ thể:

- Hàng ngày cha mẹ thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.

- Tránh để trẻ sờ tay lên mặt, mũi, hoặc miệng bằng tay chưa rửa sạch; tránh cho trẻ tiếp xúc gần gũi với người khác nếu trẻ bị ho hoặc bị bệnh.

- Khi trẻ có triệu chứng chảy nước mũi trong, ho khan, hắt hơi, sốt nhẹ, sốt cao hoặc khó thở, giảm cảm giác thèm ăn thì cho con đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

- Cha mẹ cần hạn chế cho trẻ ra đường, chỗ gió lùa, khi ra cần mặc ấm, đeo khẩu trang, đồng thời, giữ vệ sinh mũi họng cho con, nhỏ mũi thường xuyên. Phòng trẻ dọn dẹp sạch sẽ thoáng mát, tránh mùi thuốc lá, than tổ ong.

- Cha mẹ cần để ý chế độ ăn uống đủ thành phần dinh dưỡng, đặc biệt lưu ý bổ sung thêm vitamin, rau xanh ở trẻ lớn và bổ sung kẽm, sắt để tăng sức đề kháng cho trẻ.

- Không nên cho trẻ chơi ở nơi có trẻ bị ốm, hắt hơi sổ mũi hoặc chỗ đông người đụng chạm vào trẻ nhiều.

- Người lớn khi đi từ ngoài đường, bệnh viện về cũng không nên ngay lập tức ôm hôn trẻ, tránh truyền virus cho trẻ.

Theo báo Tin tức


Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục