(HBĐT) - Bên cạnh những thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ thành phố Hòa Bình (TPHB) lần thứ II, thành phố vẫn gặp không ít khó khăn, thách thức trong hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn để trở thành đô thị loại II trước năm 2025. Song, TPHB quyết tâm hoàn thành mục tiêu nghị quyết đã đề ra, "về đích” đúng hẹn.



Bờ sông Đà trên địa bàn phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) sạch đẹp sau cải tạo, nơi lý tưởng để người dân đi bộ. 

Khó khăn, thách thức

Trưởng phòng Quản lý đô thị TPHB Nguyễn Việt Hùng thông tin: Thành phố hiện còn 2/5 tiêu chí đô thị loại II chưa đạt. Đó là mật độ dân số, mới đạt 4,73 điểm (yêu cầu từ 6 - 8 điểm); tiêu chí trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị, mới đạt 43,41 điểm (yêu cầu từ 45 - 60 điểm). Về tiêu chuẩn, thành phố đạt 52/63, còn 11 tiêu chuẩn chưa đạt là: mật độ dân số toàn đô thị; mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị khu vực nội thành; diện tích nhà ở bình quân đầu người; tỷ lệ đường phố chính, khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng; tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật; nhà tang lễ; công trình xanh; tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn (khu vực ngoại thành)...

Hiện nay, nguồn lực đầu tư để hoàn thiện nâng loại đô thị còn thiếu, đặc biệt là các công trình công viên cây xanh, xử lý nước thải, cấp nước. Việc thu hút đầu tư đối với các công trình bằng nguồn vốn xã hội hóa như: nhà tang lễ, bến xe trung tâm, chợ… chậm. Việc phân bổ nguồn lực chưa đúng trọng tâm, trọng điểm, chưa tập trung vào các công trình tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH. Tình trạng xây dựng không phép, sai phép, trái phép, lấn chiếm đất, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất và vi phạm hành lang giao thông, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn xảy ra, chưa được giải quyết dứt điểm, gây mất trật tự đô thị. 

Bên cạnh đó, công tác GPMB còn nhiều khó khăn, năng lực một số chủ đầu tư hạn chế. Nhiều dự án phát triển khu dân cư, khu đô thị, khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch triển khai chậm, thiếu đồng bộ. Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHB sau nhập vì một số lý do cũng đã bị bãi bỏ, chưa được phê duyệt, "bó" triển khai các bước tiếp theo. Hệ thống hạ tầng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải dở dang...

Bà Nguyễn Thị Lợi, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa - xã hội, Ủy ban MTTQ tỉnh cho rằng: TPHB thiếu các khu vui chơi, giải trí công cộng, bãi đỗ xe, công viên cây xanh, trong khi một số điểm hiện có như Quảng trường chưa được duy tu, quản lý tốt, Công viên Tuổi trẻ lại cho thuê kinh doanh… 

Nhìn thẳng vào hạn chế, yếu kém, kiểm điểm giữa nhiệm kỳ, BCH Đảng bộ TPHB đánh giá: Một số cấp ủy, chính quyền, phòng, ban chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, quản lý đô thị. Một số địa phương chưa nghiêm túc và hết trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Công tác phối hợp giữa các đơn vị liên quan chưa thực sự tốt…

Kỳ vọng "về đích” đúng hẹn 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long khi dự kiểm điểm giữa nhiệm kỳ đã đề nghị TPHB tiếp tục nỗ lực phấn đấu ở mức cao nhất nhằm thực hiện thắng lợi NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và NQĐH Đảng bộ thành phố lần thứ II. Thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố đạt tiêu chí đô thị loại II và hướng đến đô thị có bản sắc, xứng tầm "trái tim” của tỉnh, đáng sống của khu vực.  

Đô thị đầu tàu của tỉnh bứt phá nâng tầm sẽ lan tỏa, tác động tích cực đến toàn tỉnh. Với quyết tâm vượt thách thức, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TPHB xác định phát huy thành quả đạt được, tiếp tục nỗ lực, nắm bắt thời cơ, khắc phục khó khăn, hoàn thành các mục tiêu NQĐH lần thứ II, trở thành đô thị loại II trước năm 2025. 

Như vậy, năm 2023 và 2024 cực kỳ quan trọng, bứt tốc của thành phố để có thể "về đích” đúng hẹn. Bài học kinh nghiệm được BCH Đảng bộ thành phố rút ra: Nêu cao tinh thần trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ cán bộ, nhất là lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, MTTQ, đoàn thể CT-XH. Bám sát mục tiêu, chỉ tiêu nghị quyết và thực tiễn, chủ động giải quyết những vấn đề phát sinh ngay từ cơ sở. Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, khâu đột phá và những nhiệm vụ cấp bách, trước mắt, lâu dài. Phát huy sức mạnh tổng lực của toàn dân, huy động có hiệu quả mọi nguồn lực tập trung cho đầu tư xây dựng, phát triển…

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Thắng cho biết: TPHB sẽ tập trung hoàn thiện Đồ án quy hoạch chung đến năm 2025 trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Quan tâm tổ chức quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết ngay sau quy hoạch chung được phê duyệt. Đây là cơ sở triển khai các dự án và quy hoạch phát triển dọc 2 bờ sông Đà để thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng thu ngân sách. Xây dựng, thực hiện Đề án chỉnh trang đô thị, chương trình phát triển đô thị. Tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng, trọng điểm là các công trình phục vụ mục tiêu nâng loại đô thị. Đầu tư chỉnh trang lại vỉa hè, đê Đà Giang, cảnh quan các vị trí, nút giao quan trọng. Hoàn thiện các công trình, dự án dở dang, kéo dài, vướng mặt bằng như: đường Hoàng Văn Thụ, Lê Thánh Tông, đường kết nối từ đường Trần Hưng Đạo tới phường Dân Chủ, dự án thoát nước thải thành phố... Tăng cường công tác quản lý đô thị, đất đai, xây dựng; lập lại trật tự đô thị, xử lý triệt để các vi phạm đã chỉ ra trong năm 2022, 2023. Nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng nông thôn mới văn minh, từng bước tiệm cận điều kiện hạ tầng và dịch vụ của đô thị.

Chủ tịch UBND thành phố Bùi Quang Điệp cho rằng, việc xác định những công trình, dự án đầu tư trọng điểm phát triển hạ tầng giao thông, công nghiệp, dịch vụ, kết hợp tạo điểm nhấn đô thị, hướng tới mục tiêu nghị quyết và xây dựng TPHB sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh, bản sắc là hết sức cần thiết. Giai đoạn 2021 - 2025, thành phố tiếp tục huy động, ưu tiên mọi nguồn lực từ nguồn vốn đầu tư công của tỉnh, thành phố, xã hội hóa và các nguồn khác để sớm hoàn thành các công trình, dự án hạ tầng thiết yếu nâng tầm đô thị như: công viên hồ Thịnh Lang, nhà tang lễ và cơ sở hỏa táng, điện chiếu sáng xã Mông Hóa…

Đối với tiêu chuẩn thiếu về mật độ dân số, thành phố xác định đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển nhà ở, khu thiết chế công đoàn; tiến độ GPMB, thi công hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư, lao động. Với tiêu chuẩn điện chiếu sáng, vận động Nhân dân và Nhà nước cùng làm nhằm tăng tỷ lệ ngõ xóm được chiếu sáng lên tối thiểu 80%. Tiếp tục chỉnh trang đô thị, thiết kế đèn thắp sáng và trang trí cảnh quan các trục đường chính.

Thành phố cũng quan tâm xây dựng chính quyền đô thị và văn hóa, văn minh đô thị. Ứng dụng công nghệ, khai thác hiệu quả phần mềm tương tác trực tuyến ORIM-X trong quản lý đô thị; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính. Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới. 

Mục tiêu NQĐH chỉ thành hiện thực khi có sự cộng đồng trách nhiệm của cán bộ, Nhân dân, sự đồng thuận của toàn dân trong thực hiện nếp sống văn minh đô thị, GPMB, triển khai các công trình, dự án. Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Nguyễn Thị Thanh Hải mong mỗi người hãy vì cái chung, phát huy sức mạnh đại đoàn kết để hiện thực hóa mục tiêu, khát vọng phát triển và vì niềm tự hào là chủ nhân của đô thị "trái tim" tỉnh.  

Cẩm Lệ



Các tin khác


Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục