Khu nghỉ dưỡng Ecolodge Mai Châu là sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và văn hóa bản địa.

(HBĐT) - Nằm lọt thỏm giữa màu xanh của núi rừng và được bao bọc bởi những ruộng lúa mướt mắt, Khu nghỉ dưỡng sinh thái Mai Châu (Mai Châu Ecologe) đưa du khách lạc vào những giấc mơ có trong những câu chuyện cổ tích Việt Nam, hay những câu chuyện trong tập “Ngàn lẻ một đêm” của những quốc gia và vùng lãnh thổ châu Âu. Đó là cảm nhận của riêng tôi, nhưng hẳn là sẽ thuộc về “số nhiều” du khách đã một lần đặt chân đến nơi này.

Gian nan đường về Tự Do

(HBĐT) - Đã từng nghe kể về những gian khó của xã vùng cao Tự Do (Lạc Sơn) nhưng phải một lần được trải nghiệm và lắng nghe những câu chuyện bi hài xung quanh con đường gập gềnh đầy sỏi đá dẫn vào nơi đây, chúng tôi mới thấy rõ hơn nỗi vất vả của bà con ở chốn “thâm sơn, cùng cốc” này.

Xã Cuối Hạ (Kim Bôi):
“Nóng” tình trạng lấn chiếm đất đai

(HBĐT) - Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai đã tồn tại, tiếp diễn hơn 20 năm qua tại xã Cuối Hạ (Kim Bôi). Hiện có 82 hộ dân vi phạm, trong khi đó, sự vào cuộc thiếu quyết liệt của các cơ quan chức năng khiến vấn đề này không biết đến bao giờ mới được giải quyết thoả đáng.

Điểm tựa trong lũ dữ

(HBĐT) - Vào những ngày giữa tháng 9 vừa qua, mưa lớn kéo dài liên tục trong nhiều giờ làm nước trên các sông, suối dâng nhanh tạo thành lũ ống, lũ quét ở hầu khắp các địa phương trong toàn tỉnh, gây thiệt hại nặng về kinh tế, nhiều hộ dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

Đà Bắc:
Cần xử lý nghiêm tình trạng bán thuốc chữa bệnh không phép tại các chợ phiên

(HBĐT) - Chợ phiên ở các xã vùng cao huyện Đà Bắc là nơi giao lưu, buôn bán hàng hóa, đáp ứng nhu cầu đời sống, sinh hoạt của người dân địa phương. Định kỳ từ 4 – 5 ngày hoặc 1 tuần, phiên chợ lại diễn ra sôi động. Tuy nhiên, trong sự phong phú, đa dạng của các mặt hàng tiêu dùng vẫn tái diễn tình trạng bày bán thuốc chữa bệnh không phép. Đây là điều đáng lo ngại bởi thuốc là mặt hàng đặc biệt, kinh doanh có điều kiện và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.

Đưa người ra nước ngoài trái pháp luật: Đi tù vì... thiếu hiểu biết

(HBĐT) - Thời gian qua, số người trên địa bàn tỉnh vượt biên đi lao động trái phép tại Trung Quốc, lúc cao nhất có đến gần 2 nghìn người. Trong số này, hầu hết là lao động nghèo ở nông thôn. Với mong muốn “xuất ngoại” để có một cuộc sống tươi sáng hơn. Nhưng trở về từ nơi đất khách kẻ trắng tay vì nợ nần, kẻ “đáo tụng đình”...

Khu TĐC xóm Tân Phúc (xã Bảo Hiệu, Yên Thủy):
5 năm sau ngày “rời núi” về xuôi...

(HBĐT) - Đi trên con đường làng được bê tông hóa sạch sẽ, được lắng nghe tiếng thủ thỉ học bài của các cô trò và nhìn ngắm sắc xanh mướt đang trải dài trên những cánh đồng màu, chúng tôi biết rằng: nơi đây, bà con đã bước đầu “an cư” và tin tưởng về một ngày mai “lạc nghiệp”. Họ là hơn 70 hộ dân xóm Tân Phúc, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) được di chuyển từ vùng có nguy cơ sạt lở cao của hai xã: Tân Mai và Phúc Sạn (Mai Châu) về định cư từ năm 2010.

Đêm nghe sóng hát Hạ Long

(HBĐT) - Không phải lần đầu đến với Hạ Long (Quảng Ninh) mà sao chuyến đi lần này vẫn có điều gì đó háo hức, mới mẻ. Không chỉ vì dư âm câu hát “Tôi về đây nghe sóng / Sóng hát từ bao giờ” của nhạc sĩ Nguyễn Cường viết về vùng biển Hạ Long tuyệt vời mà còn vì những dấu ấn, kỷ niệm từng qua trên vùng đất, vùng biển này. Một sự tình cờ mà đã có đêm nghỉ ở khu vườn Đào (Bãi Cháy). Chợt bừng thức nhớ tới lần đầu tới nơi này vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước...

Yên Thuỷ kiên cường chống hạn

(HBĐT) - Có những thời điểm, khi mà “ba bề, bốn bên” trời đổ mưa giông thì đồng ruộng, đất đai huyện Yên Thuỷ vẫn khát khô, nứt nẻ. Bà con nông dân nơi đây dường như đã quen với những khắc nghiệt của thời tiết, không năm nào mà không phải hứng chịu hạn hán thiên tai. Cách họ làm là gồng mình, vượt lên những thử thách ngặt nghèo để cây lúa, cây màu vẫn chuyển mình sinh sôi trên miền đất khó.

Ấn tượng vùng chè Tân Cương

(HBĐT) - Về Thái Nguyên, chúng tôi thực sự ấn tượng với những đồi chè, những xưởng chế biến chè của "Thủ đô gió ngàn" một thương hiệu chè nổi tiếng được trồng ở mảnh đất Tân Cương, nổi danh cả nước và là niềm tự hào của đất chè Thái Nguyên với bạn bè trong nước và quốc tế.

Khám phá trải nghiệm thiên nhiên văn hóa Đà Bắc

(HBĐT) - Đà Bắc không chỉ hấp dẫn du khách nước ngoài mà gần đây bắt đầu thu hút các giới học sinh, sinh viên, văn nghệ sỹ đam mê khám phá, sáng tác cảnh quan, văn hóa và con người nơi đây. Đại ngàn rừng nguyên sinh Pu Canh thuộc địa phận xã Đồng Ruộng- Đoàn Kết- Đồng Chum thuộc hệ sinh thái rừng nhiệt đới, đan xen các cánh rừng xanh ẩm, xanh tươi và rừng bụi với nhiều loại cây gỗ quý như giáng hương, cà te, cẩm lai, trắc, đinh, lim, nghiến….

“Đánh thức “ hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Trong Quyết định số 201 của Thủ tướng Chính phủ năm 2013 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, xác định hồ Hòa Bình là 1/12 điểm của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp cụ thể để khai thác bền vững tài nguyên du lịch hồ Hòa Bình.

Mùa hè không nghỉ của trẻ em làng chài Tân Thịnh

(HBĐT) - Không được vui chơi thỏa thích, không có những chuyến du lịch cùng gia đình như những bạn bè đồng trang lứa, những em nhỏ của làng chài Tân Thịnh (phường Tân Thịnh-TP. Hòa Bình) ngày nào cũng rong ruổi trên những chiếc thuyền đánh cá với ước mơ có đủ tiền mua sách, vở cho năm học mới.

Nhọc nhằn đời cửu vạn

(HBĐT) - Những ngày này, những người làm nghề bốc vác ở cảng Bích Hạ (xã Thái Thịnh, TP. Hòa Bình) vẫn oằn lưng giữa nắng bụi kiếm những đồng tiền để trang trải cho cuộc sống gia đình.

“Đắng chát” đời than

(HBĐT) - Vụ tai nạn nổ khí metan tại lò khai thác than xóm Vọ, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) ngày 24/4/2015 vừa qua đã không còn là lời cảnh báo nguy hiểm mà đã trở thành hồi chuông báo động đối với việc khai thác than ở đây, nhất là khi tình trạng khai thác than “thổ phỉ” vẫn đang còn có những diễn biến phức tạp, khó kiểm soát...

Ẩn họa khi tắm sông, bể bơi ngày nắng nóng

(HBĐT) - Những ngày gần đây, Hòa Bình là một trong những tỉnh nắng nóng nhất khu vực miền Bắc, cao điểm lên đến 41 độ C. Oi bức, người dân TPHB đổ xô ra sông Đà, bể bơi tắm giải nhiệt. Điều đáng nói là không ít người đi tắm khi mặt trời còn chói chang và không mặc áo phao, nguy cơ đuối nước, sốc nhiệt hoàn toàn có thể ập đến, chưa kể những ẩn họa khó lường khác dưới lòng sông.

Cẩn trọng lựa chọn giống cây có múi

(HBĐT) - Nhu cầu giống cây bưởi, cam, chanh trên địa bàn tỉnh đang tăng mạnh. Trong lúc trên thị trường xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây có múi, đặt ra nhiều vấn để trong kiểm soát chất lượng giống cây. Đối với người trồng cây cần hết sức thận trọng lựa chọn giống cây bảo đảm chất lượng, tránh những thiệt hại nặng nề không đáng có sau nhiều năm đổ tiền của, công sức trồng cây.

Ấn tượng Tuần Châu

(HBĐT) - Được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi cho cảnh quan tuyệt mỹ, một bảo tàng địa chất học ngoài trời với hệ thống các đảo đá vôi phong phú, các bãi triều, ngấn biển, hang động…đan xen trong đó là giá trị văn hoá độc đáo, đặc sắc và hệ sinh học phong phú, vịnh Hạ Long, hội tụ những điều kiện thuận lợi nhất để phát triển kinh tế du lịch theo hướng phát triển kinh tế xanh.

“Hậu” sốt đất trồng cam
Bài 2: Những hệ lụy không chờ đến mai sau

(HBĐT) - Với thực trạng phát triển “nóng” diện tích cây ăn quả có múi như hiện nay, nhiều tổ chức, hộ gia đình đã và đang không tiếc vốn, công sức đầu tư, nhất là đầu tư cho diện tích đất trồng rừng chuyển đổi. Chúng tôi dễ dàng “mục sở thị” những đồi keo đã được trồng thay thế bằng cây bưởi, cam. Nhiều nhất vẫn là diện tích đất rừng đang rầm rộ san ủi mặt bằng chuẩn bị bước vào chu kỳ kiến thiết. Thực tế này có thể quan sát ngay địa bàn các xã dọc tuyến QL6 từ xã Thu Phong đến xóm Nếp, xã Tây Phong (Cao Phong) rồi xóm Bậy, xã Quy Hậu (Tân Lạc).

“Hậu” sốt đất trồng cam
“Nóng” hiện trạng trồng cây ăn quả có múi trên... đất trồng rừng (Bài I)

(HBĐT) - Gần đây, đất trồng cây ăn quả có múi ngày càng trở nên sốt giá. Nhiều tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở TPHB, các huyện và nhà đầu tư ngoại tỉnh đổ xô đi tìm mua đất trồng bưởi, cam, chanh. Thời buổi người người, nhà nhà nuôi giấc mộng làm giàu từ cây có múi nên muốn kiếm 1 ha đất vườn hay đất có độ dốc vừa phải ở các huyện Cao Phong, Tân Lạc... hết sức khó khăn. Không bỏ cuộc, các nhà đầu tư rầm rộ chuyển hướng đưa cây có múi lên đồi mang theo kỳ vọng sau kiến thiết, chanh, cam, bưởi cho thu hái, “tấc đất” sẽ hóa “tấc vàng”!

Xâm tiêu ngân sách xã - vấn đề đáng lưu tâm

(HBĐT) - Theo thống kê, từ năm 2012 đến nay, cơ quan chức năng các cấp trong tỉnh đã phát hiện, xử lý 6 vụ xâm tiêu ngân sách - tham ô tài sản ở cơ sở. Trong đó, riêng quý I /2015 cơ quan chức năng đã phát hiện, ra quyết định khởi tố 1 vụ tham ô tài sản, 1 vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Thực trạng trên đang trở thành một vấn đề đáng lưu tâm trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước (NSNN) ở cấp xã.

Nghĩa tình Hòa Bình với Trường Sa thân yêu
Trường Sa, nơi giữ trọn niềm tin của đất mẹ

(HBĐT) - Qua 12 ngày trên biển Đông, chúng tôi đến được 10 đảo chìm, đảo nổi, nhà giàn của quần đảo Trường Sa. Dù phải chịu đựng nắng nóng, chật chội, thậm chí là cả sóng lớn, căng thẳng, thử thách sức khỏe, sự chịu đựng... nhưng chúng tôi cảm nhận được vẻ đẹp lung linh huyền ảo của ánh trăng trên biển, những tia nắng mặt trời khi bình minh thức dậy, hoàng hôn buông xuống trên biển long lanh như dát vàng, dát bạc. Bạn không thể quên hình ảnh những đàn cá chuồn chao liệng trên sóng, những con tàu lớn chứa đầy hàng rẽ sóng, những giàn khoan sừng sững trên biển tại các mỏ dầu Sư Tử, Bạch Hổ... Với tôi, cũng chưa bao giờ được nghe ca khúc "Nơi đảo xa" cảm xúc đến thế. 

Cá sông Đà

(HBĐT) - Cá sông Đà từ lâu đã trở thành nhu cầu thưởng thức ẩm thực của người dân trong và ngoài tỉnh. Chưa được chính thức công nhận, nhưng cá sông Đà trong tâm thức của nhiều người đã là thương hiệu. Thương hiệu bởi được nuôi dưỡng và phát triển ở vùng hồ đặc thù, lưu vực lớn tập hợp trên một trăm loài cá, là vùng nước sạch chưa bị tàn phá bởi ô nhiễm môi trường.

Nghĩa tình Hòa Bình với Trường Sa thân yêu
Thăm Nam Yết, Sinh Tồn, đến Cô Lin tưởng niệm 64 liệt sỹ trận Gạc Ma bất tử (Bài IV)

(HBĐT) - Rời đảo Sơn Ca, đoàn công tác trên tàu HQ 996 tiếp tục hải trình tới đảo Nam Yết. Đảo có dáng hình bầu dục, hơi hẹp bề ngang. Nhìn từ xa, đảo Nam Yết như một dải lụa xanh nổi trên mặt biển với những rặng dừa trước nắng, gió khắc nghiệt của biển khơi. Đất, cát, san hô trên đảo chỉ phù hợp với các loại cây như mù u, bàng vuông, phong ba và đặc biệt là khá nhiều dừa. Có lẽ vậy mà bộ đội đặt tên là đảo Dừa. Vào mùa sinh sản, rùa biển thường lên bãi đẻ trứng, chim biển đến làm tổ đẻ trứng, nuôi con. Những ngày biển động, quanh đảo Nam Yết xuất hiện hàng đàn cá Heo đùa giỡn...

Nghĩa tình Hòa Bình với Trường Sa thân yêu
Sơn Ca vững vàng, Đá Thị “nhỏ nhưng có võ” (Bài III)

(HBĐT) - Rời đảo Song Tử Tây, đoàn tiếp tục hải trình đến đảo Đá Thị và đảo Sơn Ca. Khoảng cách của hành trình này khá dài. Sóng yên, biển lặng dù phía Philippin có cơn bão lớn đang tiến vào biển Đông. Sự yên bình của biển cả chỉ là bề ngoài để chất chứa đâu đó sự ngột ngạt dữ dội và căng thẳng. Tàu HQ 996 vẫn băng băng hướng tới trên vùng biển thuộc chủ quyền.