Tản văn của Văn Song
Vầng trăng tháng 7 như rọi sáng hơn. Trăng sáng khắp miền đất nước. Vầng trăng sáng như mang nặng ân tình. Vầng trăng tháng 7 trên nghĩa trang Trường Sơn, Đường Chín, Thành cổ Quảng Trị, bàng bạc màu vàng trên sông Thạch Hãn đến ngã ba Đồng Lộc, Truông Bồn.
Tháng 7 về, mùa hoa loa kèn nở rộ, những bông hoa loa kèn vươn lên dưới trăng như đoàn quân nhạc đang cất lên bản ca trầm hùng về các anh, các chị đã ngã xuống cho đất nước hôm nay. Trăng tháng 7 dặm dài những bước chân đoàn người đến nghĩa trang Trường Sơn, cây bồ đề cao vút xanh tươi lá hình trái tim đua đưa trong gió trong đêm trăng nặng tình huyền thoại. ở đây, những bia mộ thẳng tắp ngay ngắn theo hàng như đội ngũ sẵn sàng ra trận. Trăng soi bên thành cổ, bên bờ sông Thạch Hãn lại nhớ 72 ngày đêm khói lửa của thành cổ anh hùng năm 1972.
Đêm nay trăng về trên ngã ba Đồng Lộc, kỷ niệm vừa tròn 50 năm sự hy sinh của 10 cô thanh niên xung phong đã ngã xuống trên cung đường để mở đường cho đoàn quân, đoàn xe ra trận. Mặt trận phía nam đang vẫy gọi, các cô cuốc, xẻng ra hiện trường nồi nước gội đầu vừa đun chưa kịp gội. Vầng trăng sáng trên ngã ba Đồng Lộc rọi sáng mười nấm mồ, có người đến Đồng Lộc lòng thổn thức:
"Đồng Lộc ơi, cuộc sống mới vươn chồi
Khói hương bay như nhắc nhủ chúng tôi
Hãy gắng sống vì người đã khuất”
Đến ngã ba Đồng Lộc hôm nay ai mà không xúc động, nhà thơ quân đội Vương Trọng đã viết lên những dòng thơ náo nức cõi lòng:
"Nằm trong mộ rồi mái đầu chưa gội được
Thỉnh cầu đất cằn cỗi nghĩa trang
Cho mọc đây vài cây bồ kết
Hương chia đều trong hư ảo khói nhang”.
Lời thỉnh cầu ấy đã trở thành hiện thực. Ngày nay bên mộ các cô gái thanh xuân TNXP đã có những cây bồ kết mọc lên cao xanh, những chùm quả bồ kết đung đưa dưới vầng trăng tháng 7 mà thêm linh thiêng, huyền ảo.
Kỷ niệm 50 năm 10 cô gái ngã xuống ở ngã ba Đồng Lộc:
Mười cô gái ngã xuống Đồng Lộc
Bồ kết đến mùa đơm hoa chín trái
Chị em mình dậy hái gội đầu
Gương, lược và hoa trải vàng sắc mộ
Mảnh gương trời lấp lánh trăng soi.
Về Truông Bồn, tỏa ngát trên những nấm mồ liệt sĩ quyện vào những cành lá bạch đàn, liễu, thông, trắc bá xanh tươi vĩnh viễn như tuổi thanh xuân vĩnh viễn của tuổi thanh niên xung phong son trẻ sống mãi với Truông Bồn lịch sử này.
Truông Bồn cái hẻm núi ngoằn ngoèo hiểm trở, con đường vận chuyển vào Nam, qua Truông Bồn, địa đầu của huyện Nam Đàn, vượt qua Truông Bồn sang hẻm núi bên kia là huyện Đô Lương. Con đường độc đạo vận chuyển vũ khí cho miền Nam. Chỉ còn mấy ngày nữa giặc Mỹ ngừng ném bom phá hoại miền Bắc thì chúng đổ xuống đây một loạt bom đạn làm cho những thanh niên xung phong ngã xuống mà trong đầu đầy ắp viễn cảnh cho tương lai.
Trăng tháng 7 năm nay, về trên làng tôi làng Mận, tháng 7 năm 1968, cũng cách đây 50 năm, đế quốc Mỹ đến ném bom tọa độ, cả làng bà già trẻ con, phụ nữ hơn 70 người ngã xuống. Ngày này, cả làng làm giỗ, con cháu xót thương mà khắc sâu mối thù.
Trăng vàng soi làng tôi đã đổi mới theo xây dựng nông thôn mới. Nghĩa trăng làng tôi nay những nén hương sáng lắp lóe dưới trăng. Vầng trăng tháng 7 soi sáng ân tình, nhớ mãi những người đã hy sinh cho Tổ quốc.
(HBĐT)- Được nhóm cử
là trưởng nhóm các thành viên đi làm từ
thiện ở xã P, ông XX phấn
khởi lắm. Lần này, chắc chắn được phát biểu, được lên ti-vi, báo đài. Vì thế, ông
mất 5 đêm để soạn sẵn bài phát biểu khoảng 3 trang khá lâm li, thống thiết.
Cuối bài còn có một chùm lục bát khoảng 10 câu nói về quá trình quyên góp, ủng
hộ của tổ của các gia đình. Ông cũng quan tâm đến phần "khánh tiết”: Nào chuẩn
bị quần áo của nhóm, có lô-gô, sắc màu rực rỡ; tóc tai, giày dép cũng được tề
chỉnh. Rồi mất 2 ngày để tính toán mua bán các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết
cho bà con, nay cả nhóm đã hòm hòm công việc. Cứ thế là lên đường thôi…Nhưng
ông thấy vẫn chưa ổn. À, suýt nữa quên mất, còn công tác tuyên truyền nữa nhỉ…Đã
mời báo đài chưa?