(HBĐT) - Năm 2022, TP Hòa Bình có 23 dự án và 1 danh mục kinh phí thu hồi tạm ứng sử dụng vốn đầu tư công (VĐTC) được giao quản lý. Trong đó có 12 dự án vốn ngân sách T.Ư, ngân sách tỉnh, vốn ODA; 11 dự án vốn ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu; khởi công mới 1 dự án; chuyển tiếp 22 dự án, bao gồm 15 dự án từ những năm trước và 7 dự án mới được phê duyệt chủ trương đầu tư cuối năm 2021. Tổng kế hoạch VĐTC trong năm là 447.126 triệu đồng.


Dự án đường Hòa Bình được đầu tư nâng cấp đã góp phần đổi mới bộ mặt đô thị TP Hòa Bình.

Giải ngân VĐTC có vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư vào địa bàn, do vậy luôn được Thành ủy, UBND thành phố coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo với chủ trương ưu tiên bố trí vốn tập trung để đầu tư các công trình trọng điểm, có tính đột phá, các công trình cấp bách. Đồng thời tăng cường giám sát, đánh giá tiến độ đầu tư, giải ngân, bảo đảm thực hiện dự án đúng tiến độ. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, áp dụng các biện pháp chủ động để thực hiện đầu tư các công trình đúng tiến độ, hạn chế thấp nhất việc chuyển nguồn vốn đầu tư sang năm sau.

Theo đó, UBND thành phố đã thông báo đến các đơn vị được giao quản lý dự án để triển khai thực hiện. Đối với một số dự án mới được phê duyệt chủ trương vào cuối năm 2021, UBND thành phố chỉ đạo các chủ đầu tư tập trung hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, lựa chọn nhà thầu để sớm triển khai thi công đảm bảo tiến độ đề ra; kịp thời báo cáo vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện để có hướng chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn.

Trên cơ sở kế hoạch vốn năm 2022, vốn ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu cho ngân sách thành phố được phê duyệt 20,8 tỷ đồng, UBND thành phố đã chỉ đạo phòng chuyên môn tham mưu, trình phê duyệt phương án phân bổ chi tiết danh mục ĐTC năm 2022 căn cứ vào tình hình thực tế, khối lượng đã hoàn thành và ước hoàn thành của dự án, đảm bảo phân bổ đủ nguồn vốn để sớm hoàn thành công trình. Bên cạnh đó, từ thực tế công tác giải ngân VĐTC cho thấy, việc giải ngân nguồn vốn ODA thường chậm, bởi liên quan tới nhiều thủ tục, do đó, thành phố đã chỉ đạo Ban quản lý dự án sử dụng vốn ODA tăng cường phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện các trình tự nhằm đảm bảo tiến độ theo kế hoạch.

Tính đến hết tháng 2, TP Hòa Bình đã giải ngân tổng số vốn kế hoạch năm 2022 được 1.551 triệu đồng. Ước giải ngân đến hết quý I được 23.278 triệu đồng; trong đó, vốn ngân sách tỉnh giải ngân 13.016/226.955 triệu đồng (đạt 6%), vốn ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu giải ngân 10.260/20.800 triệu đồng (đạt 49%).

Mặc dù có nhiều cố gắng, song UBND TP Hòa Bình đánh giá, nhìn chung tình hình thực hiện, giải ngân kế hoạch VĐTC năm 2022 vẫn chậm và còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Hiện, một số dự án mới được phê duyệt, đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục đầu tư, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu các gói thầu tư vấn và xây lắp nên chưa thực hiện giải ngân, như dự án nâng cấp đường trung tâm phường Thống Nhất; dự án cụm trường phường Tân Hoà; dự án đường liên khu vực nối với trục chính KCN Yên Quang... Đối với những dự án này dự kiến trong quý I/2022 sẽ hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư, tiếp nhận nguồn vốn và triển khai thi công...

Đặc biệt, 2 dự án sử dụng vốn ODA được phê duyệt kế hoạch vốn năm nay là 152.371/ 426.326 triệu đồng (chiếm tỷ trọng tương đối lớn, tương ứng 36% tổng kế hoạch vốn) nhưng chưa thể giải ngân do vẫn đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục về điều chỉnh, bổ sung Hiệp định đối với dự án thoát nước và xử lý nước thải. Đối với dự án chương trình đô thị miền núi phía Bắc là chương trình giải ngân dựa trên kết quả đầu ra, UBND thành phố đã chỉ đạo đơn vị thi công tập trung nhân lực, vật lực thi công công trình nâng cấp, cải tạo đường Hòa Bình theo đúng kế hoạch, làm cơ sở xác minh kết quả, giải ngân hoàn thành chương trình trong năm 2022 theo đúng chủ trương gia hạn của Thủ tướng Chính phủ.

Từ thực tế công tác giải ngân VĐTC trên địa bàn, UBND TP Hòa Bình đề xuất UBND tỉnh thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, phối hợp các bộ, ban, ngành T.Ư trong việc điều chỉnh, bổ sung Hiệp định và đẩy nhanh công tác xác minh kết quả đầu ra đối với 2 dự án sử dụng vốn ODA của thành phố. Sở KH&ĐT, Sở Tài chính quan tâm, tham mưu UBND tỉnh trong công tác phân bổ, nhập hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc VĐTC năm 2022 từ nguồn thu tiền sử dụng đất cho thành phố, đảm bảo bố trí kịp thời nguồn vốn để giải ngân ngay sau khi có khối lượng hoàn thành phát sinh.

Đối với một số dự án chuyển tiếp từ những năm trước chủ yếu do vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, do vậy, UBND thành phố đề xuất UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các đơn vị có liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho người dân và các tổ chức trên địa bàn để công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được triển khai thuận lợi, sớm tháo gỡ vướng mắc, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.

Lê Quang Huân

Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hòa Bình 


Các tin khác


Xã Thạch Yên: Xây dựng “cán bộ số” để xây dựng “chính quyền số”

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần "vì nhân dân phục vụ”, xã Thạch Yên (Cao Phong) từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.

Trên 400 học viên được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế số, xã hội số

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cho trên 400 học viên đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức KT-XH và người dân tại khu vực nông thôn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số cho cán bộ Đoàn, Hội

(HBĐT) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số năm 2023 cho 150 cán bộ Đoàn, Hội phụ trách công tác khởi nghiệp, chuyển đổi số các cấp trong tỉnh.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục