Theo Văn phòng UBND thành phố Hà Nội, nhờ thực hiện nhiều giải pháp, cải tiến trong nâng cấp cơ sở hạ tầng, khách sạn, đổi mới trong công tác xúc tiến, quảng bá nâng cao hình ảnh đất nước con người Thủ đô, ngành Du lịch Hà Nội thu được những kết quả khả quan.
Du khách trải nghiệm du lịch quanh hồ Hoàn Kiếm bằng xích lô. Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN
Tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội tháng 7 đạt 468.000 lượt người, tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng qua, khách du lịch đến Thủ đô đạt 3,494 triệu lượt người, tăng 33,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khách quốc tế tháng 7 ước đạt 300.000 lượt người, tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng, khách quốc tế ước đạt 2,433 triệu lượt người, tăng 43,4% so với cùng kỳ năm trước.
Khách du lịch nội địa tháng 7 ước đạt 168.000 lượt người, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng, khách du lịch nội địa ước đạt 1,061 triệu lượt người, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước.
Thành phố hiện có 3.760 cơ sở lưu trú du lịch với 71,2 nghìn phòng, trong đó 606 khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 5 sao. Tháng 7, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn từ 1 đến 5 sao ước đạt 58,6%, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 7 tháng, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1-5 sao đạt 61,8% (cùng kỳ 7 tháng năm 2023, tăng 60,4%).
Dịch vụ du lịch đạt chuẩn trên địa bàn Hà Nội hiện có 45 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 43 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm, 7 cơ sở kinh doanh vui chơi giải trí và 2 cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã được công nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Hệ thống các cơ sở dịch vụ mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn đã thu hút, đông đảo lượng du khách và người dân đến tham quan, mua sắm.
Bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết, những tháng cuối năm ngành Du lịch cũng sẽ tiếp tục quảng bá các điểm đến, đầu tư vào các điểm du lịch nổi tiếng và truyền thống. Bên cạnh đó, thành phố cũng hoàn thiện các quy trình thủ tục và nâng cấp cơ sở hạ tầng để công bố thêm nhiều điểm du lịch mới đa dạng, hấp dẫn. Ngành cũng hướng tới du lịch tại các làng nghề, tham quan, mua sắm sản phẩm chất lượng cao.
Theo TTXVN
Tỉnh Ninh Bình chỉ đạo tập trung triển khai việc đảm bảo an toàn cho khách du lịch và người dân tham gia làm dịch vụ du lịch trong mùa mưa bão.
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/HU, ngày 07/6/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy về đẩy mạnh phát triển du lịch huyện Lạc Thuỷ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Lạc Thủy chú trọng xây dựng các sản phẩm văn hóa đặc trưng gắn với phát triển du lịch, thu hút nhiều du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Doanh thu từ hoạt động du lịch tăng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách nhà nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện ngày càng phát triển.
Ngày 22/7, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả phát triển du lịch 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Du lịch tỉnh chủ trì hội nghị.
Hội An diện tích nhỏ nhưng sống động và mang đậm bản sắc văn hóa, truyền thống Việt Nam, thu hút sự yêu thích của du khách quốc tế, theo các chuyên gia.
Từ đầu mùa hè đến nay, danh thắng thác Trăng trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh. Các dịch vụ ăn uống, tham quan phát triển đã đem lại thu nhập cho hàng chục hộ dân địa phương.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm nay có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ và đạt mức tăng trưởng tốt. Tổng lượng khách tham quan, du lịch tại Hòa Bình ước 2,6 triệu lượt, tăng xấp xỉ 10% so với cùng kỳ, thực hiện 61,9% kế hoạch năm.