Quang cảnh hội thảo.

Quang cảnh hội thảo.

(HBĐT) - Ngày 24/5, tại thành phố Hoà Bình, Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã quốc tế, Chương trình hỗ trợ bảo tồn Việt Nam, Trung tâm Con người và Thiên nhiên phối hợp với Hiệp hội vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đã đồng tổ chức Hội thảo chính sách “Đồng quản lý rừng đặc dụng Việt Nam: Những bài học thực tiễn và khuyến nghị chính sách”.

 

Tham gia Hội thảo có hơn 120 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý nhà nước thuộc các Vụ, Cục thuộc Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các địa phương, các Ban quản lý vườn quốc gia và khu bảo tồn, đại diện các viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, đại diện cộng đồng địa phương nằm trong vùng đệm vườn quốc gia và khu bảo tồn thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc.

 

Đến năm 2010, Việt Nam đã thành lập được 164 khu RĐD trên toàn quốc với tổng diện tích quy hoạch gần 2,2 triệu ha. Với mục đích bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên đa dạng sinh học quan trọng, quý hiếm, đặc hữu, hệ thống RĐD đã và đang được nhà nước đầu tư bảo vệ chặt chẽ và nghiêm ngặt thông qua lực lượng kiểm lâm, các ban quản lý vườn quốc gia và khu bảo tồn. Trong đó, đồng quản lý RĐD đang được xem như một cách tiếp cận mới có triển vọng đối với vấn đề quản lý, bảo vệ các khu RĐD trong cả nước do phương pháp này tính đến lợi ích và trách nhiệm của các bên liên quan tới tài nguyên rừng.

           

Tại hội thảo, các đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận, chia sẻ những hình thức tiếp cận trong thực hiện chính sách liên quan đến vấn đề đồng quản lý đối với RĐD ở Việt Nam; hành lang pháp lý hiện hành cho thực hiện đồng quản lý RĐD. Đồng thời, hội thảo cũng là dịp để các bên liên quan bàn bạc, trao đổi, chia sẻ những kết quả và bài học kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực hiện các mô hình đồng quản lý RĐD; đóng góp cho cơ quan quản lý cải thiện các chính sách liên quan đến vấn đề quy hoạch, tổ chức quản lý, tăng cường gắn kết giữa các cơ quan quản lý với cộng đồng dân cư nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ RĐD; từ đó, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 theo Quyết định 57/QĐ-TTg ngày 09/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

           

 

                                                                                T.T  

 

Các tin khác

Toàn cảnh hội nghị.
Cán bộ Phòng NN&PTNT kiểm tra áo phao dự phòng chuẩn bị trong mùa mưa bão.
Ngư hộ xóm Vôi, xã Thái Thịnh (TPHB) được tuyên truyền, giáo dục các quy định về đánh bắt thủy sản.
Xã Phú Cường (Tân Lạc) huy động cộng đồng sửa chữa, khắc phục hậu quả,  ổn định nơi ở cho hộ gặp thiên tai xảy ra vào trung tuần tháng 5.  Ảnh: B.M

Lốc xoáy làm sập 3 nhà, tốc mái 230 nhà và gãy đổ nhiều hoa màu

(HBĐT) - Theo thông tin từ BCH PCLB huyện Kim Bôi, trận lốc xoáy xảy ra ngày 20/5 đã làm tốc mái 230 nhà, sập 3 nhà và gãy đổ nhiều cây cối, hoa màu của nhân dân. Trong đó, tại xã Kim Tiến, lốc đã làm tốc mái 69 nhà, đổ 2 ha ngô.

Lực lượng kiểm lâm nỗ lực phấn đấu xứng đáng là chiến sĩ tiên phong trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ rừng

(HBĐT) - Ngày 11/9/1972, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ký lệnh công bố Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng. Tại Điều 16, Pháp lệnh quy định: “Tổ chức lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng gọi là kiểm lâm nhân dân”. Theo đó, ngày 21/5/1973, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 101/CP quy định “Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm lâm nhân dân”, đánh dấu ngày ra đời của kiểm lâm Việt Nam. Cùng với sự ra đời của kiểm lâm nhân dân Việt Nam, ngày 24/9/1974, Chi cục Kiểm lâm nhân dân tỉnh được thành lập với hệ thống tổ chức gồm: Phòng Chính trị - hành chính, Phòng Nghiệp vụ Kỹ thuật - Pháp chế; Phòng Kế toán - hậu cần và Hạt Kiểm lâm tại 9 huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Đà Bắc, Mai Châu và Trạm Kiểm soát lâm sản thị xã hòa Bình.

Ong chết hàng loạt do ngộ độc thuốc trừ sâu

(HBĐT) - Trong các ngày 18 – 21/5, các hộ nuôi ong lấy mật ở phố Ngọc và xóm Tân Lập, xã Trung Minh (thành phố Hòa Bình) phát hiện tình trạng đàn ong của gia đình bỗng nhiên bị chết hàng loạt.

Cần giải quyết kịp thời, dứt điểm những tồn tại, vướng mắc về địa giới hành chính, công tác quản lý đất đai ở khu vực Bưa Bún

(HBĐT) - Từ tháng 2/2013 đến nay, sản xuất và đời sống của các hộ dân đã có giấy CNQSD đất cùng diện tích đất đã được UBND xã Độc Lập (Kỳ Sơn) làm thủ tục cho thuê ở khu vực Thung Cả, địa điểm người dân xóm Nưa (Độc Lập) gọi là Bưa Bún bị xáo trộn mạnh khi có một số người vào nương rẫy đang canh tác chôn cọc bê tông, đóng cọc gỗ với lý do: “Xác định ranh giới cho một số hộ thuộc xã Sủ Ngòi đã có giấy CNQSD đất. Sự việc trên đã được 5 hộ gia đình gồm Nguyễn Anh Tuấn, Lê Văn Lạc, Nguyễn Văn Đô, Trần Văn Thạnh, Đàm Văn Thanh báo cáo UBND xã Độc Lập và làm đơn đề nghị gửi các ngành chức năng và Báo Hòa Bình.

Tập huấn ATVSLĐ – PCCN cho 150 công nhân KCN Lương Sơn

(HBĐT) - Sở LĐ – TBXH phối hợp với Ban Quản lý khu công nghiệp Lương Sơn vừa tổ chức lớp tập huấn an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ tại khu công nghiệp Lương Sơn. Tham dự lớp tập huấn có 150 công nhân của các Công ty: TNHH Minh Trung; BĐS An Thịnh- Hoà Bình; Techno Lương Sơn và Việt- Pháp Victory (Tân Vinh – Lương Sơn).

Các phương tiện vận tải đều lắp thiết bị giám sát hành trình theo quy định

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 23 doanh nghiệp, HTX hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ với 542 phương tiện các loại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục