(HBĐT) - Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: Cán bộ là công bộc của dân, là người đày tớ Nhân dân chứ không phải làm quan Nhân dân. Việc gì lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì hại đến dân phải hết sức tránh. 

 Công dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả phường Tân Hòa (thành phố Hòa Bình).

Ấy vậy nhưng một số cán bộ, công chức dường như quên đi điều này khi thực thi công vụ. Thậm chí, có người còn tự cho mình cái quyền ban phát, đứng trên Nhân dân, lợi dụng vị trí công tác để kiếm chác, vòi vĩnh, nhũng nhiễu dân hay thờ ơ, vô cảm với những khó khăn, mong muốn chính đáng của Nhân dân. Tình trạng lệch chuẩn đạo đức công vụ từ hành viđến lời nói, cử chỉ ở một bộ phận cán bộ, công chức gây bức xúc và làm giảm niềm tin của Nhân dân. 

Mặt khác, một số cán bộ dù hồ sơ đẹp với đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ nhưng lại hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn thực tế, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Những điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả thực thi công vụ, làm cản trở sự phát triển chung của tỉnh. 

Nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của công dân, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã có thêm từ "phục vụ” từ tháng 6/2018. Tại cấp huyện, xã thành lập Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hay còn gọi là Bộ phận "Một cửa”, "Một cửa liên thông”. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng người dân chưa hài lòng bởi kết quả phục vụ; một cửa nhưng còn nhiều khóa, không quen biết, cậy nhờ hay "bôi trơn” thì hãy chờ đấy…! 

Mới đây, thông tin về chỉ số PCI của tỉnh năm 2021 tụt xuống thuộc nhóm điều hành thấp và xếp thứ 62/63 tỉnh, thành phố trong cả nước (giảm 18 bậc so với năm 2020) làm cho nhiều người giật mình. Song cũng cần nhìn thẳng vào sự thật để nhận thấu, chỉ rõ những hạn chế, yếu kém để khắc phục, cải thiện. Trước một vấn đề chắc chắn sẽ có những nguyên nhân chủ quan, khách quan nhưng ở đây, nguyên nhân chủ quan được xác định là chính. Trong đó, phải nhìn nhận trách nhiệm thực thi công vụ, văn hóa công sở và năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức yếu kém. Có những doanh nghiệp phản ánh hồ sơ thủ tục hành chính bị "ngâm” quá lâu; cán bộ hướng dẫn không đầy đủ, chu đáo, có khi đến ngày trả kết quả mới thông báo phải bổ sung hồ sơ; lại có cả cán bộ phát ngôn thiếu văn hóa, gây bức xúc… 

Hay như việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 có nội dung chậm trễ, lúng túng trong triển khai, dẫn đến người dân không được hưởng kịp thời trong lúc khó khăn. Qua giám sát thực hiện chính sách, đoàn giám sát Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã nắm bắt những nguyên nhân và mấu chốt chính được xác định là trách nhiệm trong thực thi công vụ. Có thành viên đoàn giám sát đã thẳng thắn nêu tình trạng người dân ở cơ sở chưa hài lòng, còn phàn nàn, bức xúc về cung cách phục vụ, hướng dẫn, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của cán bộ, công chức. Cán bộ giải trình lại biện hộ về công tác phối hợp giữa các bộ phận, ngành, mỗi nơi chậm một chút, dẫn đến kết quả chung bị chậm. Đoàn giám sát kiến nghị cần kiểm điểm rõ trách nhiệm ở đâu, khâu nào, cán bộ nào và có biện pháp xử lý nghiêm. Song, kết quả kiểm điểm, xử lý cũng chưa được báo cáo lại cho đoàn và cơ quan thường trực. 

Thực tế, không ít trường hợp, với thành tích thì bộ phận nào, cán bộ nào cũng nhận nhưng yếu kém, sai phạm thì ngược lại, đổ lỗi chung, không ai nhận theo kiểu "cha chung không ai khóc”. Đó là chưa kể bệnh thành tích vẫn còn hiện hữu. Ví như những con số báo cáo về tỷ lệ thực hiện thủ tục hành chính mức độ 3, 4 từ cấp xã, huyện, tỉnh tăng, thậm chí có xã khá cao ở mức trên 90%. Tuy nhiên, con số là ảo; chính một số cán bộ trực bộ phận này phản ánh là họ tự nhập thủ tục hành chính lên Cổng dịch vụ công để có số liệu báo cáo cho đẹp, lấy thành tích, chứ người dân, nhất là ở cấp xã chưa mấy ai thực hiện được trên thực tế. 

Cán bộ là gốc của mọi công việc. Đã đến lúc cần nhìn nhận đúng thực tế, đánh giá đúng thực tế, thực trạng để có những giải pháp phù hợp, quyết liệt nhằm khắc phục, chấn chỉnh. Trách nhiệm của người đứng đầu, vai trò nêu gương là rõ ràng nhưng mỗi cán bộ, chuyên viên, lãnh đạo cấp phòng cũng cần nhận thấy rõ trách nhiệm, bổn phận công vụ của mình, làm việc với tinh thần phục vụ, là công bộc của dân, chứ không phải là quan dân, đứng trên dân, coi thường, hạch sách dân. 

Cơ quan văn hóa cũng cần có những cán bộ văn hóa, từ lời nói đến việc làm, cung cách phục vụ Nhân dân. Làm việc với tinh thần cống hiến và phải biết hy sinh, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm như Bác Hồ đã dặn: "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Đồng thời, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, thanh tra, kiểm tra, chỉ rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm để xử lý; mạnh dạn thay thế những cán bộ thiếu trách nhiệm, yếu kém năng lực. Phát huy thực chất vai trò giám sát, góp ý và tiếp thu góp ý, kiến nghị của MTTQ, các đoàn thể và Nhân dân. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Những chủ trương, thông điệp mạnh mẽ và hành động của Trung ương, của tỉnh về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh đi vào thực tế sẽ tạo được niềm tin trong Nhân dân.


Cẩm Lệ

Các tin khác


Không lạc lối trong không gian mạng

Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. 

Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định cụ thể trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật nước ta.

Phản bác luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị cuốn sách của Tổng Bí thư

Ngay khi cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt bạn đọc, thông qua mạng Internet, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo, blog, telegram, twitter…, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa và giá trị của cuốn sách nhằm phủ nhận những kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.

Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị "mù màu” trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng.

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự có ý nghĩa chiến lược, gắn liền với sự phát triển của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã phát biểu: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch

Nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng ta kiên quyết đấu tranh với các tổ chức, cá nhân có hành vi lan truyền, tiếp tay, cổ súy những quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Đồng thời, những biểu hiện thờ ơ, vô cảm, né tránh không dám đấu tranh với các quan điểm xấu, độc cũng cần được nhận diện và lên án vì những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục