Đội ngũ cán bộ Ban Nội chính Tỉnh ủy thường xuyên cập nhật thông tin về công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
(HBĐT) - Trong thời gian qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN) của tỉnh ta luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, tạo được bước chuyển biến tích cực trên cả hai mặt phòng và chống.
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức từ tỉnh đến cơ sở đã tích cực tuyên truyền, quán triệt các văn bản của Đảng và Nhà nước về PCTN với nhiều hình thức phong phú. Công tác CCHC, công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị; thực hiện quy tắc ứng xử, chế độ, định mức, tiêu chuẩn; thực hiện các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập đạt được kết quả tích cực; công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng, xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức được quan tâm. Từ năm 2013 đến tháng 6/2016, toàn tỉnh đã khởi tố 11 vụ án, 23 bị can liên quan đến hành vi tham nhũng. Đã đưa ra xét xử 6 vụ, 12 bị cáo với mức án cao nhất là 20 năm tù giam. Kết quả đó tạo tiền đề cho công tác PCTN được thực hiện triệt để, đạt kết quả tốt hơn trong những năm tiếp theo, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển, đảm bảo an sinh xã hội, AN-TT trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, công tác đấu tranh PCTN vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc, đó là: Công tác TTPBGDPL về PCTN tuy được quan tâm bằng nhiều hình thức phong phú và đạt một số hiệu quả nhất định, nhưng vẫn còn một số hạn chế như thiếu tính hệ thống và sự gắn kết, phối hợp giữa các cấp, các ngành; nội dung tuyên truyền chưa thật sự hấp dẫn, nhiều nơi thực hiện chưa thường xuyên, chưa có sự tác động làm thay đổi căn bản nhật thức, quan điểm của người dân, doanh nghiệp và CBCCVC về PCNT; việc tham gia của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người dân trong PCTN vẫn còn hạn chế. Tình hình tham nhũng vẫn còn diễn biến phức tạp, phổ biến và nghiêm trọng. Một số lĩnh vực xảy ra nhiều hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, gây thiệt hại, thất thoát ngân sách nhưng chưa được ngăn chặn hiệu quả. Một bộ phận CB, CC, VC vẫn còn tình trạng làm khó, làm chậm để sách nhiễu, vòi vĩnh, gây bức xúc trong xã hội…Công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện pháp luật về PCTN ở một số đơn vị, cơ sở chưa đạt yêu cầu, chất lượng chưa sâu; khả năng tự phát hiện tham nhũng trong đơn vị chưa cao. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng (Thanh tra, Công an, Kiểm sát, Tòa án) về cung cấp thông tin, tiến độ và biện pháp xử lý tham nhũng có vụ còn chậm; mối quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành, tổ chức, đoàn thể trong công tác PCTN chưa rõ nét, chưa tạo nên sức mạnh tổng hợp để việc PCTN đạt hiệu quả cao hơn.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, đơn vị thiếu quyết tâm trong triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; chưa dành thời gian quan tâm kiểm tra, giám sát cấp dưới trong quá trình thực thi công vụ, nhiệm vụ nên chậm phát hiện, ngăn chặn, xử lý sai phạm. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ còn hạn chế. Việc thiếu dân chủ, thiếu công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là điều kiện, cơ hội phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng là giải pháp cần được tập trung, chú trọng trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng chính là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong việc triển khai, thực hiện nội dung Chỉ thị của Bộ Chính trị và Kế hoạch của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.
Những giải pháp được nêu trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3, BCH T.ư Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN-LP; Kết luận số 21, ngày 25/5/2012 của BCH T.ư Đảng (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH T.ư Đảng (khóa X); Chỉ thị số 50, ngày 7/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; nhiệm vụ trọng tâm được nêu trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng; từ những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, vướng mắc trong công tác đấu tranh PCTN trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, cần có những giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng. Theo đó, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một là: Phải luôn gương mẫu đi đầu trong thực hiện các giải pháp, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng. Chú trọng thực hiện tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy dân chủ, thực hành tiết kiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, chống quan liêu gắn với việc thực hiện Nghị quyết T.ư 4 (khóa XI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay và đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị.
Hai là: Nghiêm túc thực hiện và đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, cải cách thủ tục hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin; công khai, minh bạch các quy chế, quy trình, chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong hoạt động.
Ba là: Triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng không được chung chung mà phải thật cụ thể, có lộ trình, có quy định rõ ai chịu trách nhiệm, ai thực hiện và ai kiểm tra, giám sát; có kế hoạch sơ kết, báo cáo kết quả thực hiện rõ ràng.
Bốn là: Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan, cơ quan báo chí, đặc biệt đối với các cơ quan chuyên trách về PCTN, góp phần thúc đẩy quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng trên địa bàn.
Năm là: Lựa chọn bố trí CB, ĐV có tâm, có bản lĩnh chính trị, đạo đức, có trách nhiệm làm việc ở những khâu thường xuyên tiếp xúc với dân, với doanh nghiệp ở các lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực; đi đôi với đó là thường xuyên thực hiện công tác chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ theo định kỳ.
Sáu là: Chỉ đạo làm tốt công tác sơ kết, tổng kết có chất lượng, tạo ảnh hưởng tốt tới CB, ĐV, CNVC-NLĐ tham gia đấu tranh PCTN; động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác PCTN. Thực hiện tốt chế độ báo cáo theo quy định.
Đinh Quốc Liêm
UVBTV, Trưởng ban Nội chính Tỉnh uỷ
(HBĐT) - Những năm qua, Thành ủy Hòa Bình luôn xác định đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí (PCTN-LP) là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
(HBĐT) - Hỏi: Đảng viên là công chức Nhà nước đang công tác bị thi hành kỷ luật về Đảng thì có xem xét, xử lý kỷ luật về chính quyền, đoàn thể hay không?
(HBĐT) - Trong 2 ngày 9, 10/7, Đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh Sơn La do đồng chí Nguyễn Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến làm việc, trao đổi kinh nghiệm với lãnh đạo tỉnh ta về việc ban hành các cơ chế, chính sách nhằm khai thác, phát huy các tiềm năng của vùng hồ Hòa Bình. Tiếp và làm việc với đoàn về phía tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành.
(HBĐT) - Ngày 8/7/2016, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh đã tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ những tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác những tháng cuối năm 2016.
(HBĐT) - Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trần Đăng Ninh – Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị sơ kết công tác dân vận cấp ủy và các Ban chỉ đạo cấp ủy về công tác dân vận 6 tháng đầu năm 2016 được tổ chức sáng ngày 8/7.
(HBĐT) - UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá KT - XH 6 tháng đầu năm. Triển khai công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn. Trao thưởng cuộc thi sáng tác biểu trưng huy hiệu "Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hòa Bình". LĐLĐ tỉnh tổ chức hiến máu tình nguyện. Vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm có thể phạt đến 20 năm tù. Phóng sự: Hiệu quả chương trình đưa hàng Việt về vùng sâu vùng xa