Nhờ triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, những năm qua, nhiều xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trong tỉnh có thêm nguồn lực phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Qua đó, từng bước hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới (NTM), ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK).

Hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với hỗ trợ việc làm bền vững ở huyện Kim Bôi

Với chính sách hỗ trợ đào tạo nghề từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), lao động thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Kim Bôi được trang bị chuyên môn, kỹ năng, các kiến thức khoa học kỹ thuật để làm nghề, tổ chức sản xuất, kinh doanh. Qua triển khai, thực hiện các hoạt động đã tạo nhiều việc làm, cải thiện thu nhập của lao động nông thôn, thúc đẩy thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Tích cực giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động

Công tác giải quyết việc làm (GQVL), trong đó xuất khẩu lao động (XKLĐ) có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững. Hàng năm, tỉnh Hoà Bình xây dựng kế hoạch tạo việc làm mới cho 16.000 lao động, trong đó XKLĐ khoảng 600 người.

Xã Nhân Mỹ giảm nghèo đa chiều

Cuối tháng 10 vừa qua, đoàn công tác Văn phòng Tỉnh ủy trở lại xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) để dự lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Đồng chí Bùi Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Về đích nông thôn mới từ năm 2023 nhưng đời sống của nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn. Trong tổng hộ nghèo, ngoài xét về tiêu chí thu nhập, nhiều hộ nghèo thiếu hụt đa chiều về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Huyện Lạc Sơn đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

Bên cạnh những dự án thành phần triển khai tích cực, việc triển khai các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Sơn năm 2024 còn chậm tiến độ. Điển hình là Dự án 2 và Tiểu dự án 1 - Dự án 3 do UBND các xã làm chủ đầu tư. Cùng với đó, chất lượng nguồn nhân lực tham gia thực hiện chương trình chưa đồng đều; tỷ lệ giải ngân chưa đảm bảo theo kế hoạch.

Phụ nữ xã Phú Nghĩa sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng giảm nghèo

Chồng mất từ lâu, con trai cả đã trưởng thành nhưng do ảnh hưởng sau tai nạn giao thông nên thần trí không ổn định, gia cảnh của chị Nguyễn Thị Thắng, hội viên phụ nữ thôn Bến Nghĩa, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) gặp rất nhiều khó khăn. Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và tổ chức hội, đoàn thể, chị được hỗ trợ kinh phí và ngày công sửa chữa nhà ở. Cùng với đó, chị được tiếp cận vốn vay ưu đãi dành cho hộ nghèo để đầu tư phát triển chăn nuôi. Cuối năm 2023, khi kinh tế ổn định hơn, chị tự nguyện viết đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo.

Điển hình người cao tuổi làm đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo

Qua giới thiệu của chính quyền địa phương, chúng tôi đến thăm gia đình ông Bùi Văn Dung ở xóm Cha, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn). Vợ chồng ông Dung đều đã ngoài 70 tuổi. Thời điểm cuối năm 2023, khi điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, ông Dung đã tiên phong làm đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo của xã.

Ưu tiên thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Đà Bắc

Đà Bắc là 1 trong 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh của cả nước. Huyện có dân số trên 60.000 người, 12/17 xã, thị trấn thuộc vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 89,72%. Trên địa bàn huyện có 5 dân tộc chính: Tày, Mường, Dao, Thái, Kinh cùng chung sống.

Xã Mỹ Thành dồn lực giảm nghèo bền vững

Cuộc sống của gia đình bà Bùi Thị Hoa ở xóm Riệc, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) ổn định hơn nhờ được hỗ trợ con giống từ dự án đa dạng hóa sinh kế phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững. Bà Hoa phấn khởi cho biết: Con bò sinh sản của gia đình được dự án cấp từ cuối năm 2023. Chỉ sau gần 1 năm chăm sóc, bò mẹ đã đẻ 1 bê con. Việc được "trao cần câu” cùng sự quan tâm từ các chính sách khác dành cho đồng bào dân tộc thiểu số là động lực để gia đình tôi vươn lên, có điều kiện thoát nghèo.

Xã Định Cư: Giảm nghèo từ mô hình kinh tế hiệu quả

Theo Kế hoạch số 87/KH-UBND của UBND huyện Lạc Sơn về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện năm 2024, riêng với xã Định Cư, tỷ lệ hộ nghèo phải giảm còn 10,57%, hộ cận nghèo phải giảm còn 4,26%. Để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, thời gian qua, xã Định Cư triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Trong đó có nhân rộng một số mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo qua từng năm, nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống nhân dân.

Đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin thị trường lao động trong nước, ngoài nước

Nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững năm 2024, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin thị trường lao động trong nước và ngoài nước thông qua các hội nghị tư vấn chuyên đề chính sách lao động. Đối tượng tham dự là người lao động (NLĐ) thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trong vòng 36 tháng trên địa bàn các huyện, thành phố, trọng tâm là huyện nghèo Đà Bắc.

Những điển hình vươn lên thoát nghèo

Giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn huyện Lạc Sơn. Cùng với những tác động tích cực của chương trình, hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo đã chủ động và nỗ lực vươn lên thoát nghèo.

Xã Ngọc Sơn thúc đẩy hoàn thành mục tiêu giảm nghèo

Cùng với nỗ lực triển khai kế hoạch giảm nghèo năm 2024, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) tập trung thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đặc biệt, xã ưu tiên giải quyết việc làm, tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được tiếp cận chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG): giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Xã Chí Đạo vượt khó giảm nghèo bền vững

Xã Chí Đạo (Lạc Sơn) thuộc vùng 135, đất đai hạn hẹp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, các mô hình kinh tế hiệu quả cao chưa nhiều, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền xã, cùng với quyết tâm, nỗ lực không ngừng của người dân, Chí Đạo đã và đang có những bước tiến đáng kể trong công tác giảm nghèo bền vững, mang lại những chuyển biến tích cực cho đời sống của người dân.