(HBĐT) - Năm 2021 diễn ra sự kiện chính trị quan trọng - Kỷ niệm 135 năm thành lập tỉnh (1886 - 2021) và 30 năm tái lập tỉnh (1991 - 2021). Đây là dịp Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc ôn lại truyền thống văn hóa, lịch sử, quê hương kiên cường cách mạng, cùng đồng lòng, nỗ lực phấn đấu xây đắp tương lai tốt đẹp.

Thú vị những trò chơi dân gian ở tỉnh ta

(HBĐT) - Trò chơi dân gian là một hoạt động không thể thiếu trong những ngày hội đầu xuân của đồng bào các dân tộc tỉnh ta. Nhìn vào những trò chơi ấy, người ta phần nào hiểu được triết lý sống của dân tộc, chủ nhân những trò chơi đó. Đấy là những ý nghĩa cơ bản của những trò chơi dân gian của các dân tộc ở Hòa Bình.

Nâng niu dấu tích nền Văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là vùng đất Mường cổ, nơi có những dãy núi đá vôi chạy theo hướng Đông Nam, song song là dãy núi Trường Sơn hùng vỹ. Với núi, sông trù phú, vùng Mường cổ đã trở thành nơi sinh sống của con người từ thời tiền sử, là cái nôi để sản sinh nền Văn hóa Hòa Bình. Ngày nay, những dấu tích nền Văn hóa Hòa Bình đang được nâng niu, gìn giữ...

Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Những bước chuyển biến mạnh mẽ của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2015

(HBĐT) - Giai đoạn này, tỉnh đã hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh đến năm 2020; đẩy mạnh phát triển công nghiệp - dịch vụ, gắn với phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao đủ sức cạnh tranh, chú trọng phát triển sản phẩm có giá trị cao. Tiếp tục quy hoạch và xây dựng tỉnh Hòa Bình trở thành trung tâm du lịch của vùng Thủ đô. Cải cách hành chính của tỉnh đã thu được kết quả tích cực…

Những bước phát triển KT-XH tỉnh từ năm 1991 – 2011

(HBĐT) - Tháng 10/1991, tỉnh Hòa Bình được tái lập. Đây cũng là thời kỳ Hòa Bình chính thức triển khai mạnh mẽ đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng đề ra, được thúc đẩy bởi Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH và đường lối phát triển KT-XH đất nước.

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình - những mốc son lịch sử: Những bài học kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh

 (HBĐT) - Tổng kết quả quá trình lãnh đạo phong trào cách mạng từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh rút ra một số bài học kinh nghiệm là:

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Đảng bộ tỉnh - những bước phát triển từ khi tái lập tỉnh đến nay Ngày 1/10/1991, tỉnh Hoà Bình chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới. Đây là giai đoạn tỉnh Hoà Bình tái lập, đẩy mạnh phát triển KT-XH, từng bước ổn định, nâng cao đời sống Nhân dân.

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình - những mốc son lịch sử
Đảng bộ tỉnh giai đoạn 1976 – 1991

Sau khi miền Nam được giải phóng, thống nhất đất nước, ngày 27/12/1975, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa khóa V, kỳ họp thứ 2 đã ra nghị quyết hợp nhất tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình.

Đôi nét về nhà ở của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh ta

(HBĐT) - Kiến trúc nhà cửa của đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình luôn chiếm được sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu, sưu tầm cũng như du khách gần xa. Mỗi dân tộc có nét riêng, tạo nên sự độc đáo, phong phú cho các làng bản, cộng đồng.

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình - những mốc son lịch sử: Đảng bộ và Nhân dân tỉnh đóng góp cho kháng chiến chống Mỹ

(HBĐT) - Ngày 5/8/1964, giặc Mỹ dùng máy bay đánh phá các địa phương ven biển miền Bắc nước ta. Từ tháng 2/1965, Mỹ chính thức phát động cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc. Mở màn cho cuộc chiến tranh phá hoại ở Hòa Bình, ngày 3/5/1965, Mỹ ném bom quốc lộ 12A thuộc địa phận huyện Yên Thủy. Tính đến cuối năm 1965, chúng huy động 1.031 tốp máy bay ném bom, bắn phá 65 địa điểm trong tỉnh.

Đảng bộ tỉnh lãnh đạo khôi phục và phát triển sản xuất giai đoạn 1954 - 1975
Đảng bộ tỉnh Hòa Bình - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đã giành thắng lợi hoàn toàn. Cùng với miền Bắc, tỉnh Hòa Bình được giải phóng và bước vào thời kỳ cách mạng mới.

Đảng bộ tỉnh giai đoạn 1945 - 1954
Đảng bộ tỉnh Hòa Bình - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Ban Cán sự Đảng tỉnh phân công các đảng viên, cán bộ về các huyện bám sát cơ sở, khẩn trương thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ chủ yếu: Xây dựng, củng cố hệ thống chính quyền, mặt trận Việt Minh các cấp; đẩy mạnh tăng gia sản xuất chống đói; phát động phong trào bình dân học vụ; đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ; đối phó với các hoạt động phá hoại của bọn phản động.

Tỉnh Hòa Bình giai đoạn từ năm 1976 đến tháng 10/1991

(HBĐT) - Từ năm 1976 đến tháng 10/1991 là thời kỳ tỉnh Hòa Bình sáp nhập với tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình. Đây cũng là thời kỳ Hà Sơn Bình cùng cả nước tiến hành công cuộc xây dựng CNXH và tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN.

Sự ra đời của Đảng bộ tỉnh và khởi nghĩa giành chính quyền
Đảng bộ tỉnh Hòa Bình - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Nhằm đẩy mạnh phong trào cách mạng Hòa Bình tiến lên một bước mới đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, cuối tháng 1/1945, đồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt T.Ư Đảng quyết định thành lập Ban Cán sự Đảng (BCSĐ) tỉnh, cử đồng chí Vũ Thơ làm Bí thư.

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Hướng tới kỷ niệm 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, Báo Hòa Bình mở chuyên mục "Đảng bộ tỉnh Hoà Bình - những mốc son lịch sử" tuyên truyền về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong lãnh đạo giành chính quyền trên địa bàn tỉnh cũng như củng cố, xây dựng chính quyền nhân dân, lãnh đạo phát triển KT-XH, xây dựng quê hương Hoà Bình giàu mạnh.

Độc đáo ẩm thực các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình luôn tạo ấn tượng, sức hút đối với du khách gần xa bởi bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú (kiến trúc nhà cửa, trang phục, dân ca, dân vũ, lễ hội…), trong đó, ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số cũng chứa đựng nhiều điều cần khám phá.

Hướng tới kỷ niệm 135 năm thành lập tỉnh Hòa Bình (1886-2021) và 30 năm tái lập tỉnh (1991-2021):
Hòa Bình đẩy mạnh chi viện chiến trường, cùng cả nước giải phóng miền Nam (giai đoạn 1973-1975)

(HBĐT)-Ngày 27/1/1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Phấn khởi trước thắng lợi vừa giành được, từ tháng 3/1973, theo chỉ thị của Tỉnh ủy, các địa phương, đơn vị tiến hành đợt tổng kết 8 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1972). Tổng kết nêu rõ: Từ năm 1965 - 1972, tổng số bom đạn Mỹ sử dụng đánh phá trong tỉnh là 5.315 quả và hàng chục nghìn đạn 20 ly. Để chủ động tiêu diệt máy bay địch khi chúng đến xâm phạm địa bàn, lực lượng vũ trang trong tỉnh đã độc lập và phối hợp chiến đấu 853 trận, bắn rơi 49 máy bay... Dân quân tự vệ đã huy động 436.015 ngày công để làm đường vòng tránh, sửa chữa cầu phà bảo đảm giao thông, đào đắp 225.180 hố cá nhân, 214.796 hầm tập thể, 1.194.500 m giao thông hào để phòng tránh, cơ động đánh địch. Vừa chiến đấu, vừa sản xuất, phát huy tinh thần tự lực tự cường, lực lượng vũ trang tỉnh tham gia lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, tự túc được 36.440 kg gạo, 8.600 kg thịt lợn, 43.550 kg rau xanh, khai thác được 395 m3 đá, 37.000 viên đá ong, 1.211 m3 gỗ tròn, 36.000 cây tre, bương; sản xuất 425.000 viên gạch, 97.000 viên ngói để làm mới 736 gian nhà ngói, 1.292 gian nhà tre lá, phục vụ cho các đơn vị tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, bảo đảm giao thông...


Hướng tới kỷ niệm 135 năm thành lập tỉnh Hòa Bình (1886 - 2021) và 30 năm tái lập tỉnh (1991-2021):
Trang phục phụ nữ các dân tộc thiểu số ở Hòa Bình

(HBĐT) - Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Hòa Bình, mỗi dân tộc đều có nét bản sắc văn hóa riêng về trang phục (cả nam và nữ). Chính điều đó là điểm nhấn, góp phần làm đa dạng, phong phú hơn đời sống xã hội, tinh thần, văn hóa của cộng đồng các dân tộc Hòa Bình.