Vẫn là Hồ Gươm xanh thắm… Buổi sáng mùa thu, nắng vàng nhẹ như rải những giọt mật vàng trên những lối đi ven hồ và gió thổi thật nhẹ, dâng những nỗi niềm khe khẽ, dịu dàng. Thu Hồ Gươm bao giờ cũng nhẹ, cũng khác và thật thiết tha. 2 cô bé kia chắc lần đầu ra Hà Nội, lanh chanh chạy dọc con đường ven hồ tìm chỗ check-in ưng ý nhất, cả 2 bố mẹ mỗi người một điện thoại mê mải chụp từ nhiều góc khác nhau. Tiếng người cha: "Chụp ảnh với cây, với hồ, với Tháp Rùa ổn rồi… Giờ không biết ai muốn ăn kem không nhỉ?”. Tiếng 2 đưa trẻ đồng thanh "kem đậu xanh bố nhé… Kem... kem”… Ôi tuổi thơ một sáng mùa thu mát lành, êm dịu.

Cậu bé ngoài đồng bãi

Truyện ngắn của Bùi Huy

Chuyện đời thường: Buổi sáng mùa thu ấy...

Đã có biết bao buổi sáng mùa thu mà ta đã đi qua. Chút se se, ẩm ướt mát lành trong không gian. Làn gió tinh khôi từ phía sông thổi tới; tiếng sóng nước rất nhỏ, dường như còn ngái ngủ... Ngọn núi trầm mặc phía xa bỗng được khoác một dây voan trắng rất mỏng. Tiếng chim lích chích ban sáng cũng khẽ khàng, đủ để đánh thức không gian. Lòng người cũng an lành, phấn chấn chào đón ngày mới…

Mùa bão về còn ai nhặt củi đem hong

Tản văn của Bùi Đức Thắng

Tìm thấy niềm vui


Truyện ngắn của Bùi Việt Phương


Định cúi xuống, con chim sẻ yếu ớt nơi gốc đại già đang thoi thóp. Ông từ Cần đã đứng trước mặt Định từ bao giờ. Thoáng nhìn vết sẹo trên cánh tay trần của anh rồi nhìn chú chim nhỏ yếu ớt. Chỉ có sự nhẫn nại trước mất mát mới biến hung hóa lành, thức tỉnh chưa bao giờ muộn…

Những bông hoa trên biển xanh

Tản văn của Bùi Huy

Mùa hè tuổi thơ

Một ngày nhận được 2 tin nhắn của hai người bạn. Một người là bạn từ thời ấu thơ: "Hè này, mình cho bọn trẻ về quê một tuần. Cậu về không? Để còn tắm sông và hàn huyên bạn bè?”. Còn người bạn làm cùng cơ quan lại là tin nhắn hồi đáp cho lời mời đi pic-níc ở ngoại ô thành phố: "Không đi được đâu ông ơi. Con bé lớn phải học hè rồi. Sắp tới còn phải thi vào lớp chọn, lớp chất lượng cao. Đợt này phải tăng tốc môn tiếng Anh, Toán, Văn…”, "Thế không cho nó nghỉ hè à?”. Đáp: Có chứ, nhưng từ từ đã...

Lá thư của bác tôi

Truyện ngắn của Bùi Việt Phương


Tôi tập mãi mà chưa viết đẹp được như chữ của bác cả. Tôi học kiểu chữ viết ấy từ lá thư của bác. Gọi là thư nhưng nó chỉ vỏn vẹn nửa trang giấy học trò, phần chính giữa lại bị mối xông, chỉ còn hai bên như cánh chim bồ câu đang chấp chới bay. Chút bút tích ấy là tất cả những gì còn lại một đời người.

Vọng biển

Không phải họ hàng nhưng năm nào cũng vậy, vào dịp này tôi đều được gia đình anh Hoá mời dự đám giỗ. Vì gia đình anh và bố mẹ tôi có mối thâm tình hàng chục năm nay. Giờ hai gia đình chỉ còn các bà cũng gần 90 tuổi.

Tiếng đàn...

Ngày bé, mặc dù tôi không thích ca hát nhưng vẫn nhớ như in những câu trong bài Bàn tay mẹ (nhạc: Bình Đình Thảo, thơ: Phạm Hữu Yên) mà cô giáo đã dạy: "Bàn tay mẹ bế chúng con/ Bàn tay mẹ chăm chúng con”. Mẹ tôi bận làm xa nên chẳng mấy khi tôi được cảm nhận sự ấm áp, dịu dàng của bàn tay ấy. Ngược lại, bàn tay bố lại gắn bó tuổi thơ tôi với bao kỷ niệm vui buồn.

Ở hiền...

Sáng nay, nhận được cuộc gọi từ bộ phận nhân sự công ty cũ, Huyền thật sự băn khoăn chẳng biết vui hay buồn. Cô đã từng làm việc chăm chỉ và dành tất cả yêu thương cho gia đình nhưng rồi nhận về sự cay đắng. Trở lại nơi đã gắn bó ấy để làm gì nhỉ, hay chỉ thêm xấu hổ.

Sau lưng ta một miền ký ức

Con đường bụi đỏ phía trước mặt bao giờ cũng báo cho tôi biết niềm vui khi mẹ đang về. Trên chiếc xe đạp lọc cọc, tiếng của những phụ tùng vênh váo, han rỉ vang trong không gian làm thức tỉnh chú vàng thính tai. Nó nhìn xuống con đường gồ ghề, sủa lên mấy tiếng, cái đuôi mừng quýnh ngoáy tít rồi quay lại liếm chân tôi, cậu chủ bé nhỏ. Nó cũng như tôi ngóng mẹ về nhưng mẹ chẳng có quà gì cho nó. Nhưng có lẽ thứ mà nó mong lại chính là sự bình an, để biết mình không bị bà chủ bỏ rơi. Sau này lớn lên, tôi nhận ra đó là một bài học lớn.

Thạch Sanh tân truyện: Định biên khống

Mặc dù chẳng có bằng cấp gì nhưng nhờ có "vía” của phụ vương nên chàng tiều phu được đặc cách làm hiệu trưởng một trường TH&THCS bán trú ở vùng "rừng xanh, núi đỏ”.