Đồng chí Nguyễn Trung Dũng (ngoài cùng bên phải), Giám đốc Sở LĐ-TB&XH và các đồng chí lãnh đạo huyện Kỳ Sơn thăm Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Sự, xã Hợp Thành nhân kỷ niệm ngày thương binh - liệt sỹ năm 2016. ảnh: p.v.
(HBĐT) - LTS: Chăm sóc người có công với cách mạng vừa là trách nhiệm, vừa là đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trên địa bàn tỉnh đã nhiều hoạt động thiết thực triển khai công tác này. Nhân kỷ niệm 69 năm ngày Thương binh - liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2016), phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Trung Dũng, TUV, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH về công tác chăm sóc người có công với cách mạng của tỉnh.
PV: Xin đồng chí cho biết những kết quả nổi bật thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh ta trong thời gian qua?
Đồng chí Nguyễn Trung Dũng: Toàn tỉnh hiện có trên 30.000 người có công với cách mạng, trong đó có 235 Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã được phong tặng, truy tặng (13 mẹ còn sống), 9 Anh hùng liệt sỹ, 5.810 liệt sỹ, 4.600 thương binh, bệnh binh, trên 4.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị phơi nhiễm chất độc hóa học đã được hưởng chế độ. Số người đang hưởng trợ cấp hàng tháng trên 8.000 người.
Phát huy truyền thống Uống nước, nhớ nguồn, trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thương binh, liệt sỹ, chăm sóc người có công và phong trào đền ơn - đáp nghĩa. Tỉnh ủy đã có Kết luận số 44-KL/TU ngày 14/5/2012 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 7/02/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thương binh - liệt sỹ, người có công và phong trào Đền ơn, đáp nghĩa. Hàng năm, tỉnh ban hành các Kế hoạch triển khai công tác chăm sóc người có công và tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Thương binh - liệt sỹ; vận động xây dựng Quỹ Đền ơn - đáp nghĩa; chính sách ưu đãi về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con thương binh - bệnh binh, gia đình chính sách... Việc thực hiện chính sách ưu đãi được quan tâm đầy đủ, kịp thời không để xảy ra sai phạm, tiêu cực và đơn - thư khiếu nại nổi cộm, các chế độ trợ cấp thường xuyên, trợ cấp một lần và ưu đãi khác như: hỗ trợ xây nhà ở, cấp thẻ BHYT, điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe, miễn giảm học phí... được quan tâm chu đáo. Đến nay, đời sống của các hộ gia đình chính sách được ổn định và nâng cao. Có 98,1% số hộ chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân trên cùng địa bàn cư trú. Trên 90% thương binh, bệnh binh được công nhận là người công dân kiểu mẫu. 97% gia đình liệt sỹ được công nhận là gia đình cách mạng kiểu mẫu. 206/210 xã, phường, thị trấn được công nhận làm tốt công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ. Các công trình ghi công liệt sỹ được tu bổ, xây dựng khang trang. 9/11 huyện, thành phố có nhà tưởng niệm liệt sỹ cấp huyện và 80% cấp xã, phường có nhà bia ghi công liệt sỹ.
PV: Thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác đền ơn - đáp nghĩa của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, phong trào này đã được tổ chức triển khai sâu rộng với nhiều hình thức phong phú, việc làm thiết thực. Xin đồng chí cho biết cụ thể hơn về công tác này?
Đồng chí Nguyễn Trung Dũng: Thực tế trong những năm qua, phong trào đền ơn - đáp nghĩa của toàn dân đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng không ngừng được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Từ năm 2011 đến nay, phong trào Đền ơn - đáp nghĩa được phát động sâu rộng tới 270 cơ quan, đơn vị. Vận động ủng hộ quỹ Đền ơn - đáp nghĩa đã trở thành truyền thống hàng năm được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân tham gia tích cực. Tổng số tiền từ năm 2011 tới nay thu được 22,2 tỷ đồng. Phong trào tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cũng được các cơ quan, tổ chức ủng hộ tích cực, tổng số sổ được tặng từ năm 2011 đến nay là 520 sổ với trị giá 550 triệu đồng. Chương trình xây dựng nhà tình nghĩa và nâng cấp, tu sửa nhà ở cho các đối tượng người có công với cách mạng cũng được quan tâm thực hiện. Từ năm 2011 đến nay đã xây mới được 213 ngôi nhà, tu sửa và nâng cấp 524 nhà với tổng kinh phí 13,7 tỷ đồng. Phong trào chăm sóc phụng dưỡng Bà Mẹ Việt
PV: Hiện nay, toàn tỉnh còn 1,9% người có công sống dưới mức trung bình so với dân cư trên địa bàn cư trú. Theo đồng chí cần những giải pháp gì để tiếp tục nâng cao đời sống người có công?
Đồng chí Nguyễn Trung Dũng: Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác chăm sóc người có công của tỉnh cũng có một số hạn chế, đó là: Công tác tuyên truyền vận động ở một số cơ quan, đoàn thể cấp xã chưa sâu, chưa cụ thể đến những người thuộc đối tượng chính sách để họ tự phấn đấu vươn lên. Công tác giải quyết chế độ chính sách của người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học chưa kịp thời. Việc xã hội hóa công tác chăm sóc người có công chưa cao. Điều kiện kinh tế ngân sách của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Đời sống của một số người có công còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, số gia đình khó khăn chủ yếu là những gia đình mới được công nhận người có công (người nhiễm chất độc hóa học...
Để thực hiện tốt hơn phong trào Đền ơn - đáp nghĩa, trong thời gian tới, ngành LĐ-TB&XH, các cấp, ngành liên quan và nhân dân cần quan tâm thực hiện một số giải pháp sau: Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền. Sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp trong tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công. Hai là, thực hiện tốt Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công, đảm bảo mọi người có công đều được hưởng thụ đầy đủ chính sách ưu đãi của Nhà nước, có đời sống tinh thần tốt, điều kiện vật chất đảm bảo. Ba là, triển khai đồng bộ, kịp thời hệ thống văn bản pháp luật, chính sách ưu đãi người có công tới cơ sở. Kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách người có công. Coi trọng công tác quản lý Nhà nước, thanh tra kiểm tra về thực hiện chính sách ưu đãi với người có công. Bốn là, đẩy mạnh hơn phong trào xã hội hóa việc chăm sóc đời sống người có công; chỉ đạo các xã, phường, thị trấn nâng cao đời sống cho thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với nước. Chăm sóc người có công là trách nhiệm của Nhà nước và của toàn xã hội, vì vậy cần tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về tình cảm, đạo lý, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với những người, gia đình có công với Tổ quốc.
PV: Xin cảm ơn đồng chí!
Hương Lan (Thực hiện)
(HBĐT) - Tối 26/7, tại Nghĩa trang liệt sỹ chiến dịch Hòa Bình, BTV Tỉnh Đoàn phối hợp với Thành Đoàn Hòa Bình, Đoàn thanh niên Khối CCQ tỉnh tổ chức lễ thắp nến tri ân tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ. Tham dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố Hòa Bình và hơn 400 ĐV-TN đến từ các cơ sở Đoàn đã tham gia buổi lễ.
(HBĐT) - Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Quốc phòng. Phát động "Ngày chủ nhất xanh". Khai mạc giải đua xe đạp toàn quốc. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đạt 97,13%. Giải quyết việc làm cho hơn 6.600 lao động. Phóng sự: "Cú hích" cho ngư dân vùng hồ.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 25-26/7, Hội LHPN huyện Kỳ Sơn tổ chức Đại hội Đại biểu Phụ nữ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2016 – 2021. Đây là Đại hội chỉ đạo điểm cấp huyện của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh. Dự Đại hội có đại diện lãnh đạo T.Ư Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, huyện Kỳ Sơn, Hội LHPN 11 huyện, thành phố và 152 đại biểu phụ nữ tiêu biểu, đại diện cho trên 6.000 hội viên phụ nữ trong toàn huyện.
(HBĐT) - Ngày 26/7, Hội hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh phối hợp với Công ty CPTM Định Nhuận tổ chức thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn huyện Đà Bắc. Tham gia đoàn có đại diện Sở LĐ-TB&XH, lãnh đạo các ban ngành đoàn thể huyện Đà Bắc.
Cùng với lễ cầu siêu do Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam phối hợp với Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Trị tổ chức để tưởng niệm tri ân anh linh các Anh hùng liệt sĩ hy sinh trong chiến dịch bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972, những ngày này Thành cổ Quảng Trị còn đón hàng triệu lượt người dân trong cả nước đến thăm viếng, tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 69 năm ngày Thương binh - liệt sĩ (27-7-1947 – 27-7-2016). Mỗi người một tâm trạng nhưng điểm chung là ai cũng mong được thắp nén hương thành kính dâng lên anh linh các liệt sĩ, để rồi hun đúc thêm niềm tự hào.
Với đa số phiếu tán thành (98,18%), Quốc hội đã nhất trí bầu Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục giữ cương vị Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021.