(HBĐT) - Ngược dốc Tày Măng, chúng tôi đến với chiến khu Giằng Sèo thuộc xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc (trước thuộc xã Tu Lý). Chiến tranh đã lùi xa nhưng niềm tự hào về một chiến khu cách mạng, tinh thần hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc vẫn còn đó. Vẫn mảnh đất ấy nhưng nay đã khoác lên mình “tấm áo” mới, một diện mạo cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc.
ĐV-TN xã Cao Sơn (Đà Bắc) thường xuyên dọn dẹp môi trường xung quanh khu vực Đài tưởng niệm “Căn cứ cách mạng Giằng Sèo”.
Trở lại những ngày đầu năm 1945, khi đó Trung ương Đảng quyết định thành lập chiến khu Hòa – Ninh – Thanh (Hòa Bình – Ninh Bình – Thanh Hóa). Tại hội nghị thành lập chiến khu, Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị: “Các tỉnh thành lập khu căn cư,ự gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa và dự kiến kế hoạch đón giải phóng quân
Ngày 10/2/1945, được ông Đinh Công Hậu (tên thật là Nguyễn Văn Hậu) dẫn đường, đồng chí Vũ Thơ (khi đó là Bí thư Ban cán sự Đảng tỉnh) đến gặp ông Đinh Công Sắc (một nhà lang có uy tín ở vùng Mai Đà có tinh thần yêu nước đã được giác ngộ cách mạng, từ chiến khu Mường Diềm được cử về làm lang cai quản vùng Tu Lý) để bắt mối gây dựng cơ sở cách mạng. Từ đây, gia đình ông Đinh Công Sắc trở thành địa điểm liên lạc, hội họp bàn kế hoạch xây dựng khu căn cứ cách mạng Tu Lý – Hiền Lương và mở lớp huấn luyện quân sự đầu tiên cho lực lượng vũ trang tỉnh. Trên cơ sở phong trào phát triển tốt và đã đủ điều kiện thành lập khu căn cứ, tháng 2/1945, xóm Giằng, Sèo khi đó thuộc xã Tu Lý có địa thế thuận lợi cho việc huấn luyện và bảo mật được Ban cán sự Đảng tỉnh chọn và quyết định mở lớp huấn luyện quân sự đầu tiên tại nhà ông Xa Văn Bình, bưa Đồng Miếng. Thời gian bắt đầu tập trung bí mật từ tối 15/2/1945 với 20 đội viên đội tự vệ cứu quốc của thị xã, trong đó, xã Tu Lý có 2 người, Động Dao Toàn Sơn có 3 người. Lớp học do đồng chí Vũ Thơ trực tiếp giảng dạy. Tại đây, các học viên được học tập chính trị về tình hình thế giới và cách mạng Việt
Lớp học quân sự thành công đã đưa thanh thế Việt Minh lên cao, lan truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp, các hào lý khuất phục, nhân dân vui mừng và tin tưởng vào cách mạng. Kết thúc khóa học, các học viên trở về, nhanh chóng thành lập và phát triển các đội tự vệ cứu quốc, góp phần vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945. Từ đây, nhân dân thoát khỏi ách áp bức, bóc lột của chế độ thực dân phong kiến; được tự do sinh sống, sản xuất trên quê hương, bản làng và sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ mảnh đất máu xương của mình.
71 năm đã trôi qua, ngắm nhìn tượng đài “Căn cứ cách mạng Giằng Sèo” chúng tôi nhận thấy khí thế hào hùng một thời vẫn lan truyền đến ngày nay. Xúc động khi kể lại lần được đặt chân huấn luyện tại nơi thiêng liêng đó, ông Đinh Văn Thơ, xóm Mè, xã Tu Lý, năm nay 88 tuổi - một chiến sĩ du kích năm xưa tâm sự: “Năm 1945, đội du kích của tôi có 9 người do cán bộ Hùng được Trung ương cử về trực tiếp chỉ huy. Đến nay, tôi vẫn nhớ như in cái lần được huấn luyện lưu động tại căn cứ cách mạng Giằng Sèo, chính là điểm tượng đài bây giờ, hồi đó chỉ là một bưa ruộng. Tuy thời gian huấn luyện lưu động chỉ có một ngày, thế nhưng chúng tôi luôn thấy vinh dự và tự hào khi được tiếp bước truyền thống cha anh”. Năm 1947, ông về làm trưởng Công an xã Tu Lý, sau đó làm Trung đội trưởng Đội tự vệ của xã. Chiến tranh qua đi, những kỷ niệm về một thời máu lửa trong ông vẫn còn đọng lại qua từng lời kể. ông nguyên là Chủ tịch MTTQ huyện Đà Bắc, với những cống hiến của mình, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huy chương Kháng chiến chống Pháp và Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng cùng nhiều bằng khen khác. Hướng tới kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh và 25 năm tái lập tỉnh, ông cũng dành những lời tâm huyết gửi đến thế hệ trẻ: “Thế hệ trẻ phải luôn ghi nhớ và học tập Bác Hồ từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống; tiếp nối truyền thống yêu nước và phát huy tinh thần dân tộc, đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau; tích cực học tập, lao động, thúc đẩy sự phát triển KT-XH của địa phương góp phần xóa đói - giảm nghèo, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”.
Khắc sâu truyền thống yêu nước, tuổi trẻ trên chiến khu ngày ấy đang nỗ lực trên con đường đổi mới. Tiêu biểu như gia đình anh Xa Văn Đà, xóm Sèo, một hộ làm kinh tế giỏi chia sẻ: “Trước đây, ông tôi là một trong số những người vinh dự được tham gia lớp huấn luyện quân sự đầu tiên tại chiến khu Giằng Sèo. Nay tiếp nối truyền thống cách mạng của gia đình, tôi cũng tham gia lực lượng dự bị động viên của xã. Bên cạnh đó, tích cực phát triển kinh tế bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đến nay tôi có hơn 300 gốc bưởi Diễn cho thu nhập từ 60 – 70 triệu đồng/năm”. Xóm Sèo hiện có 220 hộ, 820 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo còn 19% (giảm 12,8% so với năm 2011), thu nhập bình quân đầu người đạt 19 triệu đồng/năm (tăng 8 triệu đồng so với năm 2011).
Đồng chí Xa Văn Lâm, Bí thư chi bộ xóm Sèo cho biết: “Tiếp nối truyền thống quê hương cách mạng, chúng tôi luôn nhắc nhở con cháu phát huy tinh thần dân tộc. Trong thời bình, phải luôn chú trọng phát triển KT-XH, xóa đói - giảm nghèo”. Theo đó, xóm chuyển đổi được 40 ha trồng ngô sang trồng bưởi Diễn, bưởi đào. Duy trì 120 ha trồng dong riềng, ngô lai. Trong công cuộc xây dựng NTM, người dân xóm Sèo đã hiến trên 5 ha đất làm đường giao thông, hàng nghìn ngày công lao động và hơn 20 triệu đồng. Qua đó, đời sống của người dân từng bước ổn định, phát huy tốt tinh thần của vùng đất anh hùng.
Thanh Sơn
Nhân dịp kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, GS.TS Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam có bài viết về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trước yêu cầu mới.
Chiều 31-8, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng đã trả lời một số vấn đề mà báo chí quan tâm.
(HBĐT) - Ngày 31/8, Viện Nghiên cứu - Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức chương trình toạ đàm đánh giá sự thay đổi năng lực làm việc của cán bộ hội phụ nữ sau bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, giai đoạn 2012-2015. Dự buổi toạ đàm có đại diện lãnh đạo Viện Nghiên cứu - Học viện Phụ nữ Việt Nam, BTV Hội LHPN tỉnh, Trường Chính trị tỉnh, cán bộ Hội LHPN huyện Cao Phong và một số chi hội cơ sở.
(HBĐT) - Sáng ngày 31/8, Đoàn kiểm tra của TT HĐND tỉnh, do đồng chí Hoàng Văn Tứ, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại UBND huyện Tân Lạc để kiểm tra chuyên đề về kết quả thực hiện xây dựng nhà văn hoá xóm, bản trên địa bàn huyện. Cùng đi với đoàn có lãnh đạo Văn phòng HĐND, các Ban của HĐND tỉnh, đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Xác định các TCCS Đảng có vai trò và vị trí hết sức quan trọng bởi đó là nơi trực tiếp đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân và lãnh đạo tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi giáo dục, rèn luyện và kết nạp đảng viên mới, đào tạo cán bộ cho Đảng. Vì vậy, thời gian qua, các cấp ủy Đảng huyện Mai Châu luôn quan tâm, chú trọng thực hiện công tác cán bộ, thể hiện rõ trong chuyển biến về chất lượng cấp ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020.
(HBĐT) - Tại Cơ quan UBKT Tỉnh ủy Hải Dương vừa diễn ra hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm về giải quyết tố cáo trong Đảng giữa UBKT Tỉnh ủy Hòa Bình và UBKT Tỉnh ủy Hải Dương.