(HBĐT) - Trước đây, chị Đặng Thị Thu, khu 2, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) có cuộc sống nghèo khó như bao hộ làm nông nghiệp khác nơi quê chồng - xã đặc biệt khó khăn Xuân Phong. Năm tháng trôi qua, với tay trắng lập nên, gia đình chị dần vươn lên hàng khá giả. Đấy cũng là lúc chị thực hiện được tâm nguyện cưu mang, giúp đỡ anh em làng trên, xóm dưới, các hộ có hoàn cảnh khó khăn. Cách giúp của chị là giúp vốn đầu tư, tín chấp mua phân bón trả chậm, thậm chí hướng dẫn kỹ thuật, cách thức để họ có thể thoát khỏi cái nghèo.

 

 

 

Chị Đặng Thị Thu (bên phải) hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây có múi cho chị Bùi Thị Sịnh, xóm Rú, xã Xuân Phong (Cao Phong).

 

Tỷ phú cây có múi 

 

Để gây dựng cơ ngơi bề thế, diện tích cây có múi thuộc diện lớn nhất tại vùng cam có tiếng Cao Phong, người phụ nữ lam lũ, tháo vát là chị mất cả chục năm “đầu tắt, mặt tối” làm lụng, chắt chiu dành từng đồng vốn một để duy trì và mở rộng sản xuất. Đó là thời điểm những năm 2000, gia đình chị chuyển ra khu vực thị trấn xoay xở phương cách làm ăn. Sau vài năm trồng mía để tích lũy vốn liếng, chị nghĩ đến trồng cam cho hiệu quả và giá trị kinh tế vượt trội hơn. Vườn cam đầu tiên chị canh tác vào năm 2007, vừa học hỏi những hộ trồng cây có múi trong vùng giàu kinh nghiệm, chị vừa tìm tòi thêm trong sách vở, áp dụng mô hình sản xuất sạch  theo tiêu chuẩn VIETGAP gắn với bảo vệ môi trường nông thôn, đồng thời tích cực vận động mọi người cùng thực hiện.

 

Trên diện tích thuộc đội 6, Nông trường Cao Phong, chị mua lại đất để trồng và kiến thiết gối vụ vào các năm 2009, 2010. Giống cam được đưa vào sản xuất là cam lòng vàng và cam Canh, trong đó, cam Canh chiếm phần lớn. Tổng diện tích đất hiện trồng cam của gia đình chị hiện có trên 7 ha. Từ mô hình trồng cây có múi, thu nhập của gia đình chị năm 2013 đạt 3,1 tỷ đồng/năm, lợi nhuận khoảng 1,3 tỷ đồng/năm. Năm 2014, tổng thu nhập đạt 4 tỷ đồng, lợi nhuận 2,2 tỷ đồng. Năm 2015, tổng thu nhập đạt 4,8 tỷ đồng, lợi nhuận 3 tỷ đồng. ước mỗi năm, gia đình chị thu 300 tấn cam Canh, 50 tấn cam lòng vàng, khoảng 6 - 7 tấn cam V2.

Cũng từ mô hình, hàng năm, chị tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động với thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng /tháng. Chưa kể mỗi mùa vụ, chị trả công từ 5 - 6 triệu đồng/lao động/tháng cho 40 - 50 lao động tập trung trong khoảng thời gian từ tháng 10 - 12 hàng năm.

 

Làm theo Bác - sẻ chia nhân ái

 

Ngay cả hồi cuộc sống còn vất vả, nhọc nhằn, những người từng gặp gỡ, quen biết chị Thu vẫn nhớ mãi về một người phụ nữ có tấm lòng đôn hậu. Chị chẳng ngần ngại giúp đỡ, chia ngọt, sẻ bùi với chị em cùng cảnh ngộ từng đấu gạo, manh áo đắp hay bát thóc giống. Để rồi khi hôm nay, cuộc sống đã dư giả, chị vẫn không quên thủa hàn vi, vẫn hết lòng giúp người làng trên, xóm dưới những mong mọi người có cuộc sống no ấm, tốt đẹp hơn. Chúng tôi gặp chị Bùi Thị Sịnh ở xóm Rú 5, xã Xuân Phong - người từng được chị Thu giúp đỡ thoát nghèo. Chị Sịnh xúc động cho biết: Hễ chỗ chị em, bạn bè gặp khó khăn gì chị đều nhiệt tình giúp đỡ, lúc thì thóc, gạo, tiền nong. Thương tôi nghèo túng, chị tận tình chỉ bảo, động viên tôi tu chí làm ăn. Nghe theo chị, từ năm 2011 đến nay, gia đình tôi nỗ lực làm lụng, quy hoạch lại diện tích đất vườn, đồi để trồng cam. Trong quá trình làm, gia đình tôi khó khăn về vốn đầu tư cho sản xuất, chị Thu cho mượn không tính lãi. Chị Thu còn cung ứng phân bón trả chậm, chỉ bảo tôi về kỹ thuật trồng, chăm sóc. Nhờ đó, gia đình tôi có điều kiện vươn lên thoát nghèo, mở ra phương hướng làm giàu trong tương lai không xa khi diện tích cam chuyển sang thời kỳ kinh doanh.

 

Một phụ nữ nghèo khác cũng đang được chị Thu giúp đỡ là chị Bùi Thị Quế ở xóm Quáng Ngoài, xã Đông Phong. Chị Quế bộc bạch: Chồng tôi mất cách đây 2 năm, bản thân tôi thường xuyên đau yếu. Nếu vừa qua không có chị Thu giúp về vốn quay vòng, phân bón, tôi không biết phải xoay xở sao để thay đổi hoàn cảnh của mình. Cũng nhờ có chị Thu khích lệ, giúp đỡ cho vay không lấy lãi mà tôi đã trồng được 2 ha cam, động viên các con cùng làm. Chỉ chừng 2 năm nữa, diện tích cam sẽ tới ngày “hái quả”.

 

Chị Thu tâm niệm làm người không chỉ bo bo làm giàu cho bản thân mà còn cần chia sẻ, giúp đỡ nhiều người cùng thụ hưởng kết quả lao động mà cách thiết thực chị đã và đang làm là đầu tư cho hộ nghèo thoát nghèo. Lòng yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình của chị là minh chứng thuyết phục trong những việc làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Bác Hồ, là phẩm chất cao đẹp nhất trong tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.

Bằng đức tin nhân ái, sẻ chia, chị Thu hiện đã hỗ trợ 37 hộ nông dân của xã Xuân Phong, Đông Phong về kinh nghiệm, KH-KT chăm sóc cây có múi thành công, giúp đỡ 7 hộ thoát nghèo. Chọn cách đầu tư cho hộ nghèo, kể từ năm 2015, gia đình chị đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng cho vay mức lãi suất bằng hoặc thấp hơn suất ngân hàng giúp hội viên nông dân nghèo của 2 xã Xuân Phong, Đông Phong có vốn phát triển sản xuất. Tín chấp mua phân bón trả chậm giúp 60 hộ có điều kiện đầu tư sản xuất, kinh doanh. Chị Thu dự kiến trong năm 2016 - 2017 đầu tư từ 4 -5 tỷ đồng cho hộ nghèo 2 xã Đông Phong, Xuân Phong vay phát triển sản xuất, mức vay 10 - 30 triệu đồng/lượt, tín chấp mua 120 tấn phân bón các loại hỗ trợ nông dân với phương thức trả chậm.

 

 

 

                                                                                     Bùi Minh

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dự lễ khai giảng năm học mới tại các điểm trường

(HBĐT) - Đúng 7 h30 sáng nay 5/9, cùng với cả nước, 206.128 HS-SV tỉnh ta tưng bừng dự lễ khai giảng năm học 2016-2017. Chuẩn bị cho khai giảng năm học mới và Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, ngành GD & ĐT tiến hành sáp nhập 5 trường mầm non và 52 trường TH&THCS. Năm học này toàn tỉnh có 223 trường mầm non, 163 trường tiểu học, 145 trường THCS, 75 trường liên cấp TH&THCS, 36 trường THPT, 11 trường PTDTNT và 15 trường TC, CĐ và 210 trung tâm học tập cộng đồng. Toàn tỉnh huy động được 17.300 trẻ 5 tuổi ra lớp và 15.586 trẻ 6 tuổi vào lớp 1. Trong sáng nay, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã dự lễ khai giảng tại nhiều điểm trường trên địa bàn tỉnh.

Trăn trở cùng Ngọc Sơn

(HBĐT) - Là xã vùng cao của huyện Lạc Sơn, cách thị trấn Vụ Bản chừng 15 km, Ngọc Sơn có 8 xóm, 667 hộ và 2.570 nhân khẩu. Qua 5 năm xây dựng NTM, xã mới đạt 10 tiêu chí, trong đó còn bỏ ngỏ tiêu chí khó như giao thông, thu nhập. Tốc độ phát triển kinh tế chậm do chuyển đổi cơ cấu cây trồng chưa đem lại hiệu quả cao khiến cho việc nâng cao thu nhập của người dân vẫn là bài toán dang dở.

Chủ tịch nước gửi Thư chúc mừng khai giảng năm học 2016-2017

Nhân dịp khai giảng năm học 2016-2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gửi Thư chúc mừng tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên trong cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Góp tiếng nói của dân để làm cho dân giàu, tỉnh mạnh

(HBĐT) - Sau tất cả những nỗ lực để thể hiện năng lực, ý chí, tâm huyết của mình, họ đã được cử tri và nhân dân tin tưởng lựa chọn là người đại diện cho nhân dân ở cơ quan quyền lực cao nhất của địa phương - HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016-2021. Nhận nhiệm vụ trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng, yêu cầu phát triển của tỉnh cũng đang ở giai đoạn mới, họ đã thể hiện rõ sự tích cực, chủ động, sâu sát với dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của dân để chuyển tải tới diễn đàn chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh.

Rộn ràng không khí ngày Tết độc lập tại thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Hoà chung không khí cả nước chào mừng 71 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9, khắp các khu dân cư trên địa bàn thành phố Hòa Bình cũng tưng bừng, rộn ràng trong tiếng nhạc, tiếng trống, rợp sắc cờ Tổ quốc, hân hoan đón mừng Tết Độc lập…

Lạc Sơn: Hội trại thanh thiếu nhi và tuyên truyền ca khúc cách mạng năm 2016

(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 71 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Huyện đoàn Lạc Sơn tổ chức Hội trại Thanh thiếu nhi và tuyên truyền ca khúc cách mạng năm 2016. Tham gia Hội trại có gần 300 đoàn viên, thanh thiếu nhi đại diện cho 5 cụm Đoàn trên địa bàn toàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục