(HBĐT) - Tháng 12/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 116/NĐ-CP về “Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong LLVT công tác ở vùng có điều kiện KT -XH đặc biệt khó khăn từ năm 2011-2016”. Hòa Bình là một trong các địa phương được thụ hưởng chính sách này và đã triển khai, thực hiện có hiệu quả.

 

Báo cáo số 136, ngày 15/8/2016 của UBND tỉnh về tình hình triển khai và kết quả thực hiện Nghị định số 116 nêu rõ: Ngay sau khi Nghị định có hiệu lực thi hành, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị trong toàn tỉnh tổ chức quán triệt, phổ biến các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, Đồng thời rà soát tổng hợp và thực hiện chi trả chế độ cho các đối tượng hưởng chính sách. Theo đó, từ năm 2011 đến nay, tỉnh ta đã có 37.502 lượt đối tượng được chi trả với tổng kinh phí trên 515.255 triệu đồng (bình quân mỗi năm được hỗ trợ 100 tỷ đồng). Về địa bàn áp dụng, năm 2011, có 73 xã và 15 thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) được thụ hưởng; năm 2012 và 2013 có 68 xã và 15 thôn, bản ĐBKK được hưởng; năm 2014 và 2015 có 95 xã và 15 thôn, bản ĐBKK được thụ hưởng.

 

Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Đây là một chính sách thiết thực, mang ý nghĩa nhân văn lớn đã góp phần làm cho CB,CC,VC, người lao động công tác tại các vùng có điều kiện KT -XH ĐBKK của tỉnh yên tâm công tác, cống hiến. Bên cạnh đó thu hút được người có trình độ, năng lực đến công tác ở những vùng này, góp phần thúc đẩy phát triển KT -XH, giữ vững ANTT trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 116 đã giúp đội ngũ giáo viên, nhân viên y tế của tỉnh yên tâm bám trường, bám trạm, yêu trẻ, yêu nghề, từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, CSSK nhân dân.

 

Tính nhân văn, ưu việt của chính sách khá rõ ràng, tuy nhiên, quá trình triển khai, thực hiện gặp không ít khó khăn, bất cập được các ngành phản ánh như: về đối tượng, điều kiện thụ hưởng tại Nghị định này chỉ áp dụng đối với CC, VC có quyết định phân công về công tác  tại địa bàn các xã ĐBKK theo quy định của Chính phủ và trụ sở cơ quan, đơn vị phải nằm trên địa bàn các xã ĐBKK. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay có một bộ phận cán bộ, chiến sỹ quân đội, công an, cán bộ kiểm lâm thường xuyên công tác trên địa bàn các xã ĐBKK nhưng do không có trụ sở cơ quan ở nơi này nên không được hưởng chế độ, chính sách theo Nghị định số 116/NĐ-CP. Chế độ phụ cấp lâu năm áp dụng đối với CB,CC, VC công tác từ 5 năm trở lên ở vùng ĐBKK như quy định hiện nay còn thấp, trong khi chế độ phụ cấp thu hút có mức hưởng cao hơn chỉ áp dụng tối đa 5 năm cho 1 trường hợp công tác tại vùng ĐBKK dẫn đến nảy sinh hiện tượng: khi cán bộ đã công tác đủ 5 năm ở vùng được hưởng chế độ quy định tại Nghị định số 116 sẽ xin chuyển công tác hoặc cơ quan, đơn vị sẽ điều động, phân công cán bộ khác thay thế. Như vậy, Nghị định số 116 chưa thu hút và giữ chân được nhiều giáo viên giỏi, bác sỹ giỏi, CB,CC,VC, chiến sỹ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao đến công tác và gắn bó lâu dài tại các đơn vị, trường học, trạm y tế ở vùng ĐBKK. Có một bất cập khác được đồng chí Nguyễn Văn Tỵ, Phó Giám đốc Sở Nội vụ nêu  đó là: Hiện tượng giáo viên, cán bộ y tế xin được chuyển về công tác tại các xã ĐBKK hàng năm khá phổ biến, thậm chí phát sinh tình trạng khiếu kiện, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác sắp xếp, điều động cán bộ.

 

Với những thuận lợi và khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 116/NĐ-CP trong 5 năm qua, UBND tỉnh đã đề xuất, kiến nghị với Chính phủ: tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện Nghị định số 116; mở rộng đối tượng được hưởng chế độ, chính sách theo Nghị định. Cụ thể: ngoài cán bộ công an, quân đội phụ trách xã, đề nghị bổ sung đối tượng hưởng là cán bộ, chiến sỹ công tác tại phòng nghiệp vụ Công an tỉnh, Bộ CHQS tỉnh hoặc các đội nghiệp vụ công an cấp huyện thường xuyên đến công tác tại vùng có điều kiện KT -XH ĐBKK; bổ sung đối tượng công chức kiểm lâm địa bàn xã có quyết định phân công của cấp có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ tại các thôn, bản, xã ĐBKK; không giới hạn thời gian hưởng chế độ phụ cấp thu hút đối với mỗi trường hợp, đồng thời tăng phụ cấp lâu năm lên mức từ 1, 0 trở lên; có chế độ, chính sách đối với con em vùng kinh tế ĐBKK công tác tại các cơ quan công an, quân đội...

 

Trực tiếp khảo sát tình hình triển khai, thực hiện Nghị định số 116/2010/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, đồng chí Giàng A Chu, Phó Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc của Quốc hội đánh giá cao sự chủ động, sáng tạo trong triển khai, thực hiện chính sách để đạt hiệu quả tốt. Ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của tỉnh để truyền tải tới Chính phủ và các bộ, ngành trong thời gian tới. Đồng thời nhấn mạnh: Nghị định số 116/ NĐ-CP đã đưa ra chính sách hết sức thiết thực và nhân văn trong việc thúc đẩy phát triển KT -XH ở vùng ĐBKK. Để phát huy tối ưu hiệu quả của chính sách theo Nghị định, UBND tỉnh và các sở, ngành hữu quan cần sát sao, chặt chẽ hơn nữa trong việc triển khai, thực hiện, tránh tình trạng CB,CC, VC lách chính sách để hưởng chế đọ, gây lãng phí và bức xúc trong nhân dân.

 

 

                                                          Thúy Hằng

 

 

Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục