(HBĐT) - Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, toàn tỉnh có 2.094 doanh nghiệp, trong đó có 6 doanh nghiệp Nhà nước, 28 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 2.060 doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

 

 

Cán bộ phòng lao động - tiền lương - BHXH (Sở LĐ-TB&XH) cập nhật dữ liệu thông tin về chính sách đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

 

Toàn tỉnh có 81 doanh nghiệp ký kết thỏa ước lao động tập thể. Tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp là 45.700 người. Số lao động làm việc từ 3 tháng trở lên trong các doanh nghiệp là 37.860 người, trong đó, 36.810 người có hợp đồng lao động. Theo báo cáo nhanh số liệu điều tra lao động, tiền lương năm 2016, tiền lương bình quân của doanh nghiệp dân doanh 4,1 triệu đồng/người/tháng; doanh nghiệp  FDI 4,3 triệu đồng/người/tháng; doanh nghiệp Nhà nước trên 3,7 triệu đồng/người/tháng. Tổng số có 116 doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương. Toàn tỉnh có số lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là 80.900 người, trong đó có 63.300 lao động tham gia. Số người tham gia BHXH tự nguyện là 1.100 người.

Về tình hình thực hiện chính sách lao động, hiện nay, người lao động tỉnh ta chủ yếu tập trung tại các khu công nghiệp, là lao động phổ thông. Người lao động có tay nghề ít các ngành nghề chủ yếu như may mặc, lắp ráp điện tử…Chủ sử dụng lao động đã thực hiện các chế độ, chính sách pháp luật lao động tương đối tốt như hợp đồng lao động từ 1 năm trở xuống (lao động thời vụ) đều được ký hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, trong quá trình giao hàng, các đơn hàng, bạn hàng là một trong những kênh kiểm soát, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với người lao động. Các doanh nghiệp đã chú trọng thực hiện tiêu chuẩn SA8000 được áp dụng để đánh giá các vấn đề trách nhiệm xã hội, xây dựng theo cấu trúc tiêu chuẩn ISO 9001/ISO 14001. Tuy vậy, do khó khăn chung về kinh tế vẫn còn tình trạng nhiều doanh nghiệp lợi dụng trốn đóng BHXH, BHYT để chiếm dụng đầu tư vào sản xuất, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Mặt khác, bản thân người lao động của tỉnh tính kỷ luật, công nghiệp lại chưa cao (mỗi khi gia đình có việc tự do nghỉ việc, ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất, đơn hàng xuất khẩu của chủ sử dụng lao động và hoạt động của doanh nghiệp). Cùng với đó là việc tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Về chính sách tiền lương, hiện nay đang áp dụng mức lương thực lĩnh trên mức lương tối thiểu vùng. Cụ thể là mức lương 2,4 triệu đồng/người/tháng đối với vùng 4 là các huyện; 2,7 triệu đồng/người/tháng đối với vùng 3 áp dụng với thành phố và huyện Lương Sơn. Thực tế hiện thực hiện thu BHXH trên phụ cấp lương. Theo lộ trình đến năm 2018 thu BHXH trên tổng thu nhập thì tiền đóng BHXH sẽ tăng cao. Hiện nay, theo quy định, các doanh nghiệp phải thực hiện Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương. Trong đó có nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động, nhưng trên thực tế có ít doanh nghiệp thực hiện được mà hiện đa số đang thực hiện khoán. Mặt khác, các doanh nghiệp lại không có cán bộ chuyên trách nên việc thực hiện không đúng, đủ, nhiều chế độ cho người lao động còn bị bỏ xót. Các huyện cũng không có cán bộ chuyên trách làm công tác lao động- tiền lương- BHXH nên không thể kiểm soát được việc thực hiện theo quy định của pháp luật. Tuy vấn đề nợ đọng BHXH không nóng bằng BHYT nhưng thực tế vẫn có tình trạng nợ BHXH, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Theo số liệu thống kê của BHXH tỉnh, tính đến hết 6 tháng năm 2016, toàn tỉnh có số nợ BHXH 75.821 triệu đồng. Hiện nay, đang tập trung xây dựng bộ tiêu chí quản lý. 

Theo đồng chí Đỗ Thành Long, Trưởng phòng Lao động - tiền lương - BHXH (Sở LĐ-TB&XH) trước những khó khăn trên, tỉnh đang tập trung triển khai các giải pháp như: Các ngành chức năng tăng cường thanh, kiểm tra các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sử dụng lao động có nguy cơ cao. Tổng hợp báo cáo, nhắc nhở, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật, chính sách lao động, tiền lương, BHXH. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng như phát tờ rơi, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 100, ngày 28/1/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch tiếp tục thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ năm 2013- 2016. Từ đầu năm đến nay đã tuyên truyền phổ biến pháp luật cho 1.500 doanh nghiệp với 42.000 lao động. Tổ chức lớp tập huấn cho 200 đại biểu là người lao động và người sử dụng lao động về pháp luật lao động. Hiện nay, tỉnh cũng đang triển khai Cuộc thi tìm hiểu Bộ luật Lao động, Luật BHXH, Luật Công đoàn trên phạm vi toàn tỉnh. Tuy vậy, bản thân người lao động và người sử dụng lao động tự nâng cao ý thức, trách nhiệm về việc chấp hành các quy định, chính sách pháp luật về lao động, tiền lương, BHXH được xem là một trong những giải pháp vô cùng cần thiết.

 

                                                                  Hương Lan

 

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục