(HBĐT) - Nhìn lại 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, cả về thành tựu và hạn chế, khuyết điểm, Đảng ta rút ra 5 bài học quan trọng, trong đó có bài học “Đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “Dân là gốc”, vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”. Đây là bài học sâu sắc, là sự kế thừa ý thức “dân là gốc” của ông cha ta qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.
Lực lượng dân quân xã Mường Chiềng (Đà Bắc) gắn huấn luyện với công tác dân vận giúp nhân dân xã thu hoạch lúa mùa. Ảnh: M.H
Đặc biệt, từ ngày có Đảng, Đảng ta và Bác Hồ kính yêu luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của nhân dân, quan tâm sâu sắc đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”, “Nước lấy dân làm gốc”. Người còn khẳng định “Việc gì đúng với nguyện vọng nhân dân thì được quần chúng nhân dân ủng hộ và hăng hái đấu tranh”. Tư tưởng đó được Đảng ta nhất quán trong lãnh đạo, chỉ đạo từ các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm đến lãnh đạo sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.
Theo NQĐH XII của Đảng thì một trong những nhiệm vụ quan trọng về xây dựng Đảng trong điều kiện hiện nay là “tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân”. Theo đó, Nghị quyết đưa ra mục tiêu rất rõ của công tác dân vận: “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới nhằm củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu công tác dân vận của Đảng trong tình hình mới, NQĐH XII xác định giải pháp đầu tiên mà cấp ủy các cấp cần tập trung thực hiện là tổ chức tốt việc học tập, quán triệt nội dung công tác dân vận của Đảng. Tổ chức học tập, quán triệt tốt Nghị quyết của Đảng không chỉ góp phần nâng cao nhận thức mà còn là cơ sở để xây dựng, ban hành chương trình hành động thực hiện có hiệu quả NQĐH XII của Đảng về công tác dân vận.
Nội dung cốt lõi NQĐH XII của Đảng về công tác dân vận là quán triệt quan điểm “Dân là gốc”, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc, kiến nghị chính đáng của nhân dân, kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật, về tăng cường và đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo công tác dân vận của các cơ quan nhà nước, thực hiện tốt quy chế dân vận của hệ thống chính trị. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận.
Trên cơ sở các nội dung cơ bản của NQĐH XII của Đảng và tình hình thực tế của từng đảng bộ, để các cấp, các ngành, các đơn vị xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết cho địa phương, tổ chức mình một cách phù hợp, hiệu quả. Chương trình hành động phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp khả thi nhất để tổ chức đưa Nghị quyết vào cuộc sống, trong đó quan tâm các nguồn lực (bao gồm nhân lực, vật lực, tài lực) để có cơ sở, điều kiện thực hiện.
Cùng với đó, từng cấp ủy, tổ chức đảng phải thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Theo đó, một trong những giải pháp đặc biệt quan trọng là tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là kiên quyết, kiên trì thực hiện NQ T.ư 4 (khóa XI), thực hiện mục tiêu: Xây dựng Đảng TS-VM về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Đội ngũ CB, ĐV phải thật sự tin dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, tôn trọng nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt
Thực hiện công tác dân vận theo tinh thần NQĐH XII của Đảng cũng chính là tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc, kiến nghị chính đáng của nhân dân và khiếu nại, tố cáo của công dân. Theo đó, để nắm được những bức xúc, những kiến nghị chính đáng của nhân dân thì từng cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, các đại biểu dân cử phải thường xuyên sâu sát cơ sở, sâu sát nhân dân, lắng nghe ý kiến góp ý, phản ảnh của các tầng lớp nhân dân như công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, thanh niên, sinh viên… Trên cơ sở trực tiếp gặp nhân dân, qua các cuộc tiếp xúc cử tri, các buổi tiếp dân mà tập hợp những bức xúc, kiến nghị chính đáng của nhân dân để phản ảnh cho cấp ủy, các cơ quan chức năng của Nhà nước giải quyết kịp thời... Cấp ủy, chính quyền phải tổ chức đối thoại trực tiếp với dân, nhất là những nơi còn tồn tại các vấn đề bức xúc có thể trở thành “điểm nóng”. Chỉ đạo tốt công tác tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân…
Lãnh đạo, chỉ đạo Nhà nước kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật phù hợp với thực tiễn và đáp ứng lợi ích, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Trước hết, tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” nhất là nội dung “nhân dân làm chủ” và phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”…
Tiếp tục lãnh đạo, tăng cường và đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước, thực hiện tốt quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. Đẩy mạnh thực hiện chương trình tổng thể CCHC Nhà nước theo hướng xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ nhân dân, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Hoàn thiện thể chế hành chính dân chủ - pháp quyền, quy định rõ trách nhiệm và cơ chế giải trình của các cơ quan nhà nước; giảm mạnh, bãi bỏ những thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp...
Cùng với những vấn đề nêu trên, thực hiện NQĐH XII của Đảng về công tác dân vận cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận. Nhận thức đúng vị trí, vai trò đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận để có cơ chế, chính sách thu hút người có năng lực, có uy tín, kinh nghiệm làm công tác dân vận…
Thực hiện hiệu quả chủ trương, giải pháp về công tác dân vận theo NQĐH XII của Đảng không chỉ góp phần quan trọng tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, mà còn là giải pháp xây dựng Đảng TS-VM.
Trích theo Báo QĐND điện tử
(HBĐT) - Ngày 14/10, Đảng ủy Khối CCQ tỉnh tổ chức hội nghị BCH mở rộng về các nội dung: Kiểm điểm thực hiện nhiệm vụ công tác 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ giải pháp chủ yếu 3 tháng cuối năm 2016; quán triệt, triển khai các nội dung chủ yếu Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
(HBĐT)-Sáng 14/10/2016, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 86 năm Ngày truyền thống ngành Tổ chức xây dựng Đảng (14/10/1930 - 14/10/2015) và trao tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2016. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, các Huyện, Thành ủy trong tỉnh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh điều này trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4, khóa XII.
Tối 13-10, tại Hà Nội, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam và trao Giải thưởng “15 tháng 10”. Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự và phát biểu ý kiến.
(HBĐT) - Ngày 13/10, Ban quản lý Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh tổ chức lễ phát động tháng cao điểm ủng hộ xây dựng Quỹ “Vì người nghèo” năm 2016. Tới dự có các đồng chí UVBTV Tỉnh ủy: Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh; các doanh nghiệp của tỉnh và Trung ương đóng trên địa bàn.
(HBĐT) - Nhận thức rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác KTGS và việc giữ gìn kỷ luật của Đảng nhằm đảm bảo cho mục tiêu, lý tưởng, Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng được thực hiện nghiêm túc, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng góp phần tích cực vào việc củng cố, xây dựng Đảng ngày càng TSVM, ngày 16/10/1948, BTV T.ư Đảng (khóa I) ra Quyết nghị số 29/QN/TW thành lập Ban Kiểm tra T.ư - Cơ quan kiểm tra chuyên trách đầu tiên của Đảng; sau đó Ban Kiểm tra của Đảng (nay là ủy ban Kiểm tra) được thành lập từ T.ư đến cấp ủy cơ sở, với tổ chức Đảng và đội ngũ CB, ĐV tăng dần về số lượng, nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác lãnh đạo và xây dựng Đảng.