Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn cho thấy, công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) vẫn chưa đạt được mục tiêu “từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng” . Đây là vấn đề được Ủy ban Tư pháp (UBTP) của Quốc hội chỉ ra trong Báo cáo thẩm tra về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016, trước Quốc hội sáng 28-10. Cần công khai, minh bạch trong cải cách thủ tục hành chính

 

Thẩm tra báo cáo, Chủ nhiệm UBTP Quốc hội Lê Thị Nga trình bày tán thành với nhiều đánh giá của Chính phủ về những chuyển biến tích cực trong việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn hình thức, chưa thực sự phát huy hiệu quả.

 

Chủ nhiệm UBTP Quốc hội Lê Thị Nga. Ảnh: quochoi.vn

Đặc biệt, nhấn mạnh về nội dung công khai, minh bạch trong hoạt động cải cách thủ tục hành chính, UBTP cho rằng tình trạng không công khai, lạm dụng yêu cầu bảo mật thông tin để không công khai hoặc có công khai nhưng nội dung không cụ thể, thiếu minh bạch, công khai trong phạm vi hẹp vẫn diễn ra, nhất là trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trong công tác tổ chức cán bộ, tài chính, ngân sách nhà nước và giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị… gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp.

Dẫn chứng về vấn đề này, Chủ nhiệm Lê Thị Nga nêu, năm 2015, theo báo cáo đánh giá Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) và đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thì các chỉ số về công khai, minh bạch ở địa phương, trách nhiệm giải trình đối với người dân đều đạt thấp nhất kể từ năm 2011; mức độ hài lòng của người dân đối với hoạt động minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước nhiều năm qua hầu như chưa chuyển biến, thậm chí có chỉ số còn giảm đều từ năm 2011 đến năm 2015; các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong việc yêu cầu cung cấp thông tin…

Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2015 số lượng người phải kê khai tài sản, thu nhập rất nhiều (hơn 1 triệu người), tỷ lệ bản kê khai được công khai cũng rất cao (993.127 bản), số trường hợp xác minh tài sản là 414 người nhưng không phát hiện ra vi phạm. Tuy nhiên, qua phản ánh của dư luận và báo chí cho thấy, việc kê khai tài sản, thu nhập, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập còn hình thức, không ít trường hợp kê khai không đầy đủ, thiếu trung thực.

Mặt khác, việc kê khai thu nhập, đặc biệt là thu nhập ngoài lương chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập nhưng mới chỉ dựa vào sự tự giác của người kê khai và chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ và chưa có chế tài đủ mạnh xử lý người kê khai thiếu trung thực. Bên cạnh đó một số cán bộ, công chức, viên chức và người dân ngại va chạm và sợ bị trù dập nên không dám tố cáo khi biết rõ người có chức vụ, quyền hạn kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.

Tránh tính trạng lạm quyền để trục lợi trong công tác cán bộ

Liên quan đến việc bổ nhiệm nhân sự, có ý kiến cho rằng, khoản 3 Điều 37 Luật Phòng chống tham nhũng hiện hành mới chỉ quy định “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về nhân sự, kế toán - tài vụ, thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch mua bán vật tư, hàng hóa, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó”  nhưng lại chưa quy định về việc cấm người đứng đầu bổ nhiệm người thân thích vào vị trí lãnh đạo trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, dẫn đến thời gian qua, cử tri bức xúc phản ánh tại một số địa phương có hiện tượng “cả họ làm quan” nhưng vẫn đúng quy trình.

 

Các đại biểu nghe Chủ nhiệm Lê Thị Nga báo cáo tại Quốc hội. Ảnh: Thu Hà

Do đó, UBTP đề nghị Chính phủ chỉ đạo người có trách nhiệm tổng kiểm tra, rà soát và giải trình về các trường hợp cụ thể được phản ánh.

Một số cử tri đề nghị Nhà nước cũng cần tổ chức nghiên cứu, tham khảo, tiếp thu những điểm tiến bộ của Luật về Hồi tỵ đã từng được một số triều đại trong lịch sử Việt Nam áp dụng có hiệu quả. Theo đó, luật này được đặt ra để ngăn chặn tình trạng những người trong một đại gia đình cùng làm quan trong một địa phương dẫn đến dễ câu kết nhau để tham ô, nhũng nhiễu. UBTP cho rằng, đây là những ý kiến rất cần được lắng nghe, quan tâm, nghiên cứu để bảo đảm vừa trọng dụng được nhân tài, vừa tránh tính trạng lạm quyền để trục lợi trong công tác cán bộ.

Đồng tình với đánh giá tình hình tham nhũng; nguyên nhân, tồn tại, hạn chế trong công tác PCTN của Chính phủ, là tham nhũng vẫn đang diễn ra phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với mức độ phổ biến, tính chất rất nghiêm trọng, UBTP cho rằng đánh giá này là đúng với thực trạng hiện nay cũng như phản ánh của người dân, doanh nghiệp và xếp hạng của Tổ chức Minh bạch quốc tế. Tuy nhiên, UBTP cho rằng, báo cáo của Chính phủ trong công tác PCTN chưa chỉ rõ địa chỉ của tồn tại, hạn chế, trách nhiệm cá nhân của người có thẩm quyền.

Trong nhiều năm các Báo cáo này vẫn còn biểu hiện nể nang, ngại va chạm, đánh giá chung chung, như: “có một số nơi”, “có một bộ phận”, “một số người đứng đầu”, “một số cơ quan, đơn vị”…. mà không có địa chỉ cụ thể nên không xác định được trách nhiệm cá nhân và không có tác dụng mạnh mẽ để chỉnh đốn, thay đổi. “Quyết tâm chống tham nhũng chỉ nằm trên văn bản, còn hành động trên thực tế lại chưa tương xứng”, Chủ nhiệm UBTP Quốc hội Lê Thị Nga nói.

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị: “Phải phân định rõ ràng trách nhiệm tập thể với trách nhiệm của từng cá nhân có thẩm quyền quyết định, tránh tình trạng khi xảy ra sai phạm, không quy được trách nhiệm cá nhân, lấy trách nhiệm tập thể làm nơi lẩn tránh an toàn cho trách nhiệm cá nhân”.

Do đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu làm rõ về cơ chế kiểm soát quyền lực, đề ra những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục tình trạng lạm quyền để trục lợi; đề nghị Chính phủ trong báo cáo công tác PCTN năm 2017, chỉ rõ địa chỉ những bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị làm tốt và chưa làm tốt công tác PCTN để động viên, biểu dương, khen thưởng và xử lý kịp thời.

 

                                                                               Theo QĐND

 

 

 

Các tin khác


BCĐ thực hiện QCDC tỉnh kiểm tra việc thực hiện QCDC năm 2016 tại Chi nhánh Xăng dầu Hòa Bình

(HBĐT)- Chiều ngày 27/10, đồng chí Hoàng Văn Tứ, UV BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Trưởng BCĐ thực hiện QCDC tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện QCDC ở cơ sở tại Chi nhánh Xăng dầu Hòa Bình. Tham gia đoàn công tác có đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Tiên phong trong phong trào thi đua lao động sản xuất

(HBĐT) - Hưởng ứng phong trào thi đua “Tuổi cao - gương sáng” do T.ư Hội NCT Việt Nam phát động, những năm qua, cán bộ, hội viên Hội NCT xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn đã tích cực hưởng ứng tham gia. Thông qua phong trào, đã phát huy tốt vai trò nêu gương sáng của NCT trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Quán triệt, triển khai quy định của BCH T.Ư về thi hành Điều lệ Đảng và thông báo nhanh kết quả Hội nghị T.Ư 4 khóa XII

(HBĐT) - Sáng 27/10, BTV Tỉnh ủy tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai quy định của BCH T.Ư về thi hành Điều lệ Đảng và thông báo nhanh kết quả Hội nghị T.Ư 4 khóa XII. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Tham dự có các đồng chí UV BCH Đảng bộ tỉnh; UV UBKT Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các Ban cán sự đảng, đảng đoàn, các cơ quan tỉnh; đại diện TT các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy.

Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, cả dân tộc ta đoàn kết một lòng chiến đấu chống thực dân pháp xâm lược, giành thắng lợi vẻ vang

(HBĐT) - Chuyển đất nước vào thời chiến và chuẩn bị kháng chiến lâu dài: Thủ đô Hà Nội, nơi có T.ư Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi thực dân Pháp có ý định đánh úp cơ quan đầu não và tiêu diệt lực lượng vũ trang của ta đã trở thành chiến trường chính trong những ngày đầu kháng chiến toàn quốc. Sau đòn tiến công chủ động, đồng loạt và bất ngờ lúc 20 giờ ngày 19/12/1946, quân và dân Thủ đô tiếp tục triển khai thế trận chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc.

Quy định “cứng” để thống nhất áp dụng

Tất cả những gì “cần phải làm” và “có thể làm” để nghiêm trị tội phạm ma túy, tháo gỡ vướng mắc cho các cơ quan tố tụng cần phải được ưu tiên. Tất nhiên, sự ưu tiên này cũng có nghĩa rằng, mọi quy định liên quan đến tội phạm ma túy trong pháp luật hình sự đều phải bảo đảm được áp dụng thống nhất, bình đẳng để xét xử công bằng, không làm oan sai nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm - đó là yêu cầu của các ĐBQH khi thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015.

Kỷ niệm 130 năm thành lập huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Tối 26/10, Huyện uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ huyện Lạc Thủy đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 130 năm thành lập và đón nhận Bằng di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh Tổ đảng Hoàng Đồng, Bằng di tích lịch sử cách mạng Đài phát thanh Pa Thét Lào. Tới dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Thượng tướng, PGS-TS Nguyễn Văn Thành, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Thiếu tướng Bùi Trọng Quỳnh, Phó Tư lệnh Quân khu Thủ đô; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, thường trực HĐND, UBND tỉnh, UBMTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các huyện, thành phố trong tỉnh và 2 tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; các vị lão thành cách mạng, mẹ Việt Nam Anh hùng; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo huyện qua các thời kỳ cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục